.Cơng tác xã hội nhóm, mơ hìnhcơng tác xã hội nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 31 - 33)

1.1.3.1.Khái niệm cơng tác xã hội nhóm

Cơng tác xã hội nhóm là một trong số các hoạt động của CTXH, bởi: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các

cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phịng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [21, tr.4].

Hiện có nhiều cách tiếp cận với CTXH nhóm khác nhau, cụ thể như: Theo quan điểm của tác giả Toseland và Rivas cho thấy:“CTXH nhóm

là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm và trị liệu nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hồn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân, các thành viên trong nhóm và tới tồn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ” [21, tr.39].

Tác giả Lê Văn Phú (2004) cho rằng CTXHN chính là sự vận dụngnhững kĩ năng chuyên nghiệp để trợ giúp các nhóm xã hội yếu thế thay đổi nhận thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội của các thành viên [27].

Tác giả Hà Thị Thư (2012) cho rằng, “Công tác xã hội nhóm là phương

pháp của cơng tác xã hội nhằm trợ giúp các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường tương tác, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn

đề chung khi tham gia vào các hoạt động nhóm để đạt tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên” [38].

Theo đó, chúng tơi nhận thấy các tác giả đã đưa ra định nghĩa bao quát được bản chất của CTXH nhóm là một phương pháp can thiệp của CTXH.

Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và mơi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những khó khăn. Trong hoạt động CTXH nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp điều phối của nhân viên xã hội (trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm)” [18].

1.1.3.2.Mơ hình

Mơ hình là một hình thức diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng để nghiên cứu đối tượng ấy. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về mơ hình, bao gồm:

Mơ hình được hiểu là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại, mơ phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu.

Mơ hình là công cụ để giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, q trình... nào đó phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người. Mơ hình được phân loại theo các dạng: mơ hình hệ thống, mơ hình cấu trúc, mơ hình logic, mơ hình tốn, mơ hình xã hội. Trong đó mơ hình xã hội là một kiểu mẫu tương tác xã hội, một cung cách ứng xử, một mẫu tương tác mà chủ thể xã hội bắt chước, học hỏi và tiến hành theo [18].

1.1.3.3. Mơ hình cơng tác xã hội nhóm

Do phạm vi giới hạn của đề tài nghiên cứu này, có thể hiểu mơ hình CTXH nhóm là một cơng cụ, một dạng thức tương tác, ứng xử giữa các chủ thể

có liên quan trong cùng một hệ thống trên cơ sở vị trí, vai trị của họ trong hệ thống đó, là cách thức sử dụng các phương pháp CTXH nhóm một cách chuyên nghiệp có hiệu quả nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, hỗ trợ hoạt động việc làm cho NSCNMT tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)