4.4.3.1. Công tác tuyển dụng lao động
- Xác định nhu cầu lao động
Ở các cơ sở điều tra, lượng lao động thường xuyên làm việc được duy trì thông thường từ 7-10 người đối với cơ sở có quy mô vừa và nhỏ và 15-20 người đối với những cơ sở có quy mô lớn và doanh nghiệp kể cả vào những thời điểm lượng hàng hoá trên thị trường tiêu thụ chậm. Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng có thời điểm nhu cầu thị trường tăng mạnh hơn, khiến các nhà sản xuất phải tuyển dụng thêm lao động để đáp ứng kịp thời cầu hàng hoá. Với các sản phẩm mộc cũng vậy, thông thường các sản phẩm của các cơ sở thường tiêu thụ mạnh vào thời điểm cuối năm. Do vậy, hầu hết các cơ sở đều phải tìm lao động vào làm việc ở các bộ phận. Thông thường vào tháng 7, tháng 8 hàng năm các cơ sở sẽ tiến hành công tác tuyển dụng lao động. Trước khi ra thông báo tuyển dụng các cơ sở đều phải tính toán kỹ nhu cầu lao động vào các bộ phận là bao nhiêu người, thời gian thuê khoảng bao lâu, yêu cầu về trình độ tay nghề đối với người lao động mới ... để phục vụ cho công việc tính toán các khoản chi phí trong quá trình sản xuất.
Các cơ sở sản xuất đều xác định nhu cầu lao động dựa vào việc theo dõi nhu cầu lao động từ các năm trước để dự báo nhu cầu nhân viên cần thiết trong thời gian sắp tới. Đồng thời, các cơ sở cũng theo dõi nhu cầu tiêu dùng và đưa ra dự báo về lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được để xác định nhu cầu lao động ở từng bộ phận cụ thể. Các làm này không chính xác tuyệt đối do dự báo chỉ dựa vào yếu tố thời gian và xu hướng chung. Trong khi đó, thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên rất khó dự báo chính xác.
- Thông báo tuyển dụng
Với các cơ sở mộc chủ yếu là hộ gia đình quy mô nhỏ, thường có lượng lao động mùa vụ đã làm cho cơ sở nhiều năm, đến thời điểm cần thiết cơ sở sản xuất thuê người lao động. Với những lao động này, họ đã biết nghề, biết việc nên chỉ cần chỉ dẫn lại cho họ là họ có thể tham gia ngay vào quá trình sản xuất. Thông báo tuyển dụng thông thường được thực hiện ở doanh nghiệp và hộ sản xuất quy mô lớn hơn là hộ sản xuất quy mô nhỏ.
- Tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn người xin việc
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người xin việc, các cơ sở sẽ tổ chức tiếp xúc, phỏng vấn người xin việc nhằm nắm bắt rõ hơn thông tin về người xin
việc, về khả năng làm việc, trình độ tay nghề của người lao động. Đây cũng là thời điểm cơ sở tuyển dụng thông báo cho người lao động nắm rõ hơn về công việc mà cơ sở đang tuyển dụng và các vấn đề liên quan đến thời gian làm việc, tiền công, quy định làm việc ... Hiện nay, nhiều nơi có tổ chức đào tạo nghề mộc nên các cơ sở có nhiều nguồn lao động để có thể chọn lựa lao động chất lượng tốt vào làm việc.
- Đánh giá, so sánh người xin việc với yêu cầu công việc
Quá trình tiếp xúc với người xin việc sẽ xác định được người đáp ứng tương đối đầy đủ các điều kiện tuyển dụng. Từ đó chủ cơ sở sẽ ra quyết định tuyển dụng người lao động vào làm việc.
Với quy trình tuyển dụng đầy đủ, khoa học chỉ được thực hiện ở các cơ sở mộc có quy mô lớn, người chủ có kiến thức về quản lý. Còn đối với những cơ sở nhỏ hơn, hầu hết lao động xin vào làm việc qua sự quen biết hoặc tuyển chọn không nghiêm ngặt nên chất lượng lao động thường thấp hơn.
Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng lao động ở các cơ sở đều tăng qua các năm. Sự mở rộng quy mô sản xuất, giá trị sản phẩm nghề mộc cao tạo nên thu nhập tương đối ổn định là lý do ngành này ngày càng thu hút nhiều lao động. Ở các cơ sở nghiên cứu, có rất nhiều lao động đến xin việc và số lao động tham gia dự tuyển ngày càng tăng qua các năm. Nhu cầu tuyển dụng vê lao động ở các cơ sở hầu như đáp ứng được về mặt số lượng.
Bảng 4.10.Tuyển dụng và thuê lao động tại các cơ sở sản xuất năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ Bình quân
- Số lao động được tuyển dụng Người 5 2 1 2,7
-Số lao động được thuê làm thời vụ
( Bình quân người/tháng) Người 20 17 9 15,3
- Phân theo hình thức tuyển dụng hoặc thuê
- Xét hồ sơ % 5 3 2 3,3
- Nhờ người quen % 35 37 40 37,3
- Bằng miệng % 60 60 58 59,4
Qua bảng số liệu 4.10 cho thấy, số lượng lao động được tuyển vào làm việc tại các cơ sở đáp ứng đựoc 100% nhu cầu. Tuy nhiên, các cơ sở ngày càng lựa chọn được nhiều lao động do hiện nay, công tác đào tạo nghề ở địa phương và ở các cơ sở nghề được chú trọng, nên chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Từ năm 2013 đến 2015, tổng số lao động được các cơ sở tuyển chọn được tăng dần theo năm. Hình thức tuyển dụng lao động được các cơ sở thường xuyên áp dụng là nhờ người quen và xin bằng miệng, thi thử tay nghề được áp dụng nhiều nhất do lao động tuyển vào là lao động thủ công, phải có kỹ năng, tư duy sáng tạo để làm việc. Việc xét duyệt hồ sơ vẫn được các cơ sở áp dụng nhưng lao động tuyển dụng thông qua hình thức này đang tăng dần do các cơ sở nhận thấy rằng, việc tuyển chon lao động thông qua phỏng vấn và tổ chức thi để nâng cao trình độ tay nghề mới và áp dụng công nghệ mới cần những người có tay nghề cao và trình độ cao để bắt nhịp với thị trường đang ngày càng phát triển và chất lượng lao động lại đảm bảo và có thể sử dụng lâu dài, trong khi đó, lao động thông qua thi tuyển cũng ngày càng được áp dụng nhiều để nâng cao chất lượng lao động trong cơ sở.
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của ngƣời lao động về công tác tuyển dụng tại các cơ sở sản xuất
Chỉ tiêu ĐVT Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ Bình quân
Tổng số lao động điều tra Ngƣời 30 30 30 30
1. Thông báo tuyển dụng
- Thông tin rõ ràng, dễ hiểu % 82 78 75 78,3
- Thông tin không rõ ràng % 18 22 25 21,4
2. Hình thức tuyển dụng
- Đơn giản, phù hợp năng lực của
người dự tuyển % 73 85 93 83,6
- Phức tạp, chưa phù hợp % 27 15 7 16,4
3. Tiêu chuẩn tuyển dụng
- Khắt khe, phức tạp % 37 28 17 27,3
- Phù hợp với công việc % 63 72 83 72,6
Tuyển dụng là công tác hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua công tác này các doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn nguồn nhân lực để phát triển sản xuất. Nguồn nhân lực tốt trong các cơ sở, doanh nghiệp sẽ giúp hoạt động sản xuất ổn định. Thông qua công tác tuyển dụng cũng đánh giá được quy mô sản xuất, trình độ quản lý của người chủ cơ sở đó.
Nhìn chung, những lao động được tuyển chọn vào làm việc đều đánh giá tốt về công tác tổ chức tuyển dụng ở các cơ sở. Hình thức thi tuyển hay phỏng vấn đều phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng của người lao động. Thông qua tuyển dụng, người lao động được sắp xếp công việc phù hợp với bản thân họ. Mặc dù công tác này mới chỉ tiến hành ở các cơ sở quy mô lớn nhưng nó cũng cần được phổ biến và tiến hành ở các cơ sở khác trong làng nghề. Thông qua tuyển dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, người lao động phải đạt được những yêu cầu nhất định mới có thể vào làm việc, do đó, cũng nâng cao ý thức học hỏi, nâng cao tay nghề cho người lao động.
4.4.4 Tình hình quản lý hợp đồng lao động , chế độ tiền lƣơng và đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động tại các cơ sở sản xuất
4.4.4.1. Quản lý hợp đồng lao động ở các cơ sở
Bảng 4.12. Quản lý và sử dụng lao động tại các cơ sở điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ
Tổng số cơ sở điều tra Cơ sở 20 25 30
- Tỷ lệ lao động ký hợp đồng % 12 7 0
- Tỷ lệ lao động không ký hợp đồng % 88 93 100
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Kết quả điều tra cho thấy người lao động ở các cơ sở sản xuất, đa số người lao động không muốn ký HĐLĐ có một số nguyên nhân như sau.
- Thứ nhất, người lao động nhận thức chưa được phổ biến về pháp luật lao động, hợp đồng lao động, nên khi được yêu cầu ký HĐLĐ có nhiều điều khoản họ không rõ, không được giải thích cụ thể. Những quy định không rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng khiến người lao động không yên tâm khi ký HĐLĐ. Họ cho rằng,
người sử dụng lao động có thể lợi dụng sự không chặt chẽ trong hợp đồng để đem lại lợi ích cho những người quản lý
- Thứ hai, nhiều điều khoản trong HĐLĐ không được thực hiện đầy đủ nên người lao động mất lòng tin vào hợp đồng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động, nhiều cơ sở thực hiện không đảm bảo quyển lợi cho người lao động như: không đóng bảo hiểm cho người lao động, chế độ lương - thưởng chưa rõ ràng … Số lượng cơ sở thực hiện ký HĐLĐ với người lao động không nhiều và việc quản lý các doanh nghiệp thực hiện HĐLĐ còn chưa chặt chẽ.
- Thứ ba, đa số người lao động được hỏi không muốn ràng buộc về mặt pháp lý. Người lao động và chủ cơ sở chỉ thoả thuận bằng miệng với nhau về công việc, thời gian làm việc, tiền công.
- Thứ tư, đa số người lao động làm việc theo thời vụ vì vậy thời gian làm việc tại các cơ sở không dài. HĐLĐ ràng buộc họ về một thời gian trong khi nhiều lao động vẫn còn làm nông nghiệp.
Bảng 4.13. Một số lý do chủ yếu ảnh hƣởng đến việc ngƣời lao động không muốn ký HĐLĐ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ
Tổng số lao động điều tra ngƣời 30 30 30
Nhiều vấn đề trong hợp đồng không nắm
rõ % 78 83 -
Không tin tưởng về hợp đồng % 34 46 67
Không muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý
% 72 75 100
Thời gian làm việc không dài % 68 74 93
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Như vậy, do nhận thức của người lao động chưa cao và thói quen làm việc của người lao động ở các làng nghề khiến cho các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động cũng như của các cơ sở không được đảm bảo. Ngoài
những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra thì hầu hết các chế độ về bảo hiểm, mua sắm thiết bị bảo hộ … đều bị các cơ sở bỏ qua và chính quyền địa phương không thể quản lý. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho người lao động trong việc ký HĐLĐ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình làm việc.
4.4.4.2.Tiền lương và các chính sách khuyến khích đối với người lao động
Giá trị các sản phẩm thủ công là sự kết tinh của giá trị sức lao động. Với xu hướng CNH - HĐH, các cơ sở kinh doanh cũng bắt đầu thực hiện chuyên môn hóa, đưa vào sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất.
Cách trả công phổ biến nhất ở hầu hết các cơ sở mộc đối với lao động mùa vụ là trả công theo sản phẩm, hoặc theo ngày công. Đối với lao động thường xuyên của cơ sở sẽ có mức lương cố định, ngoài ra lao động sẽ được thưởng thêm tùy vào tiến độ hoàn thành công và mức giá sản phẩm bán ra thị trường là cao hay thấp. Vào những lúc sản xuất tăng cao, nhiều đơn đặt hàng thì xấp xỉ 80% lao động đều phải làm tăng ca. Người lao động làm tăng ca chủ yếu do họ tự nguyện, một số ít do công việc bắt buộn họ phải làm tăng ca để kịp tiến độ sản xuất.
Bảng 4.14 cho thấy mức lương của những người lao động ở 3 làng nghề theo các loại hình quy mô trên đều có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Đối với người dân nông thôn, mức thu nhập như vậy là không hề nhỏ. Chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ sở làm mộc để tìm ra những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm nên giá trị sản phẩm nghề mộc của huyện lớn góp phần làm tăng thu nhập cho người làm nghề mộc. Nếu thu nhập từ nghề tăng lên và ổn định sẽ thu hút được lao động địa phương đang làm công việc khác quay trở lại quê hương để làm nghề.
Chế độ khen thưởng với người lao động là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc cho người lao động. Ở các doanh nghiệp, vào những ngày lễ, tết, doanh nghiệp có tổ chức khen thưởng đối với người lao động đang làm việc tuỳ thuộc vào năng lực và vị trí làm việc của từng người nhằm khuyến khích lao động làm việc.
Tuy nhiên, hầu hết lao động ở các làng nghề mộc mỹ nghệ đều không có chế độ bảo hiểm, đặc biệt là lao động làm việc ở các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Đối với doanh nghiệp, những người thợ chính và nhân viên các phòng ban như kế toán,phòng kinh doanh, giám đốc mới được đóng bảo hiểm.
Bảng 4.14. Tiền lƣơng và phúc lợi của ngƣời lao động tại các cơ sở sản xuất
Chỉ tiêu Doanh nghiệp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa và nhỏ
Tiền lương bình quân ( triệu đồng/tháng) 12,5 8,5 6,3
Tiền thưởng/năm (triệu đồng/năm) 1 0 0
Tiền phúc lợi khác/năm (triệu đồng/năm) 1 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Đánh giá của người lao động về chế độ tiền lương, thưởng được trình bày ở bảng 4.15 Tỷ lệ người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động làm việc ở quy mô lớn hài lòng và tạm hài lòng với chế độ lương, thưởng so với người làm việc ở hộ quy mô vừa và nhỏ, do các doanh nghiệp và hộ quy mô lớn đặt được các đơn đặt hàng thường xuyên hơn so với các hộ quy mô vừa và nhỏ.
Bảng 4.15. Đánh giá của ngƣời lao động về chế độ lƣơng, thƣởng
Đơn vị tính: %
Cơ sở sản xuất Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Doanh nghiệp 0 26 43 26 5 Hộ quy mô lớn 0 19 28 37 16
Hộ quy mô vừa và nhỏ 0 8 19 46 27
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
4.4.5. Đào tạo nghề cho ngƣời lao động tại các cơ sở sản xuất
Mặc dù có nhiều chính sách cho đào tạo nghề ở nông thôn nhưng nhìn chung, công tác đào tạo nghề ở các làng nghề vẫn còn sơ sài, mang tính hình thức. Hầu hết các cơ sở dạy nghề cho lao động mới theo hình thức truyền nghề Với các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các làng nghề, các địa phương đã kết hợp với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác thu thập thông tin và đào tạo nghề, nhưng những cơ sở tham gia vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn là đào tạo tại chỗ.
nên nhu cầu của thị trường tăng cao vào dịp cuối năm. Các cơ sở sẽ bắt đầu thuê