Ngôn ngữ của nhân vật Từ Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 75 - 78)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TỪ HẢI

3.2. Ngôn ngữ của nhân vật Từ Hải

Ngôn ngữ ở Truyện Kiều đạt đến mức trong sáng, mẫu mực. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân như ca dao, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của người dân với ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những cụm từ Hán Việt, cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn điển tích, điển cố, cách sử dụng từ láy, động từ mạnh...v.v. Vì vậy, nó đã mang đến cho Truyện Kiều thứ ngôn ngữ hàm xúc, trang nhã, giản dị, đẹp đẽ, giàu hình ảnh nhạc điệu, giàu chất thơ khiến người ta đã gọi Truyện Kiều là “tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca” dân tộc, được kết lên từ những viên ngọc lấp lánh sáng trong. Với Từ Hải, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều thủ pháp, đa tầng nghĩa trong ngôn từ để xây dựng nhân vật người anh hùng lý tưởng. Đó là tính chất ước lệ khi miêu tả ngoại hình nhân vật, tính hiện thực chủ nghĩa và hiện tượng ngôn ngữ độc thoại cho nhân vật.

Về tính hiện thực chủ nghĩa trong ngôn ngữ của nhân vật, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, khi nghiên cứu về thành phần này cho thấy: Sự tồn tại của thành phần này, không phải tách rời hay đối lập với thành phần ngôn ngữ có tính chất ước lệ, mà nó bổ sung cho nhau. Ở nhân vật chính diện, ngôn ngữ sẽ tăng thành phần hiện thực chủ nghĩa khi nó đi sâu vào những mâu

thuẫn gay gắt của đời sống. Với Từ Hải, xung đột nội tâm cao độ nhất là lúc Từ Hải đấu tranh tư tưởng để quyết định việc nhận lời đầu hàng triều đình phong kiến. Mâu thuẫn giằng xé ở đây giữa một bên là cái hiện tại huy hoàng đã nắm chắc trong tay với một bên là cái tương lai mờ mịt “hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu”; giữa một bên là chi khí ngang dọc “đội trời đạp đất” với một bên là lòng yêu thương vô hạn con người đau khổ là Thúy Kiều [37; tr 62 - 75].

“Xót nàng còn chút song thân, Bấy lâu kẻ Việt người Tần cách xa,

Sao cho muôn dặm một nhà, Cho người thấy mặt là ta cam lòng”.

Đó là cuộc đấu tranh tâm lý dữ dội trong con người Từ, một bên là cá nhân mình, một bên là tình yêu thương dành cho Kiều. Từ muốn mang hạnh phúc trọn vẹn đến cho nàng. Vì vậy, phần lớn trong mọi trường hợp, ngôn ngữ Nguyễn Du để cho nhân vật Từ Hải phát ngôn, đều có nhiều yếu tố hiện thực chủ nghĩa.

“Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành. …. Dọc ngang nào biết trên đầu có ai ?”.

Tác giả Đinh Thị Khang trong Thành ngữ trong ngôn ngữ độc thoại của nhân vật Truyện Kiều, đã nghiên cứu về hiện tượng ngôn ngữ độc thoại của nhân vật trong Truyện Kiều và tác giả liệt kê được mười câu độc thoại của Từ Hải khi nghe Hồ Tôn Hiện dụ hàng là “mười câu tâm trạng”. Người anh hùng họ Từ đã nghĩ về sự nghiệp của mình và âm thầm cân nhắc, so sánh cuộc sống “đội trời đạp đất” với cuộc sống “vào luồn ra cúi”. Từ Hải cảm nhận thấy sự lạc lõng, hèn kém, phụ thuộc của thân phận mình khi rời bỏ cuộc đời “Bể Sở sông Ngô tung hoành”. Theo tác giả, trong truyện ngôn ngữ độc thoại của nhân vật đã thể hiện một sự suy tính tỉnh táo trước bản chất công

danh, tước lộc phong kiến; thể hiện bản lĩnh ngang tàng của một tâm hồn khát khao tự do. Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng bốn thành ngữ trong đoạn độc thoại: “Bể Sở sông Ngô, vào luồn ra cúi, chọc trời khuấy nước, dọc ngang trời đất” đã góp phần thể hiện sâu sắc, tập trung, hình tượng hoá lập trường không chịu quy hàng. Theo phân tích của tác giả, ở đây trong suy nghĩ của Từ Hải, tất cả đã không chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính, mà vươn tới mức độ khái quát, trở thành chân lý về đời sống, xã hội, thể hiện chiều sâu của tư duy ngôn ngữ. Tuy nhiên, do nghe lời nàng Kiều, Từ công đột ngột, hồ đồ trở ra thế hàng. Quyết định vội vàng, cảm tính này trái với khí phách anh hùng, trái với lý trí sáng suốt của Từ. Đầu hàng là hành động đột biến trong cuộc đời ngang dọc, tung hoành của con người mang lý tưởng tự do. Nhưng tính cách Từ Hải là vậy, người anh hùng họ Từ luôn xiêu lòng, cả khi sống và cả khi chết, trước “tấm lòng nhi nữ” khác thường của Thuý Kiều [22; tr 45].

Nghiên cứu về ngôn ngữ của nhân vật Từ Hải, Đỗ Đức Hiểu lại có hướng tiếp cận khác, đó là theo thi pháp học. Tác giả tìm hiểu phong cách Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải như một anh hùng và cách kể chuyện của nhà thơ về Từ Hải. Cuộc đời Từ Hải được nhà thơ kể hai lần, mỗi lần kể là một lần tiếng vang, đậm chất thơ, lần sau đậm hơn lần thứ nhất. Đỗ Đức Hiểu khẳng định Từ Hải, người anh hùng, là điều hiển nhiên” [19; tr 95]. Ông đã phân tích từ ngữ mà Nguyễn Du sử dụng để xây dựng nhân vật Từ Hải. Từ ngữ “anh hùng” được sử dụng nhiều lần qua lời người kể chuyện, lời Thúy Kiều, lời Hồ Tôn Hiến... từ “anh hùng” được sử dụng mười lần thì Từ Hải đã dùng để tự xưng và đánh giá mình năm lần. Theo ông: bởi vì trong

thời loạn ly lúc bấy giờ, con người cần tự khẳng định; cá tính xuất hiện với khát vọng tự do và lòng tự tin, tự hào của nó [18; tr 95]. Cách thống kê này cũng giống như cách ông Phan Ngọc đã làm để nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du, khi xây dựng nhân vật Từ Hải.

Nhà nghiên cứu Truyện Kiều, Phan Ngọc lại có cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về ngôn ngữ của nhân vật Từ Hải. Ông sử dụng kỹ thuật phân tích tâm lý nhân vật dựa trên khảo sát ba phạm trù mỹ học mới mà tác giả Truyện Kiều đã sử dụng cho tác phẩm của mình là ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ thiên nhiên. Để tìm hiểu về nhân vật Từ Hải, Phan Ngọc cũng đã khảo sát bài toán về ngôn ngữ của nhân vật này, từ đó ông đưa ra những phát hiện mới về nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du. Ông có những thống kê chi tiết về ngôn ngữ nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều. Từ Hảỉ nói năm mươi hai câu, và mỗi câu đó đều thể hiện tâm trạng riêng. Nguyễn Du đãxây dựng Từ Hải thành một con người có cách hành động, suy nghĩ, nói năng đều khác hết cả mọi người[41; tr 164]. Mỗi lời nói đều thể hiện rõ tính cách của nhân vật này, ta có thể thấy Từ Hải là người khẳng khái, có chí khí qua ngôn ngữ như:

“Một lời đã biết đến ta

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau”.

Có thể nói, qua đó chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng hình ảnh ngôn ngữ, thanh điệu, điển tích để xây dựng, miêu tả ngoại hình cũng như tính cách nhân vật. Không những thế trong miêu tả hành động tâm lý nhân vật, tác giả cũng đã rất thành công, đạt đến đỉnh cao của việc sử dụng và phân tích tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 75 - 78)