Đối tượng, gia đình người người nghiện ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 41)

1.1.4 .Việc làm

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến mơ hìnhcơng tác xã hội nhóm vớ

1.2.2. Đối tượng, gia đình người người nghiện ma túy

Người sau cai nghiện ma túy là nhóm người yếu thế trong xã hội, cần được trợ giúp[dẫn theo 15]. Sự hợp tác của đối tượng là một trong những yếu tố quyết định đến việc hỗ trợ có đạt hiệu quả hay khơng. Do đó, việc nắm bắt rõ các đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của NSCNMT sẽ giúp việc định hướng và xây dựng kế hoạch thực hiện mơ hình CTXH nhóm trong hỗ trợ việc làm được dễ dàng hơn.

Người sau cai nghiện ma túy muốn có cơ hội việc làm trước hết phải có ý chí, nghị lực vượt qua mặc cảm, và quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hòa nhập với xã hội, và vươn lên khẳng định bản thân, xây dựng cuộc sống mới. Bản thân họ phải có mong muốn tìm kiếm việc làm để ổn định thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu của nhà tuyển dụng, tính chất cơng việc, người sau cai nghiện phải bảo đảm yếu tố thể lực, có sức khỏe tốt để làm việc. Đồng thời, họ phải bảo đảm được yếu tố chuyên môn công việc. Mặt khác, trong q trình tái hịa nhập cộng đồng, NSCNMT rất cần có sự đồng cảm, chia sẻ từ gia đình và cộng đồng để giúp họ thêm tự tin vượt qua mặc cảm cá nhân, tăng khả năng xin việc khi đi phỏng vấn và thích ứng với nhu cầu về lao động của thị trường lao động.

Gia đình với vai trị là tổ ấm, với tình thương và trách nhiệm chính là nơi ngăn ngừa tệ nạn ma túy xâm nhập vào các thành viên, đồng thời là nguồn động viên, an ủi lớn nhất giúp những người nghiện vượt qua được căn bệnh ma túy nguy hiểm. Thực tiễn cũng chứng minh, đối với các đối tượng sau cai nghiện ma túy có gia đình n ấm, được gia đình chăm sóc tận tình, động viên giúp đỡ, ủng hộ khuyến khích họ tìm việc làm, thì hiệu quả chống tái nghiện

lớn hơn rất nhiều các đối tượng có gia đình khơng hạnh phúc. Bởi NSCNMT mang trong mình nỗi mặc cảm, tủi hổ, tự ti. Vì vậy, nếu họ nhận được sự thông cảm, động viên, giúp đỡ và chấp nhận, đặc biệt trong quá trình tìm việc làm, ổn định đời sống từ chính những người thân u, gia đình sẽ là một biện pháp rất tốt để họ vượt qua thử thách sau cai nghiện, hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

Khơng chỉ có gia đình, mà cộng đồng sống xung quanh cũng có vai trị hết sức quan trọng đối với sự nỗ lực, cố gắng của NSCNMT. Bởi họ cần tái hòa nhập cộng đồng, cần sự chấp nhận, sự thông cảm chứ không phải sự cảnh giác, đề phòng, kỳ thị của những người xung quanh. Và để giúp NSCNMT tái hòa nhập cộng đồng, Luật phòng chống ma túy (12/2000) có quy định rõ “Người đã cai nghiện ma túy được chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện cho họ học nghề tạo việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng” [56].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 41)