Chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ
Tổng số cơ sở điều tra Cơ sở 20 25 30
- Tỷ lệ lao động ký hợp đồng % 12 7 0
- Tỷ lệ lao động không ký hợp đồng % 88 93 100
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Kết quả điều tra cho thấy người lao động ở các cơ sở sản xuất, đa số người lao động không muốn ký HĐLĐ có một số nguyên nhân như sau.
- Thứ nhất, người lao động nhận thức chưa được phổ biến về pháp luật lao động, hợp đồng lao động, nên khi được yêu cầu ký HĐLĐ có nhiều điều khoản họ không rõ, không được giải thích cụ thể. Những quy định không rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng khiến người lao động không yên tâm khi ký HĐLĐ. Họ cho rằng,
người sử dụng lao động có thể lợi dụng sự không chặt chẽ trong hợp đồng để đem lại lợi ích cho những người quản lý
- Thứ hai, nhiều điều khoản trong HĐLĐ không được thực hiện đầy đủ nên người lao động mất lòng tin vào hợp đồng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động, nhiều cơ sở thực hiện không đảm bảo quyển lợi cho người lao động như: không đóng bảo hiểm cho người lao động, chế độ lương - thưởng chưa rõ ràng … Số lượng cơ sở thực hiện ký HĐLĐ với người lao động không nhiều và việc quản lý các doanh nghiệp thực hiện HĐLĐ còn chưa chặt chẽ.
- Thứ ba, đa số người lao động được hỏi không muốn ràng buộc về mặt pháp lý. Người lao động và chủ cơ sở chỉ thoả thuận bằng miệng với nhau về công việc, thời gian làm việc, tiền công.
- Thứ tư, đa số người lao động làm việc theo thời vụ vì vậy thời gian làm việc tại các cơ sở không dài. HĐLĐ ràng buộc họ về một thời gian trong khi nhiều lao động vẫn còn làm nông nghiệp.
Bảng 4.13. Một số lý do chủ yếu ảnh hƣởng đến việc ngƣời lao động không muốn ký HĐLĐ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ
Tổng số lao động điều tra ngƣời 30 30 30
Nhiều vấn đề trong hợp đồng không nắm
rõ % 78 83 -
Không tin tưởng về hợp đồng % 34 46 67
Không muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý
% 72 75 100
Thời gian làm việc không dài % 68 74 93
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Như vậy, do nhận thức của người lao động chưa cao và thói quen làm việc của người lao động ở các làng nghề khiến cho các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động cũng như của các cơ sở không được đảm bảo. Ngoài
những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra thì hầu hết các chế độ về bảo hiểm, mua sắm thiết bị bảo hộ … đều bị các cơ sở bỏ qua và chính quyền địa phương không thể quản lý. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho người lao động trong việc ký HĐLĐ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình làm việc.
4.4.4.2.Tiền lương và các chính sách khuyến khích đối với người lao động
Giá trị các sản phẩm thủ công là sự kết tinh của giá trị sức lao động. Với xu hướng CNH - HĐH, các cơ sở kinh doanh cũng bắt đầu thực hiện chuyên môn hóa, đưa vào sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất.
Cách trả công phổ biến nhất ở hầu hết các cơ sở mộc đối với lao động mùa vụ là trả công theo sản phẩm, hoặc theo ngày công. Đối với lao động thường xuyên của cơ sở sẽ có mức lương cố định, ngoài ra lao động sẽ được thưởng thêm tùy vào tiến độ hoàn thành công và mức giá sản phẩm bán ra thị trường là cao hay thấp. Vào những lúc sản xuất tăng cao, nhiều đơn đặt hàng thì xấp xỉ 80% lao động đều phải làm tăng ca. Người lao động làm tăng ca chủ yếu do họ tự nguyện, một số ít do công việc bắt buộn họ phải làm tăng ca để kịp tiến độ sản xuất.
Bảng 4.14 cho thấy mức lương của những người lao động ở 3 làng nghề theo các loại hình quy mô trên đều có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Đối với người dân nông thôn, mức thu nhập như vậy là không hề nhỏ. Chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ sở làm mộc để tìm ra những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm nên giá trị sản phẩm nghề mộc của huyện lớn góp phần làm tăng thu nhập cho người làm nghề mộc. Nếu thu nhập từ nghề tăng lên và ổn định sẽ thu hút được lao động địa phương đang làm công việc khác quay trở lại quê hương để làm nghề.
Chế độ khen thưởng với người lao động là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc cho người lao động. Ở các doanh nghiệp, vào những ngày lễ, tết, doanh nghiệp có tổ chức khen thưởng đối với người lao động đang làm việc tuỳ thuộc vào năng lực và vị trí làm việc của từng người nhằm khuyến khích lao động làm việc.
Tuy nhiên, hầu hết lao động ở các làng nghề mộc mỹ nghệ đều không có chế độ bảo hiểm, đặc biệt là lao động làm việc ở các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Đối với doanh nghiệp, những người thợ chính và nhân viên các phòng ban như kế toán,phòng kinh doanh, giám đốc mới được đóng bảo hiểm.
Bảng 4.14. Tiền lƣơng và phúc lợi của ngƣời lao động tại các cơ sở sản xuất
Chỉ tiêu Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ
Tiền lương bình quân ( triệu đồng/tháng) 12,5 8,5 6,3
Tiền thưởng/năm (triệu đồng/năm) 1 0 0
Tiền phúc lợi khác/năm (triệu đồng/năm) 1 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Đánh giá của người lao động về chế độ tiền lương, thưởng được trình bày ở bảng 4.15 Tỷ lệ người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động làm việc ở quy mô lớn hài lòng và tạm hài lòng với chế độ lương, thưởng so với người làm việc ở hộ quy mô vừa và nhỏ, do các doanh nghiệp và hộ quy mô lớn đặt được các đơn đặt hàng thường xuyên hơn so với các hộ quy mô vừa và nhỏ.
Bảng 4.15. Đánh giá của ngƣời lao động về chế độ lƣơng, thƣởng
Đơn vị tính: %
Cơ sở sản xuất Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Doanh nghiệp 0 26 43 26 5 Hộ quy mô lớn 0 19 28 37 16
Hộ quy mô vừa và nhỏ 0 8 19 46 27
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
4.4.5. Đào tạo nghề cho ngƣời lao động tại các cơ sở sản xuất
Mặc dù có nhiều chính sách cho đào tạo nghề ở nông thôn nhưng nhìn chung, công tác đào tạo nghề ở các làng nghề vẫn còn sơ sài, mang tính hình thức. Hầu hết các cơ sở dạy nghề cho lao động mới theo hình thức truyền nghề Với các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các làng nghề, các địa phương đã kết hợp với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác thu thập thông tin và đào tạo nghề, nhưng những cơ sở tham gia vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn là đào tạo tại chỗ.
nên nhu cầu của thị trường tăng cao vào dịp cuối năm. Các cơ sở sẽ bắt đầu thuê lao động để phục vụ sản xuất bắt đầu từ tháng 7, 8 hàng năm. Những thợ mới chủ yếu làm công việc phụ như: đánh nhám, tiện thô, vecni... nên đào tạo cho lao động mới chỉ mất khoảng vài tuần đến 1 tháng. Hiện nay, ở một số công đoạn làm việc đã sử dụng máy móc nên chỉ cần hướng dẫn cho họ cách sử dụng, vận hành máy. Đây là cách làm rất tiến bộ, thể hiện cách nhìn nhận, tư duy của chủ lao động làng nghề đang được cải thiện. Việc làm này giúp người lao động được tiếp xúc với máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất hoặc mẫu sản phẩm mới..
Thiếu sự hỗ trợ quan tâm của chính quyền và của chủ cơ sở về đào tạo nghề nghề làm cho nghề truyền thống dần bị mai một, số lao động giỏi nghề cũng giảm bớt. Do vậy, ngoài các cơ sở thì địa phương cũng cần tham gia công tác đào tạo nghề. Cần phải tận dụng số lượng nghệ nhân để truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Đồng thời tăng cường công tác tiếp cận thị trường để tìm hiểu mẫu mã mới để sản xuất góp phần bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của địa phương.
Bảng 4.16. Đánh giá của ngƣời lao động về đào tạo nghề
Đơn vị tính: %
Cơ sở sản xuất Rất hài
lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Doanh nghiệp 0 16 58 26 0 Hộ quy mô lớn 0 10 52 38 0
Hộ quy mô vừa và nhỏ 0 7 46 47 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Nhìn chung, những học viên tham gia đào tạo nghề ở các cơ sở và các lớp tập trung đều thấy chương trình đào tạo là phù hợp với họ. Tuy nhiên, máy móc thiết bị để học viên thực hành còn thiếu và đa số các máy móc đều đã lạc hậu nên họ khó có thể sử dụng ngay được các máy móc hiện đại mà nhiều cơ sở đã mua sắm, sử dụng, giảm tính ứng dụng vào thực tế đối với các học viên.
4.4.6. An toàn lao động tại các cơ sở sản xuất
Về vấn đề an toàn của người lao động ở tất cả các làng nghề trên đất nước đều không có chế độ bảo vệ an toàn cho người lao động, lý do chủ yếu là do trình độ dân trí thấp nên sự hiểu biết có hạn, chính vì thế người lao động muốn lương thỏa thuận theo mùa vụ được cao họ bất chấp dù nguy hiểm. Hiện nay tai nạn chủ
yếu là xây xước nhẹ, bị bong ngân và nặng nhất là chỉ bị thương chân tay. Chính tính chất làm theo mùa vụ là chủ yếu ở các làng nghề mộc mỹ nghệ nên ký hợp đồng để được bảo hiểm người lao động không dám làm vì họ chỉ làm khi có thời gian nông nhàn trong những ngày không phải vụ mùa. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp lớn thì việc bị thương có ít so với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình vừa vì họ có quan tâm đến chế độ an toàn lao động hơn so với các loại hình khác.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sản xuất trong quá trình sản xuất còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hoá chất khác như keo (cồn), bột đắp, giấy ráp, và đối với sản phẩm hoàn thiện còn dùng thêm cả sơn, dung môi và vecni. Các loại chất thải phát sinh trong sản xuất gồm chất thải rắn như gỗ vụn, mùn cưa, giấy ráp thải. Đặc biệt bụi từ các máy chà, máy đánh giấy ráp có kích thước nhỏ và dễ phân tán nên là nguồn gây ô nhiễm đối với người lao động mà còn đối với môi trường không khí xung quanh của làng nghề. Vì vậy, số lượng người lao động mắc phải các bệnh hô hấp thường cao. Trong số 90 người lao động được hỏi, có đến 56 % người lao động mắc phải bệnh hô hấp. Vì vậy, để giảm tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp thì cả cơ sở sản xuất và cả người lao động cần nâng cao ý thức sử dụng trang phục an toàn lao động.
4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ MỘC MỸ NGHỆ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN
Các chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng
Các chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Những ưu tiên của Nhà nước trong hỗ trợ, phát triển các làng nghề chính là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở tính toán kế hoạch kinh doanh của mình. Hiện nay những chính sách chung phát triển làng nghề còn ít và tổ chức thực hiện chưa hiệu quả. Những chính sách về quản lý và sử dụng lao động làng nghề của tỉnh Bắc Ninh thì chưa có cụ thể.
Giám sát và quản lý của chính quyền địa phƣơng
Từ những chính sách và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý có liên quan đến quản lý lao động làng nghề, thì khâu tổ chức thực hiện có vai trò quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong quản lý lao động làng nghề. Sự giám sát và quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương sẽ hạn chế được vi phạm của các chủ sử dụng lao động đối với quyền lợi của người lao động. Giám sát và quản lý của chính quyền địa phương cần được phối hợp chặt
chẽ giữa các ban ngành.
Hình thức tổ chức hoạt động của các cơ sở sản xuất
Cũng giống như các địa phương khác có nghề truyền thống, việc sản xuất kinh doanh còn manh mún, hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, tiếp cận thị hiếu tiêu dùng. Việc phát triển và mở rộng quy mô ngày càng lớn và đăng ký hoạt động kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp gắn liền với việc nâng cao năng lực quản lý và nhận thức của người quản lý. Các doanh nghiệp đăng lý kinh doanh nên đã thuận tiện hơn cho chính quyền địa phương trong giám sát so với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình và nhỏ lẻ.
Ở những cơ sở sản xuất là doanh nghiệp, các chế độ về an toàn lao động và bảo hiểm đã được thực hiện cho người lao động để từng bước đảm bảo lợi ích cho người lao động, đối với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia định , lao động và chủ sử dụng lao động chỉ thoả thuận bằng miệng với nhau.
Như vậy, hình thức tổ chức hoạt động của cơ sở sản xuất có ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao. Sự hình thành ngày càng nhiều cơ sở sản xuất quy mô là doanh nghiệp là điều kiện để các làng nghề mộc tiến hành nhanh chuyên môn hoá trong sản xuất đồ gỗ, đem lại lợi ích về kinh tế, lợi ích xã hội cho địa phương và bảo đảm quyền lợi hơn cho người lao động.
Năng lực của ngƣời quản lý và ý thức của ngƣời lao động
Quản lý các cơ sở làm nghề ở Thị xã từ Sơn hiện nay bình quân có khoảng 60% là những người có trình độ trung học phổ thông trở xuống. Họ trở thành ông chủ vì gia đình có truyền thống làm nghề và đứng ra làm chủ tự tuyển dụng lao động, tự tìm kiếm thị trường. Vì vậy, họ quản lý công việc theo kiểu tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Tổ chức lao động kém sẽ gây ra ùn ứ hoặc thiếu hụt lao động nên liên tục phải điều chuyển lao động. Vì vậy, nâng cao năng lực của người quản lý ở các làng nghề của Thị xã Từ Sơn là việc làm cấp thiết để đảm bảo nguồn lực lao động ở các làng nghề được sử dụng có hiệu quả.
Chủ quản lý các cơ sở sản xuất có trình độ học vấn cao sẽ nhận thức công việc tốt hơn. Họ am hiểu về các chính sách, pháp luật của Nhà Nước nên cách quản lý của họ tốt hơn. Số lao động trong cơ sở được hưởng các chế độ khen thưởng, phụ cấp … cao hơn hẳn so với các cơ sở mà người chủ có trình độ học vấn thấp hơn.
mô hơn so với các làng Hương Mạc, nên có thể nhận thấy việc sắp xếp công việc và trả công cho người lao động khoa học và hiệu quả hơn hẳn. Không những thế, các cơ sở quản lý lao động chặt chẽ hơn. Nhìn chung, các cơ sở ngày càng nỗ lực sử dụng các biện pháp quản lý lao động để sản xuất đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cơ sở nhỏ, chưa có đủ tiềm lực và khả năng nên quản lý chưa khoa học, công việc của cơ sở dễ bị ùn ứ, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm. Những dụng