Có thể nói, phong trào Thơ Mới là cả một sự vận động, chuyển biến mang tính vƣợt thoát, vƣợt thoát trong sự tiếp nối với truyền thống. Đến đây, con ngƣời trong thơ đƣợc tách ra khỏi thực tại đi vào thế giới nội tâm với những ý tƣởng về những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về tình yêu, về cuộc sống. Ngƣời nghệ sĩ không còn chỉ thể hiện những kiến thức “biết tuốt” của
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
mình đối với hiện thực khách quan, mà ở đó còn là nỗi niềm trăn trở đến dằn vặt bên trong nội tâm trƣớc số phận của con ngƣời, tạo nên một thế giới nội tâm phong phú trong Thơ Mới nói riêng và trong văn học lãng mạn Việt Nam nói chung.
Thơ xƣa cái tôi cá nhân gắn liền với thời đại, vui niềm vui của thời đại buồn nỗi buồn của thời đại. Cá thể cái tôi trong Thơ Mới lại luôn khát khao giao cảm với cuộc đời, buồn nỗi buồn của mình, vui nỗi vui của mình. Tuy nhiên dƣờng nhƣ không bao giờ là đủ, những tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng luôn cảm thấy cô đơn vì không đƣợc chia sẻ, giãi bày. Có thể khẳng định rằng: Nỗi buồn, nỗi sầu, cô đơn là “tâm bệnh” chung của chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện “thực trạng tinh thần” của con ngƣời trƣớc cuộc đời. “Nỗi buồn đó là buồn chung của con ngƣời: bọn thi sĩ chúng tôi nhẹ lòng nhẹ dạ nên lĩnh mang giùm cho tất cả nhân gian” (Xuân Diệu - Lời tựa vào tập
Lửa thiêng). Và trong văn học Việt Nam, tâm trạng này không phải tới văn học lãng mạn mới có, nhƣng phải tới đây nó mới phổ biến và rõ ràng hơn. Mang theo tâm trạng của cái tôi cá nhân, trƣớc cuộc đời thực, ngƣời nghệ sĩ không thích nghi đƣợc với thực tại xã hội đƣơng thời, rơi vào cảnh sống bấp bênh, sống bằng ngòi bút và trở nên lơ lửng trong nỗi cô đơn. Và nỗi buồn, nỗi sầu ở đây mang tâm trạng chung.
Không chỉ trong cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần cũng bế tắc; cái tôi trở nên không có chỗ dựa, không có lối thoát và ngày càng bơ vơ, bế tắc. Cái tôi không thấy lối thoát, không thấy tƣơng lai, chỉ thấy đất trời mù mịt, trở nên buồn, sầu ngay từ khi xuất hiện và thấm vào quan niệm nghệ thuật nhƣ một đối tƣợng thẩm mỹ. Mỗi cá nhân là mỗi nỗi buồn, cô đơn riêng, liên kết thành “nỗi sầu thế hệ”. Đó là phản chiếu của những mâu thuẫn, đối lập giữa ƣớc mơ khát vọng của con ngƣời với thực tế cuộc sống. “Thời đại lãng mạn chính là thời đại cách mạng, thời đại của những hy vọng lớn và
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
những thất vọng lớn” (Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ). Và họ đã tìm con đƣờng giải thoát cho mình: hoài vãng là tiếc nuối, níu kéo, quay về dĩ vãng..
Mâu thuẫn giữa thực tại và lí tƣởng, đối với con ngƣời lãng mạn, quá khứ là một cuộc sống lí tƣởng mà họ hƣớng vào và thể hiện nhƣ nó đang tồn tại. Họ coi đó là một thế giới hoàn mỹ, lí tƣởng nhất mà thực tại trƣớc mắt và tƣơng lai xa xôi, mù mịt không thể đạt tới đƣợc. Thơ Mới ca ngợi quá khứ và quá khứ trở thành chuẩn mực của cái đẹp trong cả tinh thần và tƣ tƣởng thẩm mỹ và ngƣời ta chỉ tìm thấy cái đẹp trong quá khứ.
Cũng giống nhƣ các nhà thơ Mới khác, hiện thực cuộc sống là một trong những lí do đầu tiên khiến Chế Lan Viên quay về dĩ vãng, tìm đến non nƣớc Chiêm Thành tàn lụi để khơi ngồn thi hứng. Nhớ tiếc về những cái gì đã đổ nát, tàn tạ đã mờ xa trong quá khứ: Tháp chàm đổ nát của Chế Lan Viên: “Một ngày tiếc thị thành ta rời bỏ/ Quay về xem non nƣớc giống dân Hời” (Trên đường về)…
Lớn lên trong không khí kiềm hãm của chế độ thực dân, Chế Lan Viên đã ý thức đƣợc nỗi nhục nhã của ngƣời dân mất nƣớc. Chàng thanh niên ấy vật vã trong bế tắc và ông đã tìm đến thơ nhƣ một liệu pháp tinh thần. Sự đổ nát của nền văn minh Chiêm Thành cộng với tấm lòng đa sầu, đa cảm của một tri thức trẻ tuổi đã làm nên Điêu tàn.
Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng Những đền đài tuyệt mỹ dƣới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ bên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.
Trong sự rung cảm triền miên trƣớc những gì gây cảm xúc cho tâm hồn nghệ sĩ, Chế Lan Viên dƣờng nhƣ đã quên mình là ngƣời Việt Nam để hóa thành muôn vạn ngƣời Chiêm quốc. Quên đi, để tƣởng tƣợng mình đang nhận
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
quê hƣơng là rừng rậm. Quên đi, chỉ còn một trái tim cảm nhận, đôi mắt nhìn xa xăm và cõi lòng đựng tràn quá khứ. Đó là những khởi phát cho cảm xúc nhà thơ để rồi cùng với sự mẫn cảm và trí tƣởng tƣợng phi thƣờng đã giúp Chế Lan Viên tạo lập một cõi khác - một lịch sử đau thƣơng trở về. Từ đó, Chế Lan Viên khai thác những đền đài đổ nát của Chiêm quốc để từ chối thực tại và chìm sâu vào băn khoăn siêu hình về với cái “tôi” và bản thể. Ông biểu hiện một cách độc đáo cảm quan về thời đại khủng hoảng của đời sống.
“Đây những cảnh thái bình trong Chiêm quốc/ Những cô thôn vàng nhuộm ánh chiều tƣơi/ Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp/ Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui” (Trên đường về)
“Nàng hỡi nàng trên tay ta là mộ trống/ Trong lòng ta là huyệt bỏ với trong hồn/Là mồ không lạnh lùng sƣơng giá đọng/ Toàn khổ đau, sầu não với lo buồn (Mồ không). Chiêm nƣơng ơi, cƣời lên đi em hỡi! Cho lòng anh quên một phút buồn lo!/ Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi/ Nhớ chi em sầu hận nƣớc Chàm ta?” (Đêm tàn).
Chế Lan Viên hoài vãng về nƣớc non Chàm một thời rực rỡ, một ngƣời tình diễm lệ, hƣ vô. Có ai ngờ, tất cả những đền đài, cung điện nguy nga, tráng lệ xƣa kia giờ lại là những bãi tha ma, gào thét với oan hồn và khóc tìm Chiêm nữ. “Nƣớc non Chàm chẳng bao giờ tiêu diệt/ Tháng ngày qua vẫn sống với trăng mờ” (Bóng tối).
Cùng với Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chƣơng cũng là một thi sĩ hay hoài niệm về quá khứ. Niềm hoài vọng về lịch sử dân tộc lại ẩn đi sau một hình tƣợng xa xôi hơn, một dân tộc Mông cổ đã từng hùng mạnh trong quá khứ trên đất nƣớc Trung Hoa:
Đáy cốc bao la vạn vực sầu
Ngai vàng Mông Cổ ngự đêm nâu Hãy nghe bão táp trong cô tịch
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Vó ngựa dân Hồi dẫm đất Âu
Thuyền chiến nằm mơ cuộc viễn chinh Buồm neo rời rạc bến u minh
Đâu đây oằn oại trong làn khói Lớp lớp uy nghi Vạn Lí Thành”
(Hơi tàn Đông Á - Vũ Hoàng Chƣơng) Cảnh tƣợng chiến chinh trên một đất nƣớc xa xôi trong lịch sử đã đi vào thơ Vũ Hoàng Chƣơng với những vẻ thê lƣơng, buồn thảm nhƣng cũng chính nó đã góp phần khơi gợi liên tƣởng sâu sắc đến những trang sử hào hùng của chính dân tộc mình và nhƣ thế rõ ràng cũng đã cất lên tiêng nói cổ vũ cho con ngƣời lòng yêu nƣớc thƣơng nòi. Còn Phạm Huy Thông không những đã dựng lại đƣợc sinh động các sự kiện lịch sử mà còn có thể thổi vào đấy những tâm tình thiết tha của con ngƣời đƣơng thời về quá khứ. Trong thi phẩm Huyền Trân công chúa, nhà thơ đã đồng cảm sâu sắc với mối tình duyên của Huyền Trân và Trần Khắc Chung bằng nỗi niềm của ngƣời dân mất nƣớc. Cuộc chia ly với non nƣớc cộng hƣởng với cuộc chia ly giữa hai trái tim làm cho câu chuyện lịch sử thêm não nùng:
Công chúa đã đi rồi non nƣớc hỡi Hỡi gió nặng tầng cao, cao tiếng thổi Lời vang nhƣ hú bão giữa kinh thành Còn đợi chờ chi nữa cái mênh mông”
(Huyền Trân công chúa - Huy Thông)
Quá khứ đƣợc thi vị hóa trở thành những giấc mộng anh hùng, những thủa xƣa êm đẹp. “Thuở tung hoành hống hách những ngày xƣa” của Thế Lữ. Hay Huy Cận trong buổi Chiều xưa nhƣ ngỡ ngàng:
Ngàn năm sực tỉnh lê thê Trên thành non nhạt
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Chiều tê cúi đầu…
Với Huy Thông quá khứ đƣợc lí tƣởng thành những giấc mộng anh hùng của những Hạng Vũ, Kinh Kha trong Tiếng địch sông Ô, Hận chiến sĩ,
Lòng hối hận, Chàng Lưu, Kinh Kha, Huyền Trân công chúa, Tây Thi… “Chƣa bao giờ thi ca Việt Nam có những lời hùng tráng nhƣ trong tác phẩm của ngƣời thiếu niên hiền hành và xinh trai ấy... Hơi văn mà đến thế thực đã đến bực phi thƣờng. Anh hùng ca của Vichto Hugo tƣởng cũng chỉ thế. Giữa cái ẻo lả, cái uỷ mị của những linh hồn đƣơng chờ sa ngã, thơ Huy Thông ồ ạt đến nhƣ một luồng gió mạnh. Hồn thơ Phạm Huy Thông, ngay từ buổi đầu của tuổi thanh niên, đã mang tính hoành tráng, bi hùng và dữ dội. Cảm hứng thơ thƣờng bắt nguồn từ những nhân vật có số phận khác thƣờng trong lịch sử. Đây cũng là một nét đáng chú ý trong phong cách sáng tác của thơ Huy Thông”. (Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam).
Đặc biệt là Nguyễn Nhƣợc Pháp, chàng thi sĩ sống trong ngày xƣa, với chàng ngày xƣa là tƣơi đẹp nhất với những giá trị văn hóa không thể thay đổi. Tập thơ Ngày xưa ra đời để khẳng định điều đó. Với tác phẩm Ngày xưa, ngay sau 3 năm ngày mất của Nguyễn Nhƣợc Pháp, Hoài Thanh viết: “Thơ in ra rất ít mà đƣợc ngƣời ta mến rất nhiều, tƣởng không ai bằng Nguyễn Nhƣợc Pháp. Không mến sao đƣợc? Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhƣợc Pháp đã làm sống lại cả một thời xƣa. Không phải cái thời xƣa nặng nề của nhà sử học, cũng không phải cái thời xƣa tráng lệ hay mơ màng của Huy Thông, mà là một thời xƣa gồm những sắc màu tƣơi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh. Thời xƣa ở đây đã mất hết cái vẻ rầu rĩ cố hữu và đã biết cƣời, cái cƣời của những “thắt lƣng dài đỏ hoe”, những đôi “dép cong” nho nhỏ…”.
Ngày xƣa, khi rừng mây u ám, Sông núi còn vang um tiếng thần, Con vua Hùng Vƣơng thứ mƣời tám, Mỵ Nƣơng xinh nhƣ tiên trên trần.
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Điểm sáng nhất trong tập Ngày xưa có lẽ là bài Chùa Hƣơng, thiên ký sự của một cô bé ngày xƣa. Đó là một bức tranh quê hồn hậu đẹp nhƣ cổ tích, với các hình ảnh thân thƣơng, đáng yêu của cô gái quê: “Khăn nhỏ, đuôi gà cao; Lƣng đeo dải yếm đào; Quần lĩnh, áo the mới; Tay cầm nón quai thao”. Nguyễn Nhƣợc Pháp đƣa ngƣời đọc trở về một vùng quê còn đậm nét dân gian, lễ hội, cũng nhƣ chính tác giả đang tự đƣa mình về “ngày xƣa” êm đềm đó rồi mỉm cƣời với quá khứ.
Thay vì tìm về quá khứ, lí tƣởng hóa quá khứ, một số bộ phận nhà thơ không nhỏ lại rẽ sang con đƣờng lí tƣởng hóa thiên nhiên.