Từ Hải và những biểu hiện của ngƣời anh hùng theo quan niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 41 - 52)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Từ Hải và những biểu hiện của ngƣời anh hùng theo quan niệm

truyền thống

Cũng giống như nhiều nhân vật khác, Từ Hải là anh hùng bởi chàng có đầy đủ những biểu hiện của người anh hùng theo quan niệm truyền thống.

Thứ nhất là người có sức mạnh, hào hiệp, vị nghĩa, có chí khí ngang tàng, dám khẳng định ý chí tự do và khả năng đối lập với thể chế tôn ti trật tự của chế độ quân chủ chuyên chế. Thứ hai chàng là người võ tướng anh hùng có chính nghĩa, dám chống lại bất công của xã hội phong kiến, lập phiên tòa công lý cho người thân yêu của mình.

Từ Hải là có sức mạnh, hào hiệp, vị nghĩa, kiêu hãnh, có chí độc lập, ngang hàng, biểu hiện của người anh hùng.

Nguyễn Bách Khoa trong nghiên cứu của mình phát hiện rằng ở con người Từ Hải ngoài nét đa tình còn có hai đặc tính nữa là lòng kiêu hãnh và chí độc lập ngang tàng. Trong Truyện Kiều không ai kiêu hãnh hơn Từ Hải, không ai tự tin vào tài năng và vận mệnh của bản thân mình như nhân vật này. Thậm chí sự tự tin và kiêu hãnh này còn có từ lúc chàng mới chỉ là kẻ vô danh tiểu tốt trong thiên hạ. Đặc biệt khi chàng thành công, trở thành kẻ“Nghênh ngang một cõi biên thùy/Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

chàng càng trở nên tự tin và kiêu hãnh hơn. Từ Hải thực sự là hiện thân của tính kiêu hãnh. Nhưng với Nguyễn Bách Khoa thì đó là “Thứ kiêu hãnh xứng đáng, đàng hoàng, thứ kiêu hãnh của những người tự tạo ra cuộc đời hiển hách của mình, thứ kiêu hãnh nó giúp con người vượt lên khỏi lý tưởng “túi cơm giá áo”, thứ kiêu hãnh này là một phép vệ sinh tinh thần nó giữ cho linh hồn khỏi bẩn thỉu, mốc meo vì những bụi bặm của cuộc dinh hoàn ô trọc

[24; tr 134-135].

Cũng vẫn theo Nguyễn Bách Khoa, chính tính tự phụ đã thúc giục Từ Hải hoạt động để toại chí, còn khi ở cảnh biến lúc sa cơ, lúc chết thì lòng kiêu hãnh đã đỡ Từ, cho Từ khỏi ngã xuống:

“Tử sinh liều giữa trận tiền Rạn dày cho biết gan liền tướng quân

Khí thiêng khi đã về thần

Nhon nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng Trơ như đá, vững như đồng.

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời!”

Cái chết ấy cho thấy dù Từ thất bại nhưng Từ đã chiến đấu và “chết đứng” chết với lòng kiêu hãnh khôn cùng, chết mà vinh hơn kẻ thành công mà nhục” [24; tr 135]. Cái chết ấy của Từ như là “một lời nguyền rủa ngàn đời ném vào mặt những kẻ sống bằng lừa lọc, xảo trá” [24; tr 136]. Qua lời nhận định của tác giả cho thấy ông rất có thiện cảm với nhân vật Từ Hải. Tất cả mọi lời của nhà phê bình này dường như để bênh vực, để nâng cao Từ Hải thêm bậc nữa trong mắt người đọc. Sự đầu hàng và kể cả cải “chết đứng” của Từ, mặc dù được nhìn nhận, đánh giá với đa chiều, thậm chí có nhà nghiên cứu còn có cái nhìn tiêu cực, họ phê phán, chế giễu nhưng với Nguyễn Bách Khoa thì Từ Hải mãi là một anh hùng phi thường, can đảm và đầy kiêu hãnh. Với ông, “Suốt cả Truyện Kiều, không có nhân vật nào đẹp bằng nhân vật Từ Hải, dễ quyến rũ ta bằng Từ Hải. Từ Hải tự phụ mà ta kính yêu, kiêu ngạo mà ta mến phục, lâm vào cảnh chết rất đáng thương mà ta không được phép thương, mắc vào lưới cơ mưu của kẻ thù mà ta không được phép chê [24, tr 136]. Bởi theo Nguyễn Bách Khoa, tất cả chúng ta chẳng có mấy ai có thể tự phụ, kiêu ngạo và chết được như Từ. Từ Hải có một sức sống thẳng thắn, hồn nhiên như vậy là nhờ có “chí độc lập ngang tàng”, biểu hiện cần và có của một người anh hùng.

Nhìn nhận về tính cách ngang tàng và chí khí anh hùng của nhân vật này, Nguyễn Bách Khoa và Đào Duy Anh đều nhận định đó là“kẻ anh hùng là trạng thái đột ngột ở đời [12; tr 349], mang vẻ đẹp mộng tưởng, không xác thực, một vẻ đẹp mà nhà thơ Nguyễn Du đã dày công vun đắp, gửi gắm, ký

thác vào Từ Hải. Bị hãm vào trong cái cảnh “hàng thần” ông phải mượn Từ Hải để tiêu biểu cho cái mộng tưởng của mình vậy” [12; tr 365]. Đồng quan điểm cho rằng Từ Hải là một người anh hùng phi thường, ngang tàng, không chịu khuất phục ai, tác giả Trịnh Bá Đĩnh trong cuốn Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm đã cho rằng, ngay từ cái xuất xứ của Từ đã biểu hiện một cái gì đó khác thường:

“Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông”.

Mà đó “là miền chưa quen chịu giáo hóa và ước thúc của triều đình phương Bắc [12; tr 370]. Tuy vậy, theo quan điểm của ông, Từ Hải dẫu có chí khí anh hùng vẫn không phải là người tự nhiệm thiên chức lớn lao của hạng anh hùng cứu quốc. Từ Hải làm anh hùng chỉ để phỉ chí ngang tàng, bẩm phú của mình mà thôi, Từ Hải vẫn chưa thoát qua khỏi hình tượng người anh hùng nổi loạn nhưng vẫn in đậm dấu ấn của một tên giặc cỏ.

Đánh giá về phẩm chất chí khí của Từ Hải, năm 1943 trên báo Thanh Nghị, Hoài Thanh đã từng say sưa ca ngợi Từ Hải, ông cho rằng:Sáng tạo ra một nhân vật như Từ Hải, Nguyễn Du đã chứng tỏ rằng trong văn thơ ta, tức là trong tư tưởng ta, không phải chỉ có những gì nhẹ nhàng, kín đáo, uyển chuyển v.v… Thơ văn ta, tức là tư tưởng ta, cũng có cái cốt cách tráng kiện, cái khí chất hào hùng” [55; tr 124]. Tiếp theo vào năm 1949, trong cuốn

Quyền sống của con người trong Truyện Kiều ông có nói tới việc ra hàng và cái chết của Từ Hải, cái chết đó đã được ông cả ngợi hết lòng, cái chết toát lên khí phách của người anh hùng Từ Hải chết không nhắm mắt, Từ Hải chết đứng, Từ Hải chết vì cái lòng ngay thẳng của mình, vì sự hèn nhát của Hồ Tôn Hiến [53; tr 467].

Tác giả Nguyễn Bách Khoa lại quả quyết rằng “Từ Hải hiện ra trong

Truyện Kiều với tất cả những nét cốt yếu của người anh hùng lãnh tụ nông dân thời phong kiến” [26; tr 174]. Đó là một người ngang tàng, thích tự do độc lập cá nhân triệt để, không muốn để ai sai khiến, giới hạn. Ông cho rằng

chính tư tưởng tự do ấy của Từ Hải “biểu thị tâm lý khao khát giải phóng cực đoan của những tầng lớp lao động cơ cực nhất ở nông thôn phong kiến” [26; tr 175]. Đó là thứ tư tưởng “vô chính phủ triệt để”, “bình quân hóa triệt để” phủ nhận mọi thứ tôn ti, trật tự, mọi thứ quyền thế áp bức con người. Và ở Từ Hải “tự do cá nhân chủ nghĩa lại còn phối hợp với một ý chí công bằng rất mãnh liệt” [26; tr 175]. Vì vậy, theo ông trong Truyện Kiều, Từ Hải chính là đại diện cho sức mạnh chính nghĩa. Từ Hải và Thúy Kiều không đơn thuần là người anh hùng thời loạn nữa, họ đã trở thành những người đi làm chính trị, chống lại xã hội phong kiến đen tối. Trương Tửu coi đó là một sự “khởi loạn”. Trên khía cạnh đó, ông phá hiện được sự liên minh giai cấp chặt chẽ ở hai nhân vật này. Theo phân tích của ông, khi Kiều với niềm tin và mong ước “Tấn Dương được thấy mầy rồng có phen?”, nghĩa là Từ Hải có thể thành nghiệp bá vương. Hành động “vừa ý, gật đầucủa Từ khi kết hợp cùng với mong muốn, ước vọng và niềm tin của Thúy Kiều, tất cả sẽ trở thành một “hợp ước khởi loạn” của “những người đại diện cho các tầng lớp đang nung nấu một chí căm thù phá phách đối với xã hội bóc lột [26; tr 175]. Như vậy, qua phân tích chúng ta thấy rõ rằng: chí khí ngang tàng, độc lập, của người có sức mạnh, cái cốt cách của người anh hùng, tất cả đều được hội đủ ở trong Từ Hải.

Từ Hải được Lê Đình Kỵ nghiên cứu, tìm hiểu dưới góc độ khác với cách nhìn của học giả ở trên. Đó là việc xem xét từ góc độ thân phận con người trong xã hội cũ, từ đó làm nổi bật nên chí khí anh hùng của nhân vật. Trong cuộc đời của nàng Kiều chỉ có hai người luôn tìm cách cứu nàng thoát khỏi bể đời oan khổ, đó là chàng Kim và Từ Hải. Nhưng Kim Trọng hoàn toàn chỉ là một giấc mơ với cuộc đời Thúy Kiều, bởi đây là một nhân vật lý tưởng, gần như không thể tìm thấy trong đời thực. Còn Từ Hải về tài năng và khí phách đều xứng đáng là một anh hùng, một người thực sự có khả năng giải quyết vấn đề xã hội của nàng. Từ Hải đã cứu thoát Thúy Kiều khỏi lầu

xanh, đưa Kiều đến tột đỉnh vẻ vang, giúp Kiều đền ân trả oán, tìm đến với công lý, thứ mà người dân đang khao khát chờ đợi. Công lý ấy gắn liền với chí khí, sự nghiệp của người anh hùng Từ Hải. Từ Hải xuất hiện như ánh mặt trời trong đêm trường trung cổ tăm tối của cuộc đời nàng Kiều, giúp nàng vùng lên, chàng đã đạp đổ mọi bất công, giành lấy quyền lực về cho những thân phận con người bị vùi dập như Kiều, thiết lập nền công lý mới trừng trị kẻ có tội. Lê Đình Kỵ cho rằng “Từ Hải xuất hiện có nghĩa là xuất hiện những kiểu người mới trong xã hội, hào hiệp Vì vậy theo ông, với nhân vật Từ Hải, nhà thơ Nguyễn Du, thiết tha với tự do và là kẻ thù của mọi sự bất bằng ở đời” [27; tr 305]. đã xây dựng thành công được một hình tượng người anh hùng đẹp đẽ bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

Đi tìm thêm minh chứng cho hình tượng “chí khí anh hùng” của nhân vật Từ Hải, nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê, trong bài Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải đã tiến hành đối chiếu, so sánh nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du với Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê đã căn cứ vào phương thức biểu hiện của Kim Vân Kiều truyện Truyện Kiều là hai tác phẩm tự sự, để nghiên cứu các nhân vật, những “tính cách” từ đó đi vào phân tích ý nghĩa xã hội của nhân vật và những vấn đề tác phẩm đặt ra. Sau khi tiến hành so sánh, đối chiếu, Đặng Thanh Lê kết luận rằng ở Từ Hải hội tụ đầy đủ cốt cách của người anh hùng, bao gồm: có sức mạnh phi thường, chí khí ngang tàng, lòng khao khát tự do và ham chuộng công lý, đặc biệt là cái chết đầy dũng khí và uất hận v.v...

Sẽ là thiếu sót lớn nếu như chúng ta chỉ điểm qua những khảo luận nghiên cứu của các học giả ở trên mà không đề cập đến cách nhìn của chính Nguyễn Du về nhân vật Từ Hải. Với ông, Từ Hải đã trở thành một nhân vật anh hùng ca, lạ thường cả về tung tích, nguồn gốc xuất hiện, chúng ta không ai biết con người phi thường này từ đâu đến, chỉ biếtTừ Hải vụt đến trong đời Kiều như một vì tinh lạc chiếu sáng cả một đoạn đời Kiều[12; tr 464].

Điều đó đã làm chàng trở nên phi thường. Hoài Thanh nhận thấy, Từ Hải “Con người này quả không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương” [12; tr 464]. Chí khí và khí phách anh hùng của Từ Hải bay bổng khắp bầu trời cao rộng. Không chỉ là cách xuất hiện, mà cách chàng ra đi cũng khác người, đến ngay cách nổi giận cũng vậy, bầu trời đang yên lặng, quang đãng bỗng nhiên cơn giông tố, sấm sét từ đâu kéo đến, phá tan sự tĩnh lặng đang có.

“Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang”

Nguyễn Du khiến cho nhân vật Từ Hải trở nên anh hùng ở mọi lúc, mọi nơi, trong bất kì hoàn cảnh nào và đối với tất cả mọi người. Chàng anh hùng ngay cả trong nỗi lòng nhớ của Thúy Kiều, một hình ảnh hết sức tuyệt diệu, phi thường:

“Cảnh hồng bay bổng tuyệt vời Đã mòn con mắt, phương trời đăm đăm.”

Trong Truyện Kiều qua ngoài bút của mình nhà thơ đã gửi gắm tất cả khát vọng, mơ ước, thậm chí cả lý tưởng sống vào nhân vật Từ Hải. Do đó, có thể nói Từ Hải là một giấc mơ của nhà thơ về người anh hùng lý tưởng, giấc mơ về khát vọng tự do, công lý. Nhà thơ đã biến chàng thành một con người trí dũng phi phàm, đội trời đạp đất. Nói theo cách hiểu nôm na, Từ Hải đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Trong Truyện Kiều, Từ Hải hiện diện như một nhân cách sử thi, chàng đã làm nên những trang viết sôi động, hào sảng, là ánh hào quang vụt sáng ở thế giới buồn đau dài dằng dặc mười năm năm lưu lạc của Kiều. Trong suốt cuộc đời nàng với hai lần bị bán vào lầu xanh, nhưng ở lần thứ hai, khi đang đau khổ tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện. Chàng đến đột ngột, chỉ qua một vài lời trao đổi mà đã xem trọng, coi nàng như tri kỉ, sau đó chuộc và đưa nàng khỏi chốn bùn nhơ.

Theo quan niệm đạo đức cũng như phân tầng xã hội lúc bấy giờ, hai con người này bị coi là thuộc tầng lớp đáy cùng của xã hội, một gái lầu xanh,

một tướng giặc, bị ruồng rẫy, coi thường, họ đã đến gắn kết lại với nhau bởi tình tri kỉ. Chàng tìm đến nàng bởi nghe tiếng, sau cuộc gặp gỡ, chàng nhận ra đây là người tri âm, tri kỷ của mình. Từ Hải tìm thấy ở Kiều sự thông minh, khéo léo, ngược lại nàng nhận ra ở Từ Hải một chí khí, khí phách anh hùng hiếm thấy trong thiên hạ. Bằng sự tinh tế, thông minh, Kiều nhận ra rằng, chỉ duy nhất Từ Hải mới có thể giải thoát cho nàng khỏi những nỗi đau mà nàng phải gánh chịu. Cả hai người đã viết nên bản tình ca của cặp trai tài – gái sắc, tài tử - giai nhân, sum vầy hạnh phúc. Yêu chàng, trân trọng con người chàng nhưng Kiều đã không thể giữ chân bậc anh hùng trong vòng “sắc dục”, nàng đã để chàng ra đi thỏa chí làm trai, lập nghiệp anh hùng.

Khi mô tả tính cách, chí khí anh hùng của Từ, nhà thơ bằng ngòi bút tài hoa của mình đã kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt, ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích, dùng cả kỹ thuật phân tích tâm lí khi miêu tả hành động để làm nổi bật nét hào hoa đó. Tuy nhiên, nét đặc biệt nhất ở đây chính là việc Từ Hải đã được Nguyễn Du tái tạo dựa trên khuôn mẫu trong Kim Vân Kiều truyện nhưng lại theo khuynh hướng lí tưởng hóa.

“Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.

“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống hạnh phúc cặp đôi, có thể nói là quá ngắn ngủi với một cuộc tình, thời gian chưa đủ để dập tắt một ngọn xuân tình đang nồng nàn, rất đượm của Kiều – Từ. Ngọn lửa tình đang cháy, nhưng chàng vẫn quyết dứt áo ra đi bởi vì chưa bao giờ chàng quên mình là một tráng sĩ, là thân nam nhi phải trả nợ tang bồng cùng trời đất. Theo quan điểm của xã hội phong kiến xưa, đã mang thân nam nhi, tất phải có “chí”, có “khí”. Ở đấy nhà thơ đã dùng từ “trượng phu”, để ám chỉ chí làm trai, chí lớn của Từ Hải. Một lần và duy nhất nhà thơ dùng hai từ này để chỉ Từ cho thấy sự trân trọng của Nguyễn Du đối với nhân vật này. Đặc biệt với cách dùng từ

“thoắt” cho thấy quyết định của Từ rất nhanh chóng, đó là cách xử sự bất thường, dứt khoát của Từ Hải. Đặt trong hoàn cảnh một cặp đôi vừa mới cưới, vợ chồng vừa quen hơi, họ dễ dàng trong men say tình ái mà quên đi việc khác. Nhưng với Từ, dù ở trong hoàn cảnh đó chàng vẫn không quên mục đích, chí hướng của cuộc đời. Tất nhiên chí lớn đó phù hợp với bản chất của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 41 - 52)