Lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)

1.3 .Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.3.2. Lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội nhóm

Thuyết hệ thống được sử dụng rộng rãi trong công tác xã hội nhóm vì thuyết này giúp cho nhân viên xã hội hiểu được nhóm như là một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Bên cạnh đó để hệ thống nhóm này hoạt động hiệu quả, nhóm sẽ có nhiều tương tác với các hệ thống môi trường bên ngoài khác. Nhiều nhà nghiên cứu về thuyết hệ thống có tên tuổi như Parsons (1951), Anderson, (1979), Olsen (1968) đã xem xét nhóm như hệ thống xã hội. Parsons (1951) cho rằng “Nhóm là những hệ thống xã hội với vô số những thành viên có các mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm mục đích duy trì trật tự và sự cân bằng ổn định theo phương pháp hoạt động như một thể thống nhất” [Dẫn theo11]. Nhóm thường xuyên đối đầu với những nhu cầu luôn thay đổi nhằm đạt được mục đích, mục tiêu, duy trì sự cân bằng ổn định. Vì vậy, nhóm phải huy động được nguồn lực và hành động để đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi để tồn tại và phát triển. Parsons, Bales và Shils (1953) đã chỉ ra bốn nhiệm vụ cơ bản có ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm: (1) Hoà nhập - đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm hoà hợp với nhau; (2) Điều chỉnh - đảm bảo các thành viên trong nhóm thay đổi để thích ứng với những yêu cầu của môi trường; (3) Duy trì mô hình - nhóm phải xác định và duy trì những mục đích và luôn tuân thủ tiến trình cơ bản; và (4) Tiến trình đạt mục tiêu - đảm bảo nhóm duy trì và hoàn thành nhiệm vụ. Việc tuân thủ bốn nhiệm vụ trên sẽ giúp nhóm có thể duy trì tính ổn định và cân bằng.

Thuyết hệ thống giúp nhà thực hành công tác xã hội có những hiểu biết về các thể chế, sự tương tác của các hệ thống này với nhau và với các đối tượng trong nhóm, biết cách thức mà mọi cá nhân tương tác với nhau, những nhân tố nào hỗ trợ cho sự thay đổi sẽ tham gia vào tiến trình giúp đỡ này.

Tóm lại, thuyết hệ thống đã cung cấp một mô hình giúp nâng cao hiểu biết cho nhà chuyên môn và cách đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho con người trong môi trường của họ. Ở góc độ CTXH, NVCTXH nếu hiểu về thuyết hệ thống sẽ có được cơ hội lựa chọn các dịch vụ không phải chỉ để hỗ trợ trực tiếp đối tượng mà còn để xác định sự đóng góp vào việc cung cấp các

dịch vụ xã hội. NVCTXHhỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện nghiện ma túy có thể cung cấp những thông tin hai chiều cả ở cá nhân, nhómNSCNMTvà cộng đồng, các tổ chức, người sử dụng lao động, trên cơ sở đó thúc đẩy sự hiểu biết về hệ thống và tạo ra những thay đổi mà hệ thống có thể đạt được nhằm phục vụ tốt hơn trong tạo việc làm cho NSCNMT.

Tuy vậy, thuyết hệ thống có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, thuyết hệ thống chưa xác định được rõ ràng các khái niệm và hệ thống chuẩn mực, chẳng hạn như cái gì hình thành ra hệ thống, ranh giới của hệ thống là gì, và những thành tố khác của hệ thống. Vì vậy, thuyết chưa hoàn toàn đưa ra những lý giải thoả mãn trong cả lý thuyết và thực hành [Dẫn theo 11].

Trong khi đó, người ta lại đề nghị các nhà thực hành chấp nhận những nhận định cơ bản rút ra từ thuyết hệ thống. Theo thuyết này, tất cả các thành phần của hệ thống đan quyện vào nhau một cách rất phức tạp, và sự thay đổi một bộ phận của hệ thống chắc chắn dẫn đến sự thay đổi trong các phần khác của hệ thống. Một số nhà bình luận đã chỉ ra sự không thống nhất giữa giá trị CTXH và các thuyết hệ thống. Như khi đề cập đến một trong những giá trị CTXH, người ta quan tâm tới tính cá biệt của NSCNMT, có nghĩa là yêu cầu NVCTXH cần tuân thủ nguyên tắc cá biệt hoá trong quá trình giúp đỡ. Trong khi đó, thuyết hệ thống, lại nhấn mạnh vào mối tương tác và mạng lưới làm việc, do vậy, sự không thống nhất này làm cho NVCTXH mất đi sự tập trung vào tính riêng biệt của mỗi cá nhân.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1, đề tài đã tập trung làm rõ các khái niệm: ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy, CTXH, CTXH nhóm, việc làm, CTXH nhóm trong hỗ trợ việc làm cho NSCNMT, tiến trình CTXH nhóm trong hỗ trợ việc làm cho NSCNMT và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH nhóm trong hỗ trợ việc làm cho NSCNMT. Qua đó, là cơ sở lí luận để tiến hành nghiên cứu thực trạng và ứng dụng mô hình CTXH nhóm vào hỗ trợ việc làm đối với NSCNMT tại TTCB&GDLĐXH Bắc Ninh. Những căn cứ về lý luận và thực tiễn được trình bày tại chương 1 làm tiền đề cho nghiên cứu thực tiễn tại chương 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜISAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH VÀ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BẮC NINH 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Về tình hình kinh tế, theo số liệu thống kê năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước[60]. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 979 nghìn tỷ đồng, gần tương đương với TP. Hồ Chí Minh và khả năng sẽ vượt trong năm 2018 [60].

Thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đặc biệt là thu hút FDI, năm 2017, cấp mới đăng ký đầu tư khoảng 160 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 600 triệu USD; cấp điều chỉnh vốn 115 dự án với số vốn điều chỉnh tăng thêm là 2,743 tỷ USD.

Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, vượt 47,5% KH và tăng 59,5%.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.390 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại

hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).

Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả; đồng thời thực hiện giải thể, sáp nhập các đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm 11 đầu mối, qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần quan tâm khắc phục như: trong công tác đầu tư xây dựng ở một số dự án, công trình tiến độ chậm; giải quyết ô nhiễm môi trường có chuyển biến nhưng còn chậm nhất là ô nhiễm môi trường ở các làng nghề; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa đạt yêu cầu; tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định chưa được khắc phục triệt để; việc thực hiện các khoản thu trong một số cơ sở thiếu công khai, minh bạch...

2.1.2. Trung tâm Chữa bệnh và Giáo dục Lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh

* Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh theo quyết định số 220/QĐ-UBND, ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh; Đến ngày 14/3/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 140/QĐ- UBND đổi tên thành Cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, với chức năng, nhiệm vụ chính:

- Tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi nhân cách; tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề; tổ chức lao động sản xuất; tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý và người sau cai nghiện ma tuý (gọi tắt là đối tượng 06);

- Tổ chức thực hiện quản lý, tư vấn giúp đỡ người sau cai nghiện ổn định tâm lý, sức khoẻ, phòng chống tái nghiện và hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý chuẩn bị các điều kiện tái hoà nhập cộng đồng;

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, trị liệu nhóm và hỗ trợ về tâm lý, xã hội thích hợp đối với những người sử dụng ma tuý; giúp đỡ người sau cai nghiện ổn định tâm lý, sức khoẻ, phòng chống tái nghiện;

- Vận động người sử dụng ma tuý tham gia chương trình điều trị thích hợp, tổ chức điều trị nội trú, ngoại trú, bán trú với các phương pháp thích hợp với từng người;

- Tổ chức quản lý, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm;

- Tổ chức Cơ sở điều trị hoặc điểm cấp phát thuốc Methadone cho người điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.

- Liên kết với các tổ chức xã hội ở địa phương, các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh để tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề.

* Hệ thống tổ chức

* Tình hình cai nghiện ma túy và kết quả công tác hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Thời gian qua mặc dù được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và Tỉnh tích cực, nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống ma túy, song tệ nạn này vẫn liên tục gia tăng về số lượng và đặc điểm, tính chất diễn biến ngày một phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe nhân dân.

Ma túy ngày càng xâm nhập sâu vào tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và công nhân viên chức - nguồn nhân lực chính của xã hội. Loại ma túy thay đổi từ các loại ma túy truyền thống như thuốc phiện chuyển sang ma túy tổng hợp, ma túy đá. Hình thức sử dụng cũng rất đa dạng, phức tạp như hút, hít, tiêm chích... Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe Phòng Quản lý - Bảo vệ Phòng Quản lý sau cai Phòng Giáo dục - Hòa nhập cộng đồng Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Bắc Ninh

Bảng 1: Thống kê số lượng học viên tại Trung tâm năm 2017

Nội dung Số lƣợng

- Tổng số học viên được tiếp nhận: 122

Học viên bắt buộc 19

Học viên tự nguyện 103

Học viên sau cai nghiện 0

- Tổng số học viên về gia đình và cộng đồng: 115

Học viên bắt buộc 22

Học viên tự nguyện 93

Học viên quản lý sau cai 0

Nguồn:Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Trung tâm CB&GDLĐ-XH - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh.

* Những thuận lợi, khó khăn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ việc làm cho người nghiện và sau cai nghiện ma tuý.

Trong quá trình hoạt động Trung tâm luôn được UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương bình và xã hội quan tâm tạo điều kiện cho nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất tốt, đảm bảo cho công tác tiếp nhận, chữa bệnh, quản lý học viên tại Trung tâm. Thực hiện các chỉ tiêu của Sở giao, chi bộ và Lãnh đạo Trung tâm đã sớm chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, bám sát với nhiệm vụ chính trị được giao. Trung tâm luôn chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất sẵn sàng tiếp nhận học viên từ các huyện, thị xã, thành phố bàn giao vào. Các chế độ chính sách của Nhà nước đối với viên chức, người lao động và học viên được thực hiện đầy đủ.

Chi bộ, lãnh đạo, viên chức và người lao động Trung tâm đoàn kết thống nhất thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao, thường xuyên phát huy tính công khai dân chủ, đối thoại trực tiếp với viên chức, người lao động, và học viên để giải quyết trực tiếp các vấn đề phát sinh, vướng mắc củng cố chặt chẽ mối đoàn kết nội bộ giữa cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; phát

huy tính chủ động, sáng tạo của viên chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; các nội quy, quy định của đơn vị được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị; công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển điều động cán bộ được thực hiện theo đúng quy định, các hoạt động mua sắm trang thiết bị tài sản, công tác tài chính... thường xuyên được công khai dân chủ. Đây là những điều kiện góp phần tạo ra tính tích cực, môi trường làm việc thuận lợi của NVCTXH, qua đó tạo ra những hiệu quả cho quá trình thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ việc làm cho NSCNMT tại Trung tâm.

Để hỗ trợ việc làm cho NSCNMT Trung tâm có nhiều giải pháp như tuyên truyền, hướng nghiệp, dạy nghề cho học viên, người sau sai nghiện. Trung tâm có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương, các tổ, đội tình nguyện tổ chức nhiều chương trình nói chuyện chuyên đề cho các đối tượng sau cai nghiện và người thân của họ, tư vấn điều trị nghiện và phòng ngừa tái nghiện. Từ mô hình sử dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đã tư vấn cho hàng trăm lượt NSCNMT và gia đình giúp nhiều người nghiện đoạn tuyệt với ma túy, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất của địa phương tạo điều kiện để họ tham gia sản xuất, phát triển kinh tế. Nhiều thành viên tham gia mô hình thể hiện sự tự tin hơn trong cuộc sống, tự chủ được cuộc sống của bản thân và gia đình, làm những công việc lương thiện xây dựng cuộc sống mới. Người cai nghiện và sau cai nghiện được các NVCTXH, các tình nguyện viên giúp đỡ có chuyển biến tích cực về tinh thần, sức khỏe; nhiều người có nhu cầu và khả năng đã được hỗ trợ vay vốn, học nghề, tạo cơ hội việc làm phù hợp.

Trong những năm gần đây việc đưa học viên cai nghiện bắt buộc vào Trung tâm gặp khó khăn do một số vấn đề bất cập trong việc thực hiện Nghị định số 221/NĐ-CP, ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 221/NĐ-CP, sự nhận thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)