.Ma tuý, nghiện ma tuý, người sau cai nghiện ma tuý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 30)

1.1.1.1.Khái niệm ma túy

Thuật ngữ “Ma túy” [Drug] được hiểu theo nhiều cách khác nhau trên thế giới hiện nay. Trong lịch sử Việt Nam, thuật ngữ “Ma túy”xuất hiện ban

đầu chỉ được hiểu là thuốc phiện (có nghĩa là cây thuộc loại papaver somniferum)[54], về sau khi việc giao lưu buôn bán được mở rộng ra khu vực

và thế giới thì “ma túy” cịn được hiểu là thêm các cây cần sa (có nghĩa là các loại cây nào thuộc chi Cannabis),cây cơca (có nghĩa là cây thuộc bất kỳ loại nào thuộc chi Erythroxylon) [54] và các loại thuốc tân dược gây nghiện

khác. Sở dĩ gọi “Ma túy”là vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma

quái, nó chữa được một số bệnh có hiệu quả cao và làm tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, đồng thời làm cho con người ngây ngất và túy lúy.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1982), ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể [25]. Một cách định nghĩa mang tính khoa học, chính xác hơn là khái niệm về ma túy do Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra. Điều 1, Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 của LHQ đã quy định “ma tuý”

nghĩa là bất kỳ chất liệu nào được thống kê trong bảng I và bảng II kèm theo Công ước này, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp [52]. Chương trình kiểm sốt ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định:

“Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng” [19].

Trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhất là các ngành khoa học y - dược, cho nên bên cạnh khái niệm “ma túy” còn

xuất hiện thêm khái niệm “chất hướng thần”(Psychotropic substances).

Liên hợp quốc cũng đã đưa ra định nghĩa về khái niệm “chất hướng thần” (Psychotropic substance). Điều 1, Công ước thống nhất về các chất hướng thần năm 1971 của Liên hợp quốc đã định nghĩa cụ thế khái niệm về

chất hướng thần, tiền chất: “Chất hướng thần” nghĩa là bất kỳ chất nào, tự nhiên hay nhân tạo hoặc nguyên liệu tự nhiên nào được quy định trong các bảng I, II, III, hoặc IV” [53] được đính kèm Cơng ước này. Ngoài chất hướng

thần và chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên, q trình điều chế ma túy tổng hợp hoặc tinh chế ma túy có nguồn gốc cần có thêm một số loại hóa chất, được gọi chung là tiền chất (precursors). Các chất này tham gia vào thành phần của ma túy tổng hợp hoặc là chất xúc tác cần thiết trong quá trình điều chế.

Ngày nay, ngoài các sản phẩm của cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cơca... cịn các chất khác được tổng hợp trong phịng thí nghiệm cũng có tính chất gây nghiện. Vì vậy, khái niệm “ma t” được mở rộng về nội dung. Ở

các nước khác nhau thì khái niệm về ma tuý cũng quan niệm khác nhau. Điếm chung của luật về kiểm soát ma tuý của các nước là đều đề cập đến ma tuý bao gồm các chất gây nghiện (addictive substances) và các chất hướng thần (psychotropic substances).

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ

8 thơng qua ngày 09/12/2000 lần đầu tiên luật hoá các khái niệm như “chất ma túy” (Drug), “tiền chất” (precursor), “chất gây nghiện” (addictive substance), “chất hướng thần” (psychotropic substance), “thuốc gây nghiện” (addictive drug) và “thuốc hướng thần” (psychotropic drug). Điều 2 với 11

điểm trongLuật quy định rõ: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành; Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng; Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc

gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thê dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng; Tiền chất là các hố chất khơng thể thiếu được trong q trình điều chế, sản xuất ma tuý, được quy định trong danh mục được Chính phủ ban hành; Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa chất gây nghiện và chất hướng thần” [31, tr. 9-10].

Từ các quy định của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể hiểu: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

Như vậy, chất ma tuý là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học và được phân biệt theo căn cứ về nguồn gốc, mức độ gây nghiện, tác động sinh lý lên cơ thể người. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Cơng ước về kiểm sốt ma t của Liên hợp quốc, danh mục chất ma t cần kiểm sốt gồm 276 chất trong đó có 235 chất ma tuý và 41 chất thường dùng để sản xuất ma tuý (được gọi là tiền chất) [53, 54, 55].

1.1.1.2.Khái niệm nghiện ma túy

Nghiện ma túy là quá trình sử dụng thường xuyên theo chu kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần một hoặc nhiều chất ma túy, dẫn đến tình trạng nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện làm cho họ lệ thuộc vào chất đó. Dùng ma túy lần đầu (thuốc phiện, cần sa, mócphin, heroin...) dưới các dạng tiêm chích, hút hít, uống... người ta có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm muốn được dùng lại.

Theo Từ điển tiếng Việt thuật ngữ “nghiện” được hiểu là “ham thích đến mức thành mắc thói quen, khó bỏ”. Với định nghĩa này nghiện có thể

được gắn với việc ham thích dùng một loại hoạt động nào đó. Đồng thời, nó cũng được gán cho việc ham thích một loại hoạt động nào đó. Cách hiểu này về nghiện đã đồng nhất nghiện và thói quen, thậm chí trong một chừng mực nhất định thói quen cịn được hiểu là mức độ cao hơn của nghiện[46].

Dưới góc độ y học, nghiện ma túy được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được định nghĩa là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Sự nhiễm độc này được thể hiện ở sự tăng dần liều dùng và sự lệ thuộc về tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất độc đó [25, tr.9].

Theo quan điểm của các nhà xã hội học thì “nghiện ma túy là tệ nạn xã

hội tổn hại đến sức khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã hội” [Dẫn theo 40, tr.13].

Các nhà Tâm lý học lại cho rằng “Nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính của cơ thể, có hại cho cá nhân và cho xã hội do dùng nhiều lần một lượng chất độc tự nhiên và tổng hợp. Người nghiện mà túy có những đặc điểm như: Bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại ma túy, sự lệ thuộc của cơ thể vào chất gây nghiện. Khi cá nhân ngừng sử dụng sẽ gây đau đớn, vật vã. Người nghiện ma túy có khuynh hướng tăng dần liều lượng hoặc đổi dạng ma túy mạnh hơn” [Dẫn theo 40, tr.13]. Theo cách hiểu này thì

nghiện ma túy chủ yếu đề cập đến những đặc điểm sinh lý.

Theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020: “Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều

trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép” [28, tr.1].

Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, nghiện ma túy là sự phụ thuộc cả

thể xác và tinh thần vào ma túy do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng kiểm soát bản thân của người nghiện ma túy, có hại cho cá nhân, gia đình và xã hội.Theo đó, nghiện ma túy là sử dụng

thường xun, bởi nó gây kích thích về cảm giác, tạo những khối cảm cho người nghiện mà trước đó họ chưa có. Đây chính là điều kích thích họ sử dụng lại ma túy khi đã dùng thử. Khi đã nghiện, họ sẽ phụ thuộc cả thể xác và

tinh thần vào ma túy, thiếu ma túy ở người nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai, tức là những đau đớn, vật vã và các phản ứng sinh lý khác. Từ đó dẫn đến mất khả năng kiểm soát của người nghiện, gây hại cho bản thân, gia đình người nghiện,cộng đồng nơi người nghiện sinh sống và xã hội.

1.1.1.3.Khái niệm cai nghiện ma túy

Cai nghiện ma túy là biện pháp giúp người nghiện ma túy thông qua chữa trị để từ bỏ ma túy, phục hồi sức khỏe tinh thần và tái hòa nhập cộng đồng. Thực chất “cai nghiện ma túy” là quá trình giải quyết sự rối loạn ba yếu tố của người nghiện (trạng thái sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi).

Cai nghiện ma túy là một quá trình đấu tranh giữa một bên là ý chí quyết tâm giành giật lấy sự tự do, không bị lệ thuộc vào ma túy, cũng như sự yên vui đầm ấm của gia đình và cộng đồng với một bên là thói quen đã bắt rễ rất sâu trong người nghiện ma túy.

Liên Hiệp quốc đưa ra định nghĩa: “Cai nghiện là một biện pháp tổng

hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục, đạo đức... nhằm điều trị giúp cho người nghiện ma túy cắt các hội chứng nghiện, phục hồi sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng” [Dẫn theo 25, tr.9]. Đây là vấn đề được xã hội rất

quan tâm và khơng ngừng tìm các giải pháp tối ưu để tăng mức tỷ lệ cai nghiện thành công, giúp người nghiện thật sự thoát ly khỏi ma túy.

1.1.1.4.Khái niệm người sau cai nghiện ma túy

Hiện nay trong các văn bản pháp quy của Việt Nam chưa có khái niệm chính thống nào về NSCNMT. Theo văn bản hiện hành thì người nghiện ma túy sẽ phải trải qua 5 giai đoạn của quy trình cắt cơn, giải độc và trị liệu phục hồi ở các cơ sở điều trị như là Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Ngày 22/3/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có cơng văn bản số 1080/LĐTBXH - PCTNXH về việc thực hiện chuyển đổi các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành Cơ sở cai nghiện ma túy) các cơ sở cai nghiện cộng đồng... trở về hòa nhập cộng đồng hoặc chuyển sang Trung tâm quản lý sau cai nghiện, họ cần phải nỗ lực để không tái nghiện với sự giúp sức của người thân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội.

Qua nghiên cứu, chúng tôi quan niệm: “NSCNMT là người từng bị lệ

thuộc vào ma túy và đã thực hiện xong quy trình cắt cơn, giải độc theo quy định của pháp luật và đang tái hòa nhập cộng đồng, chịu sự quản lý của nơi cư trú hoặc tiếp tục tham gia hoạt động trong các trung tâm quản lý sau cai nghiện”.

Như vậy, NSCNMT là người từng sử dụng và lệ thuộc vào ma túy, vừa trải qua quá trình cai nghiện phục hồi. Trong q trình đó, họ đã được hỗ trợ bởi hàng loạt các biện pháp về y tế, tâm lý, xã hội... làm cho chức năng tâm sinh lý được phục hồi. Quá trình cai nghiện phục hồi giúp họ cắt cơn giải độc và trị liệu nhận thức, hành vi. Đây là giai đoạn quan trọng để NSCNMT dần loại bỏ sự lệ thuộc vào ma túy.

Người sau cai nghiện ma túy khơng chỉ có người nghiện đã hồn thành giai đoạn cắt cơn, giải độc của q trình điều trị cai nghiện tam thời, mà cịn có những người tiếp tục phải sử dụng các biện pháp cai nghiện lâu dài, thơng qua q trình điều dưỡng, thanh tẩy thể chất và tình thần do các độc tố của ma túy còn dư lại trong cơ thể. Tiếp đến là giai đoạn tư vấn hướng nghiệp, học nghề và tạo việc làm tại các trung tâm hoặc cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 30)