1.1. Thơ Mới trong dòng chảy của chủ nghĩa lãng mạn
1.1.2.1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20
Sau khi dập tắt phong trào Cần Vƣơng (1885 - 1896), Ngƣời Pháp đã tiến hành khai thác xứ Đông Dƣơng bằng hai cuộc khai thác thuộc địa: lần một (1897 - 1914) và lần hai (1919 - 1929). Trong hai cuộc khai thác ấy, họ đã thực sự nhào nặn Việt Nam thành một xứ thuộc địa điển hình, từ cơ cấu chính trị, đặc tính kinh tế, các quan hệ xã hội, văn hóa và tác động hết sức sâu sắc đến tình hình khinh tế - xã hội nƣớc ta. Công thƣơng nghiệp tƣ bản chủ nghĩa phát triển, đô thị hình thành và mở rộng (trƣớc và sau chiến tranh thế giới thứ nhất) kéo theo sự xuất hiện của những giai cấp, những tầng lớp mới, quan trọng hơn cả là sự ra đời của giai cấp công nhân, tƣ sản và tiểu tƣ sản và tất nhiên là cả lối sống, tâm lí cộng đồng cũng thay đổi mạnh mẽ, diễn ra sự đảo lộn của những giá trị mới. Giai cấp tƣ sản ở Việt Nam tuy còn yếu ớt, hình thành từ đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đến giữa thập kỷ 20 bắt đầu hoạt động khá mạnh. Các đô thị mọc lên rất nhanh theo đà phát triển của kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Việc buôn bán cũng bắt đầu sôi động ở một số thành phố lớn. Đến thập kỷ 30, tầng lớp tiểu tƣ sản hình thành và phát triển đông đảo, chiếm một tỉ lệ lớn. Hầu hết các tầng lớp và giai cấp này đều sống ở đô thị, do vậy, họ là lực lƣợng đầu tiên và tiếp thu mạnh nhất văn minh phƣơng Tây. Một lối sống tƣ sản hóa đƣợc gọi là văn minh phƣơng Tây lan tràn trong giai cấp tiểu tƣ sản và tầng lớp tƣ sản. Sự tiếp xúc với phƣơng Tây và lối sống đô
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
thị hóa cũng làm cho ý thức cá nhân nảy nở và phát triển rất nhanh, lấn át ý thức cộng đồng xƣa cũ.
Diễn ra song song cùng với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở nƣớc ta đầu thế kỷ 20, đó là quá trình hiện đại hóa xã hội, văn hóa dân tộc. Đây là thời kỳ diễn ra những chuyển biến văn hóa mạnh mẽ ở Việt Nam để hình thành nên một nền văn hóa mới. Một thiết chế văn hóa mới theo kiểu phƣơng Tây đƣợc hình thành (khác với thiết chế Nho học trƣớc đây) từ hệ thống giáo dục, đến chữ viết, các phƣơng tiện và hình thức sinh hoạt văn hóa… Trong sinh hoạt văn hóa, nảy sinh hàng loạt lĩnh vực văn hóa mới, các bộ môn, ngành nghệ thuật mới theo mô hình phƣơng Tây, hiện đại, chuyên nghiệp hóa. Với sự xuất hiện của những loại hình văn hóa mới nhƣ: Chữ Quốc ngữ; sự ra đời và phát triển của báo chí và văn học hiện đại; sự hình thành phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội họa… Bên cạnh những loại hình văn hóa mới, sự biến đổi trong lối sống cũng là một lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm trong sinh hoạt văn hóa. Thời kỳ này, nƣớc ta có hai cuộc “vận động lối sống mới” (cách gọi của Đỗ Quang Hƣng trong Tiếp xúc văn hóa Đông Tây ở Việt Nam thời cận đại, Chuyên đề giảng dạy, Khoa Lịch sử). Cuộc vận động thứ nhất là trong phong trào Duy tân ở Bắc và Trung kỳ (1906 - 1908). Ở đây các nhà nho tƣ sản hóa tiến bộ nƣớc ta đã đặt ra vấn đề, bên cạnh trƣờng học (Đông Kinh Nghĩa Thục), lập hội buôn, “khai dân trí”, “chấn hƣng dân khí”… thì việc cải cách phong hóa cũng rất quan trọng. Thứ hai là cuộc vận động lối sống mới “phong trào Âu hóa” do nhóm Tự lực văn đoàn “chủ công” từ năm 1933 (Đỗ Quang Hƣng trong Tiếp xúc văn hóa Đông Tây ở Việt Nam thời cận đại, Chuyên đề giảng dạy, Khoa Lịch sử). Cuộc vận động này, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của giới trí thức thành thị, giai cấp tƣ sản Việt Nam non trẻ, tâm lí thị dân đã rõ nét, vì thế đã đƣa lại những hiệu quả lớn trong lối sống: Từ cách ăn mặc, ứng xử, giao tiếp
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
đã thay đổi hẳn. Ngay cả các phƣơng thức đi lại (tầu hỏa, ô tô, xe đạp, xe tay…), nhà cửa… cũng đã thay đổi. Lối tƣ duy cũng nhƣ có sự thay đổi theo: Từ lối tƣ duy cảm tính của phƣơng Đông cũng dần đƣợc thay bằng lối tƣ duy lôgic, thực chứng.
Nhận xét về sự biến đổi này, Hoài Thanh viết: “Một xã hội suốt mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống gần nhƣ không thay đổi về hình thức cũng nhƣ tinh thần. Triều đại tuy bao lần hƣng vong, giang sơn tuy bao lần đổi chủ, song mọi cuộc biến cố về lịch sử ít khi ba động đến sự sống nhân dân. Từ đời này đến đời khác, đại khái chỉ có bấy nhiêu tập tục, bấy nhiêu ý nghĩ, bấy nhiêu tin tƣởng, cho đến nỗi yêu, ghét, vui, buồn , cơ hồ cũng nằm yên trong những khuôn khổ nhất định. Thời gian ở đây đã ngừng lại, và ngƣời ta chỉ sống trong không gian. Nhƣng, nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xƣa bị một phen điên đảo, lung lay, sự gặp gỡ phƣơng Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam mấy mƣơi thế kỷ [51;15].
Cũng chính giai đoạn này, ở nƣớc ta, tầng lớp tƣ sản đã định hình, trí thức tây học, đặc biệt là những trí thức từ phƣơng Tây trở về hình thành một tầng lớp đông đảo. Nền giáo dục Pháp Việt đã định hình và sản sinh ra lớp những ngƣời đầu tiên là con đẻ của giáo dục phƣơng Tây thay cho lớp nhà Nho cũ. Sự đổi thay trong đời sống xã hội tất yếu dẫn đến sự đổi thay trong văn học. Văn học mới của tân học tri thức ra đời, quan tâm đến những vấn đề xã hội, khiến văn học Việt Nam thoát khỏi những khuôn khổ chật hẹp của phƣơng Đông, bƣớc vào quỹ đạo chung của văn học thế giới. Văn học mới ra đời, phản ánh cuộc sống thành thị tƣ sản, phản ánh những đòi hỏi của xã hội. Nền văn hóa phƣơng Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp đã xâm nhập vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Nền văn hóa đó đã nhanh chóng làm rạn vỡ những nền tảng văn hóa cổ truyền phƣơng Đông.
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Ở thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều những con ngƣời mới với lối sống và nhu cầu văn học hoàn toàn khác trƣớc. Họ cần giải trí, cần đọc báo, xem tiểu thuyết, đi xem hát... Lớp công chúng mới ra đời đòi hỏi một nền văn học mới. Xuất phát từ nhu cầu đó, bên cạnh những nhà nho học là lực lƣợng sáng tác chủ yếu thì đến giai đoạn này xuất hiện lực lƣợng sáng tác mới. Đó là những ngƣời làm báo, những công chức tiểu tƣ sản, những nhà giáo, những nhà Tây học viết sách báo, dịch sách bằng chữ quốc ngữ.
Cùng với sự ra đời của báo chí, phong trào dịch thuật cũng diễn ra một cách sôi nổi. Qua Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí, tủ sách Âu Tây tư tưởng, qua đội ngũ trí thức tây học đông đảo và có trình độ, nhiều tác phẩm văn nghệ của La Fontaine, Molière, Balzac, V.Huygo, Lamartine, Baudelaire, Verlaine, Mallarmé, Gide... đã đƣợc giới thiệu và truyền bá vào Việt Nam. Qua văn học Pháp, họ còn biết đến các tác gia văn học nƣớc khác nhƣ Tolstoi, Dostoievski, Tsekhov, Gorki ở Nga, Shekespeare ở Anh... Và bằng con đƣờng dịch thuật, phỏng tác một số ngƣời viết báo chuyển sang viết truyện ngắn, viết kịch, đáp ứng đòi hỏi của công chúng thành thị. Hai lực lƣợng sáng tác đó khác nhau về quan niệm văn học, về mục đích sáng tác, về phƣơng pháp sáng tác và tiêu chuẩn thẩm mỹ. Tuy vậy, hai xu hƣớng văn học cũ mới ấy có sự cộng hƣởng, tạo thành một nền văn học chung cho cả dân tộc.
Nhân vật chính của đời sống văn hóa văn nghệ lúc này là những trí thức tân học chứ không phải là nhà Nho nhƣ giai đoạn 1900 - 1932. Tinh thần đổi mới, hiện đại hóa, Âu hóa theo đó mà trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Từ đây nảy sinh sự tấn công vào truyền thống, đấu tranh giữa cái mới và cái cũ một cách dữ dội nhƣ cuộc đấu tranh gắt gao giữa thơ cũ và thơ mới. Thời đại mới đã sản sinh ra lực lƣợng sáng tác, đội ngũ công chúng mới, quan niệm văn chƣơng mới. Sự hình thành một đội ngũ nhà văn, du nhập các thể loại của văn học phƣơng Tây, đem chúng thay thế các thể loại có tính chức năng của
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
văn học cũ, đem một quan niệm văn học mới - phản ánh hiện thực đời sống xã hội - thay thế cho quan niệm văn học cũ - lấy “tâm”, “trí”, “đạo” làm cơ sở. Văn học trở thành một nghề “văn chƣơng bán phố phƣờng” (Tản Đà).
Tóm lại, tìm hiểu hoàn cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, với sự tồn tại song song, không tách rời hai thực tế diễn ra ở giai đoạn này (đấu tranh giải phóng dân tộc và hiện đại hóa văn hóa, xã hội), sẽ cho ta một cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của các loại hình văn hóa, nghệ thuật hiện đại trong tổng thể đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Sự thay đổi trong cách nhìn, cách cảm khiến cho thế hệ mới có cái nhìn khác hẳn về những vấn đề rất đời thƣờng. Nhu cầu giải phóng cá nhân, khẳng định bản ngã phát triển mạnh, con ngƣời muốn vƣợt thoát trƣớc thực tại ngột ngạt của cuộc sống, muốn vƣợt lên cái cũ, vƣợt lên truyền thống... Đây cũng chính là cơ sở góp phần hình thành nên cảm hứng chủ đạo của phong trào Thơ Mới 1932 - 1945.