Trân trọng hạnh phúc ân ái với Thúy Kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 59 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Những biểu hiện phá cách, lệch chuẩn của ngƣời anh hùng Từ Hải

2.3.3. Trân trọng hạnh phúc ân ái với Thúy Kiều

Cũng vẫn theo tác giả Lê Vũ và quan điểm của chính cá nhân tác giả thấy rằng: Ngay từ trong bản chất con người, Từ Hải đã là người khách lãng tử đa tình, phóng túng và hào hoa. Vì vậy chàng sẵn sàng “Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”, chuộc nàng về làm vợ. Chính vì lãng tử nên chàng phóng khoáng, khi chuộc nàng, chàng không mặc cả, không toan tính thiệt hơn, lấy đĩ làm vợ chỉ sau buổi đầu sơ ngộ. Việc giải phóng Kiều, đến với Kiều trong nghĩa vợ chồng đậm tình tri âm tri kỷ không hề là một nghĩa cử hào hiệp, chỉ có thể nói là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, tài tử gặp giai nhân, lãng tử đa tình gặp tuyệt sắc, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên. Trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Kiều, Từ ngày càng chìm đắm, mê mệt, tình tứ nồng nàn. Tính cách này, cốt cách ấy chỉ có thể

gặp ở Từ Hải, mà người đọc không thể tìm ấy ở Kim Trọng hay Thúc Sinh, do Từ là một kiểu nhân vật lý tưởng, điển hình hóa, không theo quy chuẩn đạo đức xã hội như Kim Trọng. Từ Hải anh hùng nhưng không khắc kỉ, vô dục vẫn biết yêu cái đẹp, thưởng thức cái đẹp theo con mắt của kẻ phàm trần.

Gặp gỡ và nên duyên cùng nàng, Từ Hải không chỉ quý trọng tài sắc của nàng mà còn cảm thông với những gian truân, vất vả, oan ức của nàng. Bản thân vốn là kẻ đa tình cho nên khi nghe Kiều chia sẻ lại cuộc đời phong trần, bôn ba đầy tủi nhục, Từ Hải không hề chê bai, khinh bỉ, ngược lại từ cảm thông, chàng phẫn nộ, nổi giận với bọn người bất lương gian trá đã gây nên kiếp đoạn trường cho nàng. Từ thương cảm, yêu thương, cảm thông nên chàng đã hành động, giúp nàng báo thù, tìm lại công lý. Để làm được điều đó, hẳn tình yêu của Từ dành cho Kiều rất lớn. Tình yêu của chàng đã nâng cao vị thế xã hội, vị thế con người, từ đáy cùng của xã hội, lên địa vị cao nhất của quan tòa, quyền uy nhất mực, nàng toàn quyền phán xử những phường gian manh, tàn ác đã hại nàng. Từ đem đến cho nàng một cuộc đời bình yên, hạnh phúc. Chàng hướng tình yêu của mình tới cuộc sống đời thường: có yêu có dục. Điều này khác hoàn toàn với những quan niệm về người anh hùng theo chuẩn mực của Nho giáo: khắc kỉ vô dục.

Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên”.

Tình yêu của vị khách biên đình đa tình phương xa đã đem đến cho cuộc đời của Kiều một màu áo mới, đã cởi “lốt” cho nàng, từ gái thanh lâu, một gái “đĩ” trở thành một gái thuyền quyên, trở về đúng bản chất con người nàng, đem hạnh phúc ái ân đến với nàng:

“Trai anh hùng, gái thuyền quyên

Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”.

Nguyễn Du có thể nói là bậc kỳ tài trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, chỉ bằng một vài hình ảnh như “gường thất bảo, màn bát tiên, hương lửa, cưỡi rồng, sánh phượng” đã nhấn mạnh, phác họa rõ nét sắc thái dục tính trong mối

quan hệ Từ Hải – Thúy Kiều. Điều này cho thấy, ngoài chất nghĩa hiệp, anh hùng của một trang nam tử thông thường, Từ Hải còn là một nam nhân mạnh mẽ, có chất dục tính. Từ Hải của Nguyễn Du trong hành động này rất đời, có đôi chút phàm tục. Tình yêu của chàng với Kiều đã vượt ra khỏi cái khuân mẫu tình yêu thuần khiết Kim – Kiều. Mối tình của Từ Hải với nàng vừa là kiểu “trai anh hùng, gái thuyền quyên”, vừa là tình yêu lứa đôi thông thường nhất. Tình yêu và tình dục giữa nàng và chàng là sự hòa quyện giữa hai tâm hồn và thể xác, sự thăng hoa của tình yêu “hương đậm nửa nồng”, giữa ân nghĩa và tình tri kỷ đã làm nên một mối tình sâu sắc giữa hai người. Kiều ngưỡng mộ chàng là ngưỡng mộ cái nhân cách hào hiệp của người anh hùng “dọc ngang trời đất trên đầu có ai”, dám “lấy đĩ về làm vợ” cứu rỗi tấm thân “bèo bọt” của người con gái tài sắc đa đoan. Nghĩa cử nhân tình đời thường ấy, chứng tỏ chàng không phải loại “võ biền”. Từ Hải là trai anh hùng nhưng vẫn là một người rất đời, do đó tình dục là điều tất yếu diễn ra khi tình yêu của họ được thăng hoa hòa trộn lại với nhau. Từ Hải đã thăng hoa cùng Thúy Kiều trong hạnh phúc ái ân đôi lứa, chàng là làm mẫu người anh hùng nhưng không khắc kỉ, chàng vẫn tràn đầy dục tính. Đó chính là tư tưởng nhân bản, tư tưởng về con người phàm trần trong người anh hùng, là cái mới trong quan điểm của Nguyễn Du về người anh hùng.

Có thể nói khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải và mối tình Từ - Kiều, Nguyễn Du đã đặt nó dưới góc nhìn văn hóa ứng xử đậm tình người. Mối tình Kiều – Từ là mối tình sâu nghĩa nặng, trọn tình vẹn nghĩa một trong những phẩm giá nhân văn cao quý nhất. Tình và nghĩa làm thành một hệ thống hai đầu mối, thường xuyên đi với nhau, quan hệ mật thiết với nhau. Đó là sự kết hợp hài hòa tình cảm thương yêu với tinh thần trách nhiệm. Bởi vậy trong tình yêu của Từ Hải dành cho Thúy Kiều nó có màu sắc của tình yêu đôi lứa, của tình và nghĩa. Từ Hải nên duyên vợ chồng với Thúy Kiều, giai anh hùng xứng với gái thuyền quyên, trai tài – gái sắc, tài tử - giai nhân. Với

Kiều, cuộc tình duyên này là một sự đổi đời nó khác hoàn toàn với cuộc tình với chàng Kim hay gã họ Thúc bạc nhược. Hạnh phúc lần này gắn liền với tự do, giúp nàng vĩnh viễn thoát thân phận gái lầu xanh, trở thành một mệnh phụ phu nhân, có dịp báo ân, báo oán, nàng yêu và được yêu theo đúng nghĩa nhất của từ này. Sau khi đền ơn trả oán, Kiều cảm tạ người quân tử thì Từ giải thích rành mạch, rõ ràng, khẳng khái như khí chất của chàng, một bậc quân tử:

“Từ rằng:“Quốc sĩ xưa nay,

Chọn người tri kỷ một ngày được chăng? Anh hùng tiếng đã gọi rằng:

Giữa đường dễ thấy bất bằng mà tha! Huống chi việc cũng việc nhà Lọ là thâm tại mới là tri ân!”

Theo quan điểm của Nguyễn Thị Hồng Minh, hành động này đã chứng tỏ, Từ Hải không chỉ là người tình lãng mạn, chỉ biết mỗi sắc dục, chàng còn là một người chồng chu đáo, vẹn toàn, biết lo nghĩ đến cả việc nhà của vợ, bởi vì Kiều sẽ không thể hạnh phúc khi trong lòng vẫn canh cánh chuyện gia đình” [39; tr 73 - 74].

Chàng đã rất xót xa, thương cảm:

Xót nàng còn chút song thân, Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa.

Sao cho muôn dặm một nhà, Cho người thấy mặt là ta cam lòng.

Trong việc Kiều đền ơn trả oán, Từ đã chuyển giao quyền lực, để nàng toàn quyền xử quyết. Tại sao Từ Hải hành động như thế?. Phải chăng do Từ là người đàn ông rất mực chân tình, phóng khoáng, tự do nhưng khi yêu thì yêu hết mình. Vì yêu, đau nỗi đau của nàng nên chàng là người duy nhất đồng cảm, thấu hiểu đã nhìn ra nỗi đau, tâm sự thầm kín của Kiều. Mười năm

năm chìm nổi của cuộc đời, nàng đã phải chịu không ít nỗi đau, vết thương lòng, từ chuyện bán mình chuộc cha, rơi vào nhà chứa, bị lừa gạt, đánh đập, bị hành hạ sỉ nhục đến nỗi đau lạc lõng xứ lạ quê người, nỗi đau đáu nhớ người thân….v.v. Từ Hải đã nhìn ra nỗi đau đó, chia sẻ với nàng. Từ Hải không làm gì hay hơn, ý nghĩa hơn là giúp Kiều báo ân, báo oán. Đó cũng là một viên linh dược giúp chữa lành nỗi đau trong lòng Kiều.

Tiến thêm một bước, muốn Kiều được trọn vẹn hạnh phúc, Từ đem mười vạn tinh binh, tấm thân muôn trượng, cái ngang tàng đội trời đạp đất đặt vào tay Kiều, giao trọn tấm chân tình, thậm chí cả sinh mệnh vào tay nàng. Anh hùng và cửa ải mỹ nhân nên nó khiến chàng từ một gã lãng tử, “thế công” chuyển sang “thế hàng”. Từ Hải hàng, quy phục không vì chức cao quyền trọng, vì chút bổng lộc cặn bã mà Hồ Tôn Hiến hứa hẹn, chàng hàng vì lời nói mặn mà của nàng, vì nàng là hồng nhan tri kỷ, vì nguyện vọng của nàng. Từ hàng vì thương Kiều, muốn nàng sum họp một nhà cùng gia đình. Vì yêu nên chàng đã không so đo, toan tính, sá gì chút thân và dù ta có một kết cục đắng cay, miễn là nàng hạnh phúc. Tình yêu của chàng dành cho nàng không phải thứ tình yêu sét đánh, yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên của chàng Kim, hay tình yêu lý trí, mà nó là thứ ái tình đặc biệt: tình yêu vị tha. Chàng đặt hạnh phúc của nàng lên trên hạnh phúc cá nhân, sẵn sàng hi sinh tất cả người phụ nữ của mình, một tình yêu đích thực. Thứ tình vị kỷ đắm say ấy chúng ta không thể tìm thấy ở Kim Trọng hay Thúc Sinh, bởi mối tình của hai người này dành cho nàng hoàn toàn khác. Kim yêu Kiều nhưng liệu đặt chàng Kim vào địa vị của Từ, chàng có sẵn sàng hi sinh tất cả vì Kiều như Từ đã làm hay không?. Có lẽ điều này là rất khó bởi dù sao Kim vẫn là một mẫu người đàn ông điển hình của Nho giáo, chàng sẽ khó thoát khỏi những ràng buộc, lễ nghi như con đại bàng Từ Hải. Vì vậy, hình tượng Từ Hải trong trận bị Hồ Tôn Hiến đánh úp, cái chết đứng của chàng một lẫn nữa chứng minh cho tình yêu của chàng dành cho nàng Kiều.

Dạn dày cho biết gan liền tướng quân Khí thiêng khi đã về thần

Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng Trơ như đá vững như đồng

Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời”

Chỉ khi người đàn bà của mình là Kiều đến phục dưới chân thì chàng mới chịu ngã ra. Điều này cho thấy, Từ trước sau chỉ ngã gục trong vòng tay và trái tim của nàng Kiều, không hề ngã gục trước âm mưu hèn hạ hay đường tên mũi đạn nào. Từ Hải đã đi trọn vẹn trên con đường tình, sống trọn vẹn với “chữ tình” mà chàng đã dành cho nàng Kiều.

Từ Hải một tên “giặc cỏ” trong lịch sử mà tới Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải đã trở thành một vị anh hùng “cốt cách là bậc trượng phu cái thế mà tâm hồn lại đa tình như một thi nhân” [24; tr 131]. Tác giả của Truyện Kiều, Nguyễn Du vốn cũng là một nhà thơ lãng mạn nên chuyện ông dành nhiều cảm tình, tâm huyết gửi gắm vào với nhân vật Từ Hải là điều hiển nhiên, dễ hiểu. Do đó, Nguyễn Bách Khoa đã phải thốt nên: “Cứ một cái đa tình của Từ cũng đã làm cho Nguyễn Du mến yêu rồi[24; tr 131]. Nguyễn Bách Khoa cho rằng tình yêu của Thúy Kiều và Từ Hải là sự hòa hợp giữa hai trái tim yêu bao la, cái sầu bao la của Thúy Kiều với tính cách phóng khoáng của Từ Hải. Ông đã nhìn ra ở đấy là thứ “thứ tình yêu và sức mạnh ấy, sắc như gươm bất trắc, như phong ba của kẻ đáng đem tấm thân bô bá hiến cho đại sự, thứ tình yêu nguy hiểm và bấp bênh của kẻ đọa đầy liều đánh một ván với số mệnh để rồi tan tác trầm vong thứ tình yêu hãn hữu và ghê gớm ấy phải có phong vị lạ lùng làm cho một Nho sinh đã có phen hành tung tuấn kiệt như Nguyễn Du phải ao ước, thèm thuồng, mê mẩn, và Trong Từ Hải, Nguyễn Du đã sống một nguvện vọng thầm kín của mình” [24; tr 132].

Như đã biết, hình tượng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Sự khác biệt lớn nhất ở hai nhân

vật này chính là “sự khắc kỉ vô dục” của Lục Vân Tiên và sự “không khắc kỉ, vô dục” của Từ Hải. Vân Tiên cứu Nguyệt Nga vì hành hiệp trượng nghĩa, làm ơn mà không quan tâm đến việc chờ người trả ơn.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Xét trong bối cảnh ra đời của truyện, trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chúng ta thấy rằng: hình tượng người nam nhi anh hùng của cụ Đồ Chiểu chịu ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo nên mang đậm tính khắc kỉ, thậm chí nghiêm khắc, có thể xem là một khuân mẫu về đạo đức. Mặc dù ở Lục Vân Tiên có vẻ đẹp truyền thống của một nam nhi nhưng lại thiếu cái chất đa tình, lãng tử, thiếu sự lãng mạn. Chàng quá đạo mạo trước phụ nữ, thậm chí là “khắc kỉ, vô dục”, nhất là khi đứng trước Kiều Nguyệt Nga, một người con gái tài sắc. Ngược lại, Từ Hải chàng không những là một anh hùng, hành động hào hiệp, trượng nghĩa nhưng vẫn rất trần tục, đời thường. Biết yêu thương cái đẹp, trân trọng cái đẹp của người phụ nữ, biết hưởng thụ hạnh phúc ái ân, vui vầy duyên đôi lứa với người đàn bà. Hơn nữa, Từ Hải còn có cái nhìn vượt thời gian, vượt qua khỏi khuân mẫu, định kiến xã hội phóng khoáng cởi mở, dám lấy đĩ về làm vợ, coi trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Qua đó có thể thấy, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là vẻ đẹp anh hùng truyền thống theo khuân mẫu Nho giáo. Từ Hải của Nguyễn Du đã vượt ra khỏi cái khuân mẫu đấy, tiến thêm một bước, tiến gần với đời hơn, bị hiện thực hóa và trở thành một nhân vật sinh động rất đời.

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy có thể nói Nguyễn Du bên cạnh việc xây dựng Từ Hải thành người anh hùng lý tưởng, chỉ bằng ngòi bút tài hoa của mình Từ Hải hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp người anh hùng thời loạn, lãng tử đa tình, hết lòng vì người mình yêu. Đây là nét tính cách không mới trong quan điểm của người anh hùng, người quân tử theo quan điểm Nho gia. Tuy nhiên dưới ngòi bút

của Nguyễn Du quan điểm người anh hùng thánh nhân quân tử, văn võ toàn tài, khắc kỉ vô dục đã bị phá vỡ bởi quan niệm mới. Từ Hải của ông không phải là con người khắc kỉ vô dục, mà ngược lại con người chàng tràn đầy dục tích khi cùng Kiều hưởng hạnh phúc ái ân. Ở chàng vừa có cái phi thường nhưng lại rất đời, khi chàng yêu Kiều, “anh hùng không qua khỏi ải mỹ nhân”, hết lòng yêu thương và trân trọng nàng và sẵn sàng chết vì nàng. Đây là nét tính cách đa chiều trong con người Từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 59 - 67)