Không gian làng quê, không gian “trở về” của các thi sĩ Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 90)

3.2. Sự mở rộng của Không Thời gian nghệ thuật

3.2.1.1. Không gian làng quê, không gian “trở về” của các thi sĩ Thơ

Cùng với tình yêu, thiên nhiên là một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Vì thế, hầu hết nghệ sĩ lãng mạn đều say sƣa kiếm tìm vẻ đẹp ở thiên nhiên. Thiên nhiên nhƣ một khoảng trời trong trẻo, thanh sạch ru dịu những tâm hồn lãng mạn đang bất hòa sâu sắc với cuộc sống ngột ngạt, tù túng chốn đô thành: “Ở đây mây núi cây rừng - Nƣớc non thanh sạch cách chừng phồn hoa” (Thế Lữ). Thơ Mới có những cảnh thiên nhiên hùng vĩ trong thơ Huy Thông, mộng ảo trong thơ Lƣu Trọng Lƣ, có thiên nhiên mơ huyền nơi tiên giới ở thơ Thế Lữ... song không nhiều. Với các thi sĩ Thơ Mới, tìm đến thiên nhiên, họ đặc biệt say sƣa với vẻ đẹp của phong cảnh làng quê. Điều này không phải là một ngẫu nhiên. Nó bắt nguồn từ đặc

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

điểm của cái tôi Thơ Mới. Phong cảnh làng quê Việt Nam từ bao đời nay vốn rất gần gũi, thân quen với vẻ đẹp đơn sơ, bình dị. Hầu hết thi sĩ Thơ Mới đều sinh ra và lớn lên ở làng quê. Hình ảnh làng quê mà trƣớc hết là phong cảnh đã ngấm vào máu thịt, ăn sâu trong tâm thức mỗi ngƣời. Với tình cảm gắn bó tự nhiên, sâu nặng ấy, họ rất thiết tha với phong cảnh làng quê. Tìm đến phong cảnh thiên nhiên làng quê, thi sĩ Thơ Mới thƣờng rung cảm và thấm thía vẻ đẹp thi vị tiềm ẩn trong những cảnh thật đơn sơ, bình dị: “Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa” (Đoàn Văn Cừ), “Hoa lựu nở đầy một vƣờn đỏ nắng. Lũ bƣớm vàng lơ đãng lƣớt bay qua” (Anh Thơ), “Bữa ấy mƣa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” (Nguyễn Bính), “Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” (Hàn Mặc Tử)...

Biết rung cảm một cách sâu sắc, biết thƣởng thức nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là những cảnh vốn rất bình dị là một biểu hiện của nhân cách văn hóa trong con ngƣời. Hành trang mà con ngƣời mang theo trong quá trình tự hoàn thiện nhân cách của mình sẽ không thể thiếu vắng những trang văn, dòng thơ giàu thẩm mỹ trƣớc vẻ đẹp muôn màu của tạo hóa. Thạch Lam có một quan niệm sâu sắc, tiến bộ và khá toàn diện về văn chƣơng. Nhà văn khẳng định văn chƣơng phải là “thứ khí giới thanh cao và đắc lực”. Khí giới ấy phải nhằm “tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”. Nhƣng nó còn phải gánh vác một sứ mệnh thiêng liêng và cao cả khác “làm cho lòng ngƣời trong sạch và phong phú hơn”, có nghĩa là con ngƣời trở nên ngƣời hơn, nhân văn hơn. Đó là một tƣ tƣởng lớn, đẹp, rất sâu sắc. Ở mảng thơ làng quê, lòng thƣơng đời của thi sĩ đƣợc thể hiện sâu đậm hơn bất cứ mảng thơ sáng tác nào khác của Thơ Mới. Mạch tình cảm nhân đạo rất đáng trân trọng đó đƣợc thể hiện nổi bật trong không ít bài thơ rất đỗi hiện thực viết về muôn nỗi thống khổ của cuộc sống dân quê.

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Là một hồn thơ đầy lãng mạn nhƣng Tế Hanh đã viết về làng quê với cảm hứng hiện thực khá sâu sắc. Ông thực sự đau xót khi chứng kiến cảnh làng quê điêu tàn bởi “Hàng ngoại hóa giết dần hàng nội hóa”. Câu thơ giản dị, mộc mạc nhƣ văn xuôi nhƣng trĩu nặng nỗi xót thƣơng của đứa con quê hƣơng vùng biển. Văn Cao là tác giả của những ca khúc lãng mạn tuyệt vời, bất hủ song cũng là thi sĩ của một bài thơ rất hiện thực viết về một xóm chài nghèo đói: Bến Ngự trên thƣơng cảng. Ở nơi đó, bao ngƣ dân sống lắt lay trong cảnh không ánh sáng ngày mai, “Không đóm lửa chỉ chập chờn trăng chiếu”. Trong cùng cực, họ đã mạo hiểm, liều mình ra khơi, đánh đổi cả mạng sống của mình vì miếng cơm, manh áo. Và nhiều ngƣời đã không bao giờ trở lại. Sống trong tăm tối đói nghèo. Chết trong cơ cực thảm thƣơng. Vậy mà “trời vẫn xanh”. Xanh đến tàn nhẫn và vô tình. Thấm thía bao nỗi cơ khổ âm thầm mà trĩu nặng ấy, Văn Cao có những vần thơ đầy thƣơng cảm: “Những toán ngƣời đời quên - Cúi đầu đi trong nắng”. Đau lòng trƣớc nạn đói tràn lan, Mộng Tuyết làm luôn mƣời bài thơ liên hoàn kêu gọi cứu đói. Anh Thơ đâu chỉ điềm nhiên, khách quan về những “bức tranh quê” mà còn có cả một chùm thơ đầy thƣơng xót trƣớc bao nỗi khổ nơi làng mạc bởi: Lụt, Giông tố, Đại hạn...

Nhắc đến Đoàn Văn Cừ, nhiều ngƣời vẫn thƣờng chỉ nhớ đến Chợ Tết, Đám Hội, Đám cƣới mùa xuân tƣơi vui, rực rỡ sắc màu mà ít ai biết rằng nhà thơ còn có một loạt thi phẩm mang nỗi đau trƣớc bao tai ƣơng, khốn khổ của dân quê. Ông thực sự tri âm với những kẻ cùng khổ, cả đời chỉ sống với một chuỗi lo toan không có điểm dừng: lo “bão tố”, “kè vỡ”, “cháy nhà”, “cƣớp đêm”... Đặc biệt, Đoàn Văn Cừ còn nhận thấy dân quê đói khổ không chỉ vì thiên tai, địch họa mà còn do chế độ sƣu thuế bất công lúc bấy giờ: “Đêm thuế đèn dây thắp sáng choang - Đình ra tiếng vọt, tiếng kêu oan - Trát về truyền lan hai ngày nữa - Trống mõ canh khuya rợn xóm làng”. Thật bất ngờ,

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

trong Thơ Mới lại xuất hiện những vần thơ tả chân một hiện thực nhức nhối của cuộc sống nông thôn lúc bấy giờ nhƣ vậy. Những vần thơ ấy dõng dạc vang lên lời kết tội cả một chế độ sƣu thuế dã man gây ra bao thảm cảnh điêu đứng cho ngƣời dân quê. Đằng sau những bài thơ, những câu thơ rất “hiện thực phê phán” ấy là một tấm lòng xót thƣơng vô hạn của ngƣời làm thơ.

Những bài thơ mang niềm cảm thƣơng, xót xa cho cuộc sống đói khổ của ngƣời dân quê trong Thơ Mới không nhiều lắm song cũng không quá ít và không phải không sâu sắc. Tình cảm ấy không chỉ có ở mảng thơ làng quê. Nhƣng trong Thơ Mới chỉ ở mảng thơ này, tình cảm nhân đạo đó mới đƣợc thể hiện nổi bật, thấm thía hơn cả. Ở những bài thơ đậm đà cảm hứng hiện thực ấy, cái Tôi Thơ Mới thƣờng có xu hƣớng hƣớng ngoại. Nó hƣớng đến cuộc sống tăm tối ở nông thôn với cảm hứng hiện thực thấm đƣợm tinh thần nhân đạo, nhiều khi thật sâu sắc.

Lòng thƣơng đời ấy còn thể hiện trong sự cảm thông, nâng niu trân trọng những khát khao yêu đƣơng, khát vọng hạnh phúc lứa đôi âm thầm mà mãnh liệt của những chàng trai, cô gái thôn quê. Đặc biệt, thi sĩ Thơ Mới còn đồng cảm với rung động tình yêu đầu đời, nỗi tƣơng tƣ da diết, nhất là nỗi đau bởi duyên phận lỡ làng của bao cô gái quê. Mưa xuânLỡ bước sang ngang

của Nguyễn Bính có thể coi là những tác phẩm xuất sắc về phƣơng diện này. Không phải quá lời nếu nói rằng, trong thi ca đƣơng thời, Nguyễn Bính là ngƣời tri âm số một với thân phận của bao cô gái quê. Và vì thế, thơ ông có sức lay cảm đặc biệt, có khả năng lan truyền rộng rãi và có nhiều lớp độc giả của nhiều thời ở nông thôn. Năm 1942, Nguyễn Bính viết bài Anh về quê cũ

có đoạn:

… Thôn Vân có biếc có hồng

Biếc trong nắng sớm, hồng trong vƣờn chiều Đê cao có đất thả diều

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay Quả làng nặng trĩu từng cây

Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen…

Đây là những lời thơ về quê ngoại của nhà thơ. Bƣớc ra từ những vần lục bát là một làng quê nhiều màu sắc và là những mảng màu hài hòa, đầy tâm tình và thi vị. Làng quê đó là khát vọng về sự hài hòa, là biểu trƣng của ƣớc mong về một cuộc sống tốt đẹp, hòa đồng với thiên nhiên. Ba cặp lục bát nhƣng xuất hiện tới 4 chữ “có” nhƣ làm hiện lên một Nguyễn Bính đang háo hức, đang tự hào, đang đắm mình trong cảnh sắc làng quê.

Viết về làng quê, Nguyễn Bính thƣờng không quá đi vào miêu tả chi tiết mà thƣờng sử dụng bút pháp “chấm phá”. Những mảng màu, những cảnh sắc trong thơ Nguyễn Bính nhƣ nƣơng tựa vào nhau:

“…đèo cao cho suối ngập ngừng

Nắng thoai thoải nắng chiều lƣng lửng chiều” (Đường rừng chiều, 1938)

Sự hài hòa cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Bính rất khác so với trong thơ Anh Thơ và đoàn Văn Cừ. Cảnh sắc làng quê trong thơ Anh Thơ là cái đẹp trong sự bình dị, là cái đẹp đi từ sự quan sát:

“Mƣa đổ bụi êm êm trên bến vắng

đò biếng lƣời nằm mặc nƣớc sông trôi… Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời…” (Chiều Xuân - Anh Thơ)

Còn với đoàn Văn Cừ thì những “bức tranh thơ” của ông không phải chỉ đơn sơ vài nét nhƣ những bức tranh xƣa của Á đông. Bức tranh nào cũng đầy dẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tƣơi vui. “Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt” (Hoài Thanh - Hoài Chân).

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sƣơng hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh Trên con đƣờng viền trắng mép đồi xanh Ngƣời các ấp tƣng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc…” (Chợ tết - Đoàn Văn Cừ)

Cảnh sắc hài hòa trong thơ Nguyễn Bính không chỉ dừng lại ở những mảng khối, màu sắc mà sự hài hòa đó bắt đầu từ những tình quê rồi chạm tới tình quê. Hoài Thanh đã có một sự so sánh khá tinh tế: “đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhƣng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ƣa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ không nhà quê một tý nào. Anh Thơ là một ngƣời thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê…”.

Cảnh sắc làng quê với những mảng màu tƣơi sáng đầy chất thơ trong các sáng tác của Nguyễn Bính thƣờng đi kèm với tình quê da diết. Sự hài hòa của thiên nhiên, của cảnh sắc làng quê lồng trong sự hài hòa của tình ngƣời đã tạo nên những sắc thái rất riêng trong thơ ông:

Qua giậu tầm xuân thấy bƣớm nhiều Bƣớm vàng vàng quá, bƣớm yêu yêu Em sang bắt bƣớm vƣờn anh mãi Quên cả làng Ngang động trống chèo (Hết bướm vàng)

Cảnh sắc quê hƣơng trong cảm quan xa lìa về không gian lại càng kéo gần lại sự da diết trong tâm tình. Hình ảnh quê hƣơng trở về qua những kỷ niệm. Quê hƣơng ở chốn xa xôi và cũng đang ở ngay trong lòng ngƣời con xa quê:

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Sòng đời thua đến trắng hai tay Quê nhà xa lắc, xa lơ đó

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay. (Hành phương Nam)

Một chút công danh rất hão huyền Và dang dở nữa cuộc tình duyên Thu sang quán lẻ con đăm đắm Rõi bóng quê nhà mắt lệ hoen (Bắt gặp mùa thu)

Cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Bính dù hiện lên qua thực tại quan sát hay hoài niệm tƣởng nhớ thì cũng đằm sâu một mối tình quê. Nguyễn Bính đã đi từ tình quê và những xúc cảm về quê hƣơng mình để thổ lộ cho nên cảnh sắc làng quê trong thơ ông cũng đã chạm đến những khoảng sâu của cảm xúc.

3.2.1.2. Không gian mộng tưởng

Không chấp nhận thực tại đen tối, con ngƣời lãng mạng hƣớng vào thế giới lí tƣởng của những giấc mộng một cuộc sống khác thực (những giấc mơ, sự “điên loạn”), của những “chốn khác”, thế giới bên ngoài nhƣ vũ trụ, trăng sao… Đây là nguồn mạch của những sáng tạo mang tính kỳ ảo, những hình ảnh, biểu tƣợng, thể hiện trí tƣởng tƣợng của tác giả, tạo nên sức quyến rũ, hấp dẫn, độc đáo cho các sáng tác.

Lƣu trọng Lƣ “ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ”, “hƣớng cái nhìn vào một thế giới mơ màng”, “cả một chùm thơ vốn là một chùm mộng, một chùm mơ”… [7;10 -11]:

Em không nghe mùa thu Dƣới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng ngƣời cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu)

Thế Lữ lại chọn cách thoát lên tiên nuôi giấc mộng lên tiên với bồng lai, Tiên Nga, Hạc trắng “… tƣởng nhớ cảnh quê hƣơng/ Bồng lai muôn thuở vƣờn xuân thắm/ Sán lạn, u huyền, trong khói hƣơng…”

Và Huy Cận thì hòa nhập vào vũ trụ, trăng sao. Ngay từ Lửa thiêng, Xuân Diệu đã khẳng định: “Linh hồn Huy Cận là một linh hồn trời đất; nói thế không sai đâu! Xem suốt tập Lửa thiêng cái cảm giác trội nhất của ta là một cảm giác không gian”. Đây là quan niệm của nhà thơ, “Thơ nhƣ chiếc võng ta treo - Đầu theo vũ trụ, đầu theo loài ngƣời” và cũng là những gì mà các nhà nghiên cứu nhận thấy trong thơ ông: “Vũ trụ và cuộc đời luôn song hành tồn tại và trở thành hai cực hấp dẫn hồn thơ Huy Cận trong hành trình sáng tạo”. Riêng Chế Lan Viên kêu gọi: “hãy thoát lên trên tất cả nhu cầu… Thoát tục, ở trên cõi tục, hãy lánh xa những phiền hà, sâu bọ của cuộc đời: bữa cơm không ngon, đôi dày sắp thủng, bức thƣ nhạt nhẽo của cô ngƣời tình, tính hạnh ngỗ nghịch của mấy ông học trò khó dạy!” - (Vàng sao)

Nếu nhƣ những không gian bên trên là những giấc mơ về một thế giới lí tƣởng của ngƣời nghệ sĩ, giúp họ giải thoát đƣợc cái bản ngã, bày tỏ đƣợc những cảm xúc riêng tƣ, vƣợt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cuộc sống thực tại, thì bên cạnh đó, còn có những không gian mà càng đi đến càng thể hiện sự bế tắc, không có lối thoát, chịu buông xuôi:

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Linh hồn tôi đã một kiếp đi hoang Sầu đã chín, xin ngƣời thôi hãy hái Dẫn tôi đi dù địa ngục thiên đàng” (Huy Cận - Trình bày)

Càng về sau, từ khoảng năm 1940 trở đi, phong trào Thơ Mới xuất hiện nhiều khuynh hƣớng sáng tác khác nhau, tiêu biểu là nhóm Dạ Đài gồm Vũ Hoàng Chƣơng, Trần Dần, Đinh Hùng …; nhóm Xuân Thu Nhã Tập có Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung …; nhóm Trường thơ Loạn có Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê… Có thể nói các hƣớng vƣợt thoát vào không gian ở giai đoạn này đã bị chi phối sâu sắc bởi cảm hứng thẩm mỹ và tƣ duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ mới. Giai cấp tiểu tƣ sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ đƣợc tƣ tƣởng độc lập đã tự phát chạy theo giai cấp tƣ sản. Với thân phận của ngƣời dân mất nƣớc và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ nhƣ kẻ đứng ngã ba đƣờng, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới. Bên cạnh đó, một bộ phận các nhà thơ mới mất phƣơng hƣớng, rơi vào bế tắc, không lối thoát, mang tính tiêu cực.

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Viện sĩ D.X Likhatrốp trong thi pháp văn học Nga cổ nhận xét: “Thời gian với tƣ cách là sự kiện nghệ thuật. Chính việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật ngôn từ”. Theo Bùi Mạnh Nhị, thời gian nghệ thuật “có vai trò to lớn trong việc tái tạo thực tại nghệ thuật, tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)