Ngôn ngữ tự do, phá cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 84 - 88)

3.1. Sự vận động của thể thơ và ngôn ngữ thơ

3.1.2.3. Ngôn ngữ tự do, phá cách

Nghệ thuật hiện đại, trong đó có thơ, là nghệ thuật mang tính “phát minh”. Thực tế văn học thế kỉ 20 cũng chứng minh một điều rằng: thẩm mĩ dựa trên nguyên tắc mô phỏng đƣợc xác lập từ cổ đại với Aristote, để từ đó đƣa lại một ảo giác về tính có thật của cái đƣợc miêu tả đã trở nên không đủ sức khái quát thực tế vô cùng phong phú và sinh động của văn học trong thời đại chủ nghĩa duy lí và tƣ duy phân tích đầy tính thực chứng đã trở nên bất tín nhiệm. Thế giới trong cách cảm nhận của ngƣời hiện đại không chỉ là thế giới đƣợc nhìn thấy mà còn là thế giới đƣợc nhận ra, một thế giới của những chiều sâu thẳm, đầy bí ẩn. Quyền năng của thơ, vì vậy, không thể chỉ là sự miêu tả, kể lể hời hợt, mà quan trọng hơn là sự khải thị về một thế giới chƣa từng biết, thế giới của tinh thần, huyền diệu và linh động. Diễn đạt thế giới ấy là bất khả đối với thứ ngôn từ của trí năng và là cơ hội cho ngôn từ của sự liên tƣởng

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

đầy tính trực giác, thần cảm của nhà thơ. Ở hai giai đoạn đầu, trong Thơ Mới ít có thế giới của Chúa, của Phật, của hồn ma bóng quỷ. Giai đoạn sau, những hƣ ảo, huyền thoại... đậm đặc trong thế giới lớp từ mang màu sắc tôn giáo của Hàn Mặc Tử; hồn của Bích Khê, Hàn Mặc Tử; ma của Chế Lan Viên... Việc đổi mới này đã làm tăng vốn từ vựng, mở rộng biên giới từ, thơ diễn tả đƣợc nhiều ý tứ mới.

Đến 1941 - 1945, Thơ Mới cũng đã có nhánh rẽ về hƣớng siêu thực với các tác phẩm của Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Hàn Mặc Tử, Bích Khê... Trƣờng phái siêu thực đi tìm cái cảm giác ngoài thực tại đời sống con ngƣời. Họ phủ nhận cái đích thực của hiện hữu, bƣớc ra ngoài thực tế với tâm hồn vô tƣ, không bị ám ảnh bởi các hình ảnh vật chất trƣớc mắt. Ngôn ngữ thơ siêu thực là ngôn ngữ ấn tƣợng. Ấn tƣợng đƣợc tạo ra trong cảm giác, nô lệ của cảm giác, không thể lấy lí trí để suy đoán đƣợc (chẳng hạn một con sông họ có thể nói là một con rắn đang bò, một cành cây họ có thể bảo là một cánh tay của nàng tiên...). “Đôi ta vào hội oan hồn,/ Âm dƣơng tái hợp./ Ôi! Đây là cuộc tân hôn dị kỳ!/ Nguyệt hoa mặc áo huyền vy,/ Máu nghê thƣờng đó - trời ơi! Xiêm y biến hình” (Hàn Mặc Tử - Cầu hôn)...

Nhìn lại con đƣờng tiến hóa của Thơ Mới, một thực tế rõ ràng rằng thơ càng ngày càng có xu hƣớng xa rời dần lối thơ thiên về kể tả sự vật khách quan theo nguyên tắc “đối cảnh sinh tình” phổ biến của thơ ca truyền thống, mà thiên về lối thơ diễn đạt những tƣơng quan vô hình, bên trong, mang tính tinh thần của bản thân sự vật, gắn với cảm quan về một thế giới thống nhất (cụ thể và trừu tƣợng, hữu hình và vô hình, thể chất và tâm linh…)… Và cũng vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà Thơ Mới nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chƣơng, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh lại say mê tƣ duy tƣơng hợp và tinh thần nhất thể giác quan (unité de sens), những giá trị Thơ Mới lạ

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

và độc đáo mà những nhà thơ tiền bối của chủ nghĩa hiện đại nhƣ Baudelaire, Mallarmé, Rimbaud, Verlaine… đã tạo ra. Tiêu biểu nhƣ:

- Hãy lắng nghe nhạc tơ mềm dãy dụa Trong nhạc trăng vang nổi khắp cung mây (Chế Lan Viên - Vo lụa)

- Nàng bƣớc tới nhƣ sông trăng chảy ngọc Nhƣ nắng thơm hớp đặc cả nguồn hƣơng (Bích Khê - Nàng bước tới)

- Đêm đêm ảo ảnh thơm chăn gối Tình hƣớng về đông, dạ lắng chờ (Vũ Hoàng Chƣơng - Tình liêu trai) - Cốc rƣợu hồng, hy vọng sáng rung rinh Mùi son phấn khác gì hƣơng trinh bạch? (Đinh Hùng - Hương trinh bạch)

- Hồn nào lang thang bên đêm êm Hồn hoa chơi vơi - bình trăng mềm (Nguyễn Xuân Sanh - Xây mơ) - Hƣơng thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát

(Đoàn Phú Tứ - Màu thời gian) - Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Hãy tự buông cho khúc nhạc hƣờng (Xuân Diệu - Huyền diệu)

- Anh đã đón tình em bay phất phới

Nhƣ hƣơng trăng đằm thắm cõi không gian (Hàn Mặc Tử - Sáng láng)

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Đó là những cách diễn đạt vô cùng độc đáo, lạ lẫm, mà có lẽ trƣớc thời đại Thơ Mới khó ai có thể hình dung ra. Tuy nhiên, cũng cần dứt khoát một điều rằng: sáng tạo ngôn từ (ở đây) không phải là tạo ra những từ mới, mà cơ bản là làm mới ngôn từ, nhằm đƣa lại cho từ một khả năng đặc biệt trong việc làm hé lộ thế giới tinh thần bên trong của bản thân sự vật. Trong những ví dụ trên, rõ ràng năng lực liên tƣởng đầy tính trực giác và thần cảm trở thành nguồn năng lƣợng vô tận cho sáng tạo, ở đó sự vận dụng ngôn từ không còn theo qui luật miêu tả mà theo qui luật của sự liên tƣởng. Và nhƣ thế, chỉ xét riêng bình diện ngôn từ, Thơ Mới đã đặt ra một vấn đề mới về vai trò của cái biểu đạt: sáng tạo không phải chỉ là một sự lựa chọn, sắp xếp, mà bản thân ngôn từ đã là một sáng tạo, nó không chỉ đóng vai trò thừa hành sự sai bảo của lí trí, mà chính nó đã là một thế giới có giá trị tự thân, nó không chỉ là phƣơng tiện của thơ mà còn là chính bản thân thơ.

Liên tƣởng là đặc trƣng của thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung, nhƣng ở đây có nét mới cần lƣu ý. Thông thƣờng ta hay nói về hai dạng liên tƣởng phổ biến: liên tƣởng tƣơng đồng (hai vật thể có cùng hoặc gần về bản chất) và liên tƣởng tiếp cận (từ vật thể này di chuyển sự chú ý đến một hoặc nhiều vật thể khác trong một văn cảnh rộng lớn hơn). Đó là những dạng liên tƣởng thuộc phạm vi lí trí và tri thức thƣờng nghiệm. Với Thơ Mới, trong nhiều trƣờng hợp (nhƣ những ví dụ thơ đã nêu), những dạng liên tƣởng ấy có lẽ chƣa đủ, vì thơ càng ngày càng có xu hƣớng vƣơn đến diễn đạt tinh thần bên trong, cái bí ẩn, chƣa biết, nó cần những dạng liên tƣởng khác tự do, linh động và bất định hơn. Theo đó, cũng bắt đầu từ một vật thể xuất phát, nhƣng mạch liên tƣởng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cái tƣơng đồng hay tiếp cận, mà thƣờng dẫn dắt trí tƣởng tƣợng của nhà thơ đi đến những hình ảnh hoặc ý tƣởng hết sức xa lạ với ý nghĩa ban đầu, vƣợt ra khỏi thói quen kinh nghiệm và nhận thức thông thƣờng. Những liên tƣởng ấy phụ thuộc vào ý thức tìm

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

kiếm giá trị tinh thần bên trong và cũng phụ thuộc vào năng lực trực giác của nhà thơ. Nhờ liên tƣởng tự do và có tính bất định ấy, ngƣời đọc đƣợc dẫn dắt trải nghiệm những trạng thái cảm giác khác nhau đầy ngạc nhiên với những cảm nhận mới mẻ, thú vị, những điều mà thơ nghiêng về tƣ duy luận lí không thể có đƣợc. Những liên tƣởng bất định trong sáng tạo ngôn từ của các nhà Thơ Mới thực sự đã góp phần nới rộng tầm nhìn và nêu lên cách nhìn mới về thế giới với tất cả sự uyển chuyển, linh động cùng chiều sâu thăm thẳm của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)