3.1. Sự vận động của thể thơ và ngôn ngữ thơ
3.1.2.2. Ngôn ngữ thơ đa nghĩa
Đây là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chƣơng, nhƣng do đặc trƣng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ. Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc sống đời thƣờng, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xô bồ, phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lí con ngƣời trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ngôn ngữ thơ lại mang nặng tính “đặc tuyển”. Là thể loại có một dung lƣợng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, nhƣng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói nhƣ Ôgiêrốp: “Bài thơ là một lƣợng thông tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất”. Chính sự hạn định số tiếng trong câu thơ, bài thơ buộc ngƣời nghệ sĩ phải “thôi xao”, nghĩa là phải phát huy sự tƣ duy
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
ngôn ngữ để lựa chọn từ ngữ cho tác phẩm. Bởi thế, Maiacôpxki gọi lao động nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ là “trả chữ với với giá cắt cổ”:
Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ Nhƣ khai thác chất hiếm radium
Lấy một gam phải mất hàng bao công lực Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ.
Nếu giai đoạn đầu, trong thơ Thế Lữ, Lƣu trong Lƣ, Nguyễn Nhƣợc Pháp... câu thơ mang chất văn xuôi nhiều, hình ảnh còn đơn điệu, nghiêng về tả thì đến giai đoạn 1936 - 1940, câu thơ cô đúc hơn, hình ảnh mang tính ẩn dụ biểu trƣng, nghiêng về gợi nhiều hơn. Cùng với sự vận động làm hoàn hảo thể thơ, cái tôi thi nhân giai đoạn này rất có ý thức đƣa ngôn ngữ thơ vận động đến độ hàm súc, cô đọng...
Sự chuyển nghĩa của ngôn ngữ thơ đã cung cấp lƣợng thông tin mới cho từ trong hoạt động ngữ nghĩa. Thơ Thế Lữ ít có sự lạ hóa từ ngữ, cách sử dụng thƣờng quen thuộc. Đến Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, hệ thống từ vựng mới và cách sử dụng mới xuất hiện nhiều. Đó là những cách dùng từ rất lạ: Nguyễn Bính:“- Chị ơi, em cƣới mùa xuân nhé; - Nằm mãi mà xem cái nhỡ nhàng”... Xuân Diệu: “- Nghe chiều âu yếm lấn vô ngƣời; - Hƣơng ngây tội lỗi rái mơ màng;”... Chế Lan Viên: “- Trƣa gọi kêu, nâng ngực gió lên trời; - Dƣới trời huyết, tháp chàm buồn tƣ lự;”... Hàn Mặc Tử : “Tôi vo nhớ tiếc nhƣ vo lụa; - Tôi riết thời gian trong nắm tay;”...
Trong hành trình truy tìm cái đẹp của ngữ nghĩa Tiếng Việt, các nhà Thơ Mới cũng từng bƣớc “cấp” cho ngôn ngữ, hình ảnh những thông tin mới, ý nghĩa mới. Hình ảnh cây đa - bến nƣớc, dòng sông - con thuyền vốn là ẩn dụ của sự hò hẹn và chia li trong thơ dân gian, đến Nguyễn Bính, nó có thêm ý nghĩa biểu tƣợng cụ thể của sự lỡ làng và lỡ bƣớc.
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Cùng với việc đổi mới câu thơ, đổi mới từ ngữ, Thơ Mới giai đoạn này có sự vận động tăng cƣờng tầng nghĩa sâu theo “Nguyên lí tảng băng trôi” (Hemingway) bằng các biện pháp ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác, tạo nghĩa gợi ý, ẩn ý, hàm ý. Theo Chế Lan Viên, trong thơ có “bề mặt” ,”bề sâu” và cả “bề xa” nữa!
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?
Hình tƣợng nàng thu bộc lộ trọn vẹn trong bóng dáng thiếu nữ. Tất cả cảm giác thu quy tụ vào đây. Thơ Xuân Diệu dẫu có nói trời mây non nƣớc gì cuối cùng cũng kết lại nơi con ngƣời, nơi tuổi trẻ, nơi những thiếu nữ vừa chạm bƣớc vào ngƣỡng cửa cuộc đời, vừa ngơ ngác vừa khao khát - khao khát yêu đƣơng, khao khát giao cảm với cuộc đời rộng lớn. Hai câu thơ man mác trong trạng thái mơ hồ không xác định, rất hợp với tâm hồn bâng khuâng của lứa tuổi này.