1.2. Phƣơng thức vƣợt thoát thực tại và cảm hứng sáng tác trong Thơ Mớ
1.2.2. Cảm hứng sáng tác trong văn học
Cảm hứng thƣờng đƣợc hiểu là trạng thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý đƣợc tập trung cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để có tƣởng tƣợng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả. Cảm hứng là hứng thú sáng tạo nói chung và sáng tạo văn học nói riêng. Hêghen và Biêlinxki đều dùng từ “cảm hứng” “để chỉ trạng thái hƣng phấn cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh đƣợc bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm lĩnh ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lí tƣởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại” [35;141]. Theo Pôxpêlốp thì cảm hứng là “sự lí giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với tính cách đƣợc miêu tả vốn nảy sinh ừ ý nghĩa dân
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng tƣ tƣởng sáng tạo của nhà văn và của tác phẩm của nhà văn” [35;141]. Cảm hứng là một phƣơng diện chủ quan thuộc về nội dung tƣ tƣởng tác phẩm.
Trong sáng tạo văn học, cảm hứng chủ đạo là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tƣ tƣởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của ngƣời tiếp nhận tác phẩm [27;38]. Biêlinxki - nhà lí luận văn học Xô Viết, cũng đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo văn học nghệ thuật, ông coi cảm hứng chủ đạo là “điều kiện không thể thiếu đƣợc của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tƣ tƣởng thành tình yêu đối với tƣ tƣởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [27;39]. “Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình, say sƣa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về sau, lí luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tƣ tƣởng cảm xúc ở nghệ sĩ đối với thế giới đƣợc mô tả” [27;39]. Nhƣ vậy, cảm hứng chủ đạo đã ngày càng thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật song song với quá trình điều chỉnh nhận thức của khoa học lí luận văn học.
Việc tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong văn học nghệ thuật là một trong những hƣớng tiếp cận nội dung tƣ tƣởng tác phẩm thƣờng thấy xƣa nay. Song từ việc tìm hiểu cảm hứng chủ đạo đi đến những nhận xét về mối quan hệ giữa nó với các yếu tố nội dung, hình thức tác phẩm đến việc phát hiện sự biến đổi có tính quy luật của cảm hứng chủ đạo giữa các chuỗi tác phẩm, các bộ phận tác phẩm là một trong những hƣớng đi còn mới mẻ.
Trong văn học nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo có vai trò quan trọng, chi phối cảm xúc và một số không nhỏ thành phần nội dung, hình thức tác phẩm. Xem xét cảm hứng chủ đạo với tƣ cách là tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả với
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
hiện thực đƣợc mô tả, chúng ta có thể cắt nghĩa đƣợc sự “vận động” của một số yếu tố nội dung, hình thức trong chính thể tác phẩm. Nếu xét cảm hứng chủ đạo với tƣ cách là yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, chúng ta sẽ chỉ ra đƣợc mạch cảm xúc tuôn chảy trong tác phẩm, lí giải đƣợc phần nào sức hấp dẫn, sức sống của tác phẩm với công chúng, với thời gian.
Nhƣ vậy có thể nói, cảm hứng chủ đạo là một yếu tố có vai trò cả trong quá trình sáng tạo lẫn thƣởng thức văn học nghệ thuật. Yếu tố đó có mặt và thâm nhập vào hầu hết các ngõ ngách của tác phẩm. Có điều, cần nhận thức sâu sắc về vai trò của cảm hứng chủ đạo ở mỗi “tƣ cách” mà nó đảm trách. Với tƣ cách là thái độ, tƣ tƣởng tình cảm của tác giả với hiện thực đƣợc mô tả trong tác phẩm, nó là điều kiện tiên quyết, là nguồn cảm hứng để ngƣời sáng tác tạo nên giá trị tác phẩm từ sự lựa chọn hiện thực. Tức là yếu tố tạo nguồn và thúc đẩy quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật.
1.2.3. Phương thức vượt thoát thực tại như là cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo Thơ Mới
Phƣơng thức vƣợt thoát và cảm hứng sáng tác có thể đƣợc xem nhƣ là điều kiện cần và đủ để tạo nên con sóng Thơ Mới mạnh mẽ và có sức lan tỏa với thời gian. Phƣơng thức đƣợc hiểu là cách thức để vƣợt lên chính mình, vƣợt lên các luồng tƣ tƣởng của thơ cũ, đi cùng với nó là cảm hứng, cảm xúc sáng tác tạo, cơ sở và tiền đề cho phƣơng thức đƣợc bộc lộ. Nếu không có cảm hứng sáng tác thì khó có thể có phƣơng thức và ngƣợc lại. Có thể khẳng định rằng: chính cảm thức vƣợt thoát thực tại đã quy định tới cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo Thơ Mới.
Với tƣ cách là một yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, cảm hứng sáng tác là hệ quả của quá trình thâm nhập thực tế, lựa chọn đề tài, thể nghiệm tƣ tƣởng, tình cảm... của tác giả. Tức, là kết quả của sự hoà điệu tuyệt vời giữa thế giới quan với tài năng, bản lĩnh và mức độ thâm nhập của ngƣời sáng
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
tác vào hiện thực đời sống. Nó có khả năng thức tỉnh những tình cảm ở độc giả, làm tiền đề cho sự tiếp nhận sâu sắc tác phẩm, biến quá trình tiếp nhận tác phẩm dƣờng nhƣ khô khan thành quá trình tiếp nhận tự nguyện nhờ sự đồng cảm, thăng hoa nghệ thuật. Song, điều quan trọng là, ở cả hai “tƣ cách”, cảm hứng chủ đạo đều có vai trò (gián tiếp hoặc trực tiếp) tác động vào ngƣời tiếp nhận, tạo nên những xúc cảm thẩm mỹ ở họ, khiến “sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tƣ tƣởng thành tình yêu đối với tƣ tƣởng” nhƣ Biêlinxki đã từng nhận xét.
Những trải nghiệm trữ tình - khát vọng vận động, chuyển dịch, vƣợt thoát đến một không gian mới - cả không gian nội tâm và không gian ngoại cảnh - thoáng rộng hơn, tự do hơn, đa dạng về màu sắc và hƣơng vị hơn. Một trải nghiệm luôn tiềm ẩn trong tâm thức của con ngƣời quả đã đến dịp bùng nổ. Và hành động vƣợt thoát của tâm tƣởng của khát vọng ở đây mang nhiều âm sắc. “Ghét những cảnh không đời nào thay đổi”, Thế Lữ vƣợt thoát về “sơn lâm bóng cả cây già”, hay “thả tiếng lòng xa bay” cùng “hạc trắng bay về bồng lai”. Con đƣờng làng nhỏ bé của Tế Hanh theo “hƣơng đồng quyến rũ băng ra cánh đồng với “hoa dại ngát hƣơng”, đau với nắng hè, mƣa lục, vui với “tình quê buổi hẹn hò”. Phóng túng hơn, đắng cay hơn, nhà thơ Say họ Vũ quyết định “nhổ neo” thả thuyền “mặc sóng” trôi ra ngoài biển vô tận sá gì phƣơng hƣớng nữa. Xuân Diệu phóng tâm tƣởng “Lê vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi” cảm khái “Ngƣơi lên trời! Ôi, Hy Mã Lạp sơn. Nỗi đau khôn cùng thấm nghẹn tiếng thơ Hàn Mặc Tử: “Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian” cho hồn bay lên cõi “cao sang”, “trọng vọng”, “phƣơng phi”... Trầm mặc hơn, có thi nhân lui về thành quách cũ, về với những tháp chàm gầy mòn, lở lói, hay cầm lòng làm một ngọn hải đài “đƣa tay ra vẫy ngoài vô tận”…
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Vƣợt thoát là phải chuyển dịch, phải bứt khỏi khuôn mòn, lối quen, phải “giận khúc Nam ai” sầu bi nhàm chán, phải cảnh khác, hƣơng vị khác, âm thanh khác, không phải chỉ trong tâm tƣởng mà cả ở ngay nhân gian này. Ở đây, những nhà thơ đất Việt không phải chỉ gặp những thi sĩ lãng mạn ở tận trời Tây, mà còn tâm đầu ý hợp với chất lãng du, phiêu bạt rất sẵn trong Đƣờng thi vốn thấm sâu trong tâm thức văn chƣơng nhiều thế hệ. Vì thế, không phải ngẫu nhiên trong Thơ Mới cồn cào sống dậy những viễn khách, ly khách, du tử, ly biệt…
“Thấm sâu trong những ký hiệu ngôn từ, trong biểu tƣợng văn chƣơng đó là sự thăng hoa của nghệ thuật, của một nỗi day dứt chân thực giữa ở và đi, giữa tĩnh tại bất biến và vận động biến hóa, giữa không gian hạn hẹp đơn điệu và không gian rộng mở đa dạng. Một tâm trạng vƣợt thoát nhƣng nhiều sắc thái trong Thơ Mới” [17;101-102].
Sự phong phú của cái tôi trữ tình nhiều hình hài, giọng điệu biểu đạt khát vọng vƣợt thoát của cái tôi cá nhân, khát vọng tự khẳng định tôi với tƣ cách là một cá nhân độc lập. “Tôi có những xúc cảm của riêng tôi, diễn đạt bằng giọng điệu của riêng tôi, để cùng mọi ngƣời tâm sự, đàm thoại về những nỗi niềm chung nào đó”.
Có thể nói, suốt chặng đƣờng 1932 - 1945, khát vọng sống của cái tôi Thơ Mới vẫn chƣa một lúc nào và ở một trƣờng phái thi ca nào phát triển đầy đủ hết mọi cung bậc, mọi phƣơng vị, mọi tần số, và đƣợc phơi bày mọi cách đúng hƣớng và trọn vẹn - nó vẫn để lại một âm hƣởng ngậm ngùi... xét về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng chƣa dễ một thời đoạn nào về sau đã theo kịp.
Xét trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, các nhà Thơ Mới đều có tâm lí và khát vọng vƣợt thoát khỏi sự kìm hãm của cuộc sống tù túng để đến với thế giới mộng mơ, đến với những cuộc phƣu lƣu bằng mộng ảo, bằng tiềm thức. Tùy vào tâm thế, khát khao và ý niệm của mỗi bản thể, họ sống và lớn lên
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
trong nguồn nuôi dƣỡng ấy. Họ sống cho mình, cho đời bằng những lời thơ, bằng ý thức của mình. Tuy ảnh hƣởng phƣơng Tây nhƣng trong sâu thẳm tâm hồn họ là sự ảnh hƣởng đồng điệu chứ không bao giờ biến đổi. Họ diễn đạt những cảm nhận hiện đại, phong phú bằng tâm hồn rất Việt. Thơ Mới chính là kết quả của sức sáng tạo tự do, đầy cá tính. Thơ Mới đã đi sâu thể hiện khát vọng của con ngƣời. Thực tại đầy tù túng, ngột ngạt khiến con ngƣời khao khát đƣợc trở về quá khứ với những vẻ đẹp xƣa, đƣợc tự do sống trong thế giới tƣởng tƣợng, và đƣợc thỏa sức thể hiện cái tôi của mình, lựa chọn những hình thức biểu hiện phù hợp nhất, độc đáo và tâm đắc nhất.
* * *
Tiểu kết chƣơng 1
Tóm lại, trong chƣơng một này chúng tôi đã cố gắng đƣa tới một cái nhìn tổng quan về các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài của luận văn: Sự ra đời, hình thành của Thơ Mới; vấn đề vƣợt thoát thực tại và phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong văn học nói chung và trong Thơ Mới nói riêng. Việc tìm hiểu khái quát về chủ nghĩa lãng mạn ở nguyên tắc sáng tác và đặc trƣng thi pháp nhƣ là một cách soi chiếu tinh thần vƣợt thoát và phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam trong dòng chảy chung của văn chƣơng lãng mạn. Bên cạnh đó, cũng đề cập tới vấn đề lí luận liên quan tới cảm hứng sáng tác, cảm hứng chủ tạo trong sáng tạo văn học. Bởi, chính cảm thức vƣợt thoát thực tại đã quy định tới cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo Thơ Mới. Đây cũng là cơ sở lí luận để chúng tôi thực hiện đề tài, và phƣơng thức vƣợt thoát thực tại mà luận văn hƣớng tới làm rõ đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện chính: Phƣơng thức vƣợt thoát từ sự vận động của cái tôi trữ tình, và phƣơng thức vƣợt thoát từ sự vận động của hình thức biểu hiện.
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
CHƢƠNG 2
CÁC LOẠI HÌNH PHƢƠNG PHÁP VƢỢT THOÁT THỰC TẠI TRONG THƠ MỚI
Chủ nghĩa lãng mạn đòi hỏi tự do cá nhân triệt để, nhờ thế từ lúc khởi hứng tới khi sáng tác ngƣời làm văn học nghệ thuật có những say sƣa, thích thú, tâm hồn với lửa đam mê bay bổng nảy sinh ra từ và ý đột khởi độc đáo tạo nên những tác phẩm bất hủ để đời. Vêxêlốpxki, một nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng ở Nga thế kỷ 19 cho rằng nghệ thuật lãng mạn chính là chủ nghĩa tự do trong văn học. Bằng cách nói này, ông muốn nhấn mạnh đến khát vọng của cá nhân con ngƣời thời đại lãng mạn muốn vƣợt thoát khỏi những ràng buộc của các giáo điều, công thức văn học đã lỗi thời và hƣớng đến những gì là tự do, phóng khoáng hơn. Nhiều nhà nghiên cứu trong các thời đại khác nhau có nói đến chủ nghĩa lãng mạn với các dấu hiệu nổi bật nhƣ sự đề cao chủ nghĩa cá nhân, sự khƣớc từ lệ thuộc vào thực tại, sự ƣu tiên cho ƣớc mơ, mộng tƣởng, sự ca tụng đời sống tình cảm và xƣng tụng con ngƣời cá thể...
Chúng ta biết rằng các tác giả của thời Phục hƣng và thế kỷ cổ điển đặc biệt gắn liền với thời cổ đại Hy Lạp và La Mã. Dựa vào thế giá của ngôn ngữ Latinh mà Bellay đã bảo vệ tiếng Pháp, và dựa vào những Euripide,
Eschyle hay Sophocle mà những kịch tác gia của Đại thế kỷ (thế kỷ 17 ở Pháp) khai thác đề tài. Đầu thế kỷ 19 tình hình có vẻ thay đổi. Từ nay trở đi sự qui chiếu vào thời cổ đại đã thoát xác để có thể nối kết với các thế hệ mới. Những nhà lãng mạn cũng thích đƣa các nhân vật của mình vào thời quá khứ và có những đam mê mãnh liệt. Tác phẩm Lorenzaccio của Musset hay Cenci của Stendhal đã làm nổi bật cái lôgic của những nhà lãng mạn: sự bê tha, chém giết, cảnh loạn luân, rƣợu chè trụy lạc..., tất cả đều trong một bối cảnh dƣờng nhƣ muốn làm đẹp cái bạo lực. Chắc rằng thời Trung cổ đã
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
tạo nguồn cảm hứng cho những nhà lãng mạn - thời đại khác thƣờng, lạ lẫm, ở đó những cuộc cƣỡi ngựa đấu giáo, đấu thƣơng, những nàng công chúa và những kỵ sĩ..., tất cả tạo nên một thế giới ít tôn trọng thực tế lịch sử. Tuy nhiên đôi khi, nhƣ ở tác giả Aloysius Bertrand, niềm hứng thú cũng dựa trên sự hiểu biết thật sự về lịch sử. Vả lại chúng ta cũng không quên rằng một trong những sử gia uy tín nhất của thế kỷ 19 - Michelet - cũng đƣợc xem nhƣ một nhà lãng mạn.
Mặt khác cũng nên nhắc đến sự tƣơng đồng giữa sở thích về lịch sử, thƣờng xuất hiện ở những nhà lãng mạn, và nỗi luyến tiếc não nùng, sự hoài niệm mà nhiều ngƣời trong số họ - có thể nhắc đến Lamartine, Nerval và ngay cả Baudelaire - đã cảm nhận ngay đối với tuổi thơ của họ. Điều này gợi nhớ, đúng nhƣ bản chất của chủ nghĩa lãng mạn, là cần tôn vinh những gì không thể trở lại, cần ƣu ái những gì không thể thấu hiểu...
Thơ Mới là đại diện cho trào lƣu văn học lãng mạn của Văn học Việt Nam 1930 - 1945 nên hầu nhƣ những đặc điểm của trào lƣu này, Thơ Mới đều đƣợc lĩnh hội và thể hiện trong thơ qua các cách thức, phƣơng thức khác nhau. Trƣớc thực tại xã hội, cũng nhƣ các nghệ sĩ của trào lƣu lãng mạn, các nhà Thơ Mới, những ngƣời có trái tim nhạy cảm, họ không thể chấp nhận đƣợc cuộc sống ấy, vì vậy họ quay lƣng lại với thực tại. Và mỗi ngƣời có cách chối bỏ, phản kháng thực tại hay tách mình ra khỏi ảnh đời thực theo cách riêng của mình.
2.1. Lí tƣởng hóa quá khứ
Có thể nói, phong trào Thơ Mới là cả một sự vận động, chuyển biến mang tính vƣợt thoát, vƣợt thoát trong sự tiếp nối với truyền thống. Đến đây,