Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Khái quát tình hình lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ thị xãTừ Sơn
MỸ NGHỆ THỊ XÃ TỪ SƠN
Nghề mộc mỹ nghệ của Thị xã Từ Sơn có lịch sử rất lâu đời, Sản phẩm của nghề mộc mỹ nghệ rất phong phú đa dạng và được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, các sản phẩm đều được sản xuất bằng các loại gỗ tốt, hao phí nhiều công lao động bởi bàn tay con người vào các công đoạn đục, chạm, khảm, hàng ngang, đánh bóng, vecni... các sản phẩm làm ra mang tính đơn chiếc, không mang tính chất sản xuất hàng loạt, yêu cầu kỹ thuật tay nghề cao, không những vậy nghề mộc còn thu hút khá đông đảo lực lượng lao động nơi khác đến làm việc. Từ năm 2013 đến 2015, dân số của Thị xã Tăng nên nhanh do nhiều yếu tố. Yếu tố thứ nhất vì là nơi có nhiêu làng nghề phát triển nên người các nơi khác cũng đến làm và nhập cư, mua đất ở đây lập nghiệp, do là làng nghề dù phát triển rất mạnh về kinh tế nhưng họ vẫn nặng nề về gia phong. Những năm trước 2013 thì lao động nam chiếm phần đa thì cho đến nay đã có sự cân bằng làng nghề càng ngày càng thu hút chị em phụ nữ họ không những chỉ đánh vecni, đánh bóng sản phẩm, kiểm tra sản phẩm... Chị em phụ nữ làng nghề còn đi lựa ngỗ và pha sản phẩm chính vì vậy mà chị em phụ nữ ngày càng tiến đến sự cân bằng số lao động hiện nay.
Qua 3 năm nghiên cứu, lao động địa phương chỉ tăng bình quân 4,3 %/năm trong khi lao động nơi khác đến tăng bình quân 11,5%/ năm. Điều đó chứng tỏ rằng, sản phẩm mộc từ các làng nghề truyền thống của Thị xã đang dần khẳng định giá trị của mình trên thị trường đem lại thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Bảng 4.3. Lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn 2013 2014 2015 So sánh (%) Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 Bình quân Tổng số 28.779 100 31.096 100 33.656 100 108,1 108,2 108,1
1.Phân theo giới tính
- Nam 15.086 52,4 16.098 51,8 17.059 50,7 106,7 106,0 106,3
- Nữ 13.693 47,6 14.998 48,2 16.597 49,3 109,5 110,7 110,1
2. Phân theo độ tuổi
- Dưới tuổi lao động 305 1,1 432 1,4 563 1,7 141,6 130,3 135,8
- Trong tuổi lao động 27.890 96,9 30.350 97,6 32.856 97,6 108,8 108,3 108,5
- Trên tuổi lao động 584 2,0 314 1,0 237 0,7 53,8 75,5 63,7
3.Phân theo nơi đến
- Lao động địa phương 13.689 47,57 14.079 45,9 14.890 44,2 102,9 105,8 104,3
- Lao động nơi khác 15.090 52,43 17.017 54,7 18.766 55,8 112,8 110,3 111,5
Lao động trong các làng nghề có lao động ngoài tuổi lao động. Các xưởng sản xuất đặt ngay tại các gia đình nên lớp lao động này vẫn phụ giúp thêm công việc của xưởng trong quá trình xưởng hoạt động. Với nghề truyền thống, lao động càng lớn tuổi càng thể hiện được sự dày dạn kinh nghiệm làm việc. Lực lượng lao động trên tuổi ở Thị xã Từ Sơn vẫn còn làm nghề nhưng có xu hướng giảm dần vì lớp trẻ có xu hướng phát triển Công nghiệp hóa sử dụng máy móc nên người cao tuổi không sử dụng được nên, và do con cái họ có điều kiện hơn không muốn bố mẹ già làm lụng vất vả nên những người trên tuổi lao động 3 năm gần đây có xu hướng giảm dần từ khoảng 10% đến 15% thể hiện là mỗi năm giảm có xu hướng giảm xuống. Chính vì vậy mà hiện tại các làng nghề bắt đầu có xu hướng mai một những vẻ đẹp truyền thống.
Hiện nay chưa có số liệu cụ thể về trình độ lao động tuy nhiên các cơ sở, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh cần có lượng lao động chất lượng. Ngoài việc chọn lao động giỏi nghề thì lao động phải có tư duy, nhận thức tiến bộ. Có như vậy thì khi thực hiện đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ … mới dễ dàng thực hiện. Do đặc điểm của nghề truyền thống là “cha truyền con nối”, nhiều người giỏi nghề được xếp vào hàng nghệ nhân nhưng trình độ học vấn thấp. Tuy nhiên, đây lại là lớp lao động đào tạo thợ mới chưa biết việc hiệu quả nhất vì kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm giúp học truyền thụ thực tế công việc, nêu lên những khuyết điểm thường gặp cho người lao động biết, hạn chế mắc phải. Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất cần có mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Như vậy, thợ làm mộc cần có trình độ để tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường, nắm bắt cơ hội để đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời.
4.3 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ MỘC MỸ NGHỆ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN
4.3.1. Hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn
Do phát triển CNH - HĐH ngày càng cao chính vì thế mà nhà nước ta đã ra nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển làng nghề để cơ sở sản xuất được mở rộng, tăng cường sản xuất những sản phẩm có giá trị, tinh xảo để xuất khẩu vì vậy nhà nước đã ra nhiều quyết định để thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề bằng việc nâng cao trình độ chuyên môn, có kỷ luật và ý thức lao động tốt.
Ưu tiên của nhà nước là hỗ trợ, phát triển các làng nghề chính là cơ hội cho các doanh nghiệp. Hiện nay chính sách chung phát triển làng nghề vẫn còn ít ỏi Còn chính sách về quản lý và sử dụng lao động làng nghề thì chưa có cụ thể.
Ngày 20.12.2011 UBND Tỉnh Bắc Ninh có ra quyết định số 1632/QĐ- UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020. Trong quyết định có đưa ra quy hoạch một số ngành công nghiệp chủ yếu. Trong đó có nghành công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, nghề dệt may tại Thị xã Từ Sơn.
Ngày 12/7/2013 Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-HĐND17 về việc Quy định tiêu chuẩn,thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, thợi giỏi, nghệ nhân, t ổ chức, cá nhân
Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề, nghề truyền thống do UBND tỉnh công nhận được hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các chế độ ưu đãi nghề và làng nghề của UBND Tỉnh.
Từ những chính sách trên sau khi được ban hành đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp được mở rộng hơn, kỹ thuật máy móc ngày càng được cải tiến, chính vì vậy mà người quản lý ngày càng phải nâng cao năng lực quản lý để sử dụng lao động một cách hiệu quả.
Tuy nhiên việc ban hành về quản lý lao động các làng nghề trong khu vực vẫn áp dụng theo quy định của nhà nước. Các chính sách cụ thể của Tỉnh Bắc Ninh thì chưa có.
Quản lý nhà nước về lao động làng nghề tại Thị xã Từ Sơn được thể hiện qua sơ đồ 4.1. Quản lý nhà nước về lao động làng nghề được thực hiện và phối kết hợp giữa các phòng ban, nhưng chủ yếu là phòng, ban phục vụ cho thanh tra các cơ sở sản xuất ở làng nghề. Cụ thể như sau:
- Phòng lao động thương binh và xã hội: Chịu trách nhiệm điều tra lao
động việc làm, an toàn lao động hàng năm ở toàn bộ lao động trên địa bàn các làng nghề phối hợp cùng Chi cục thống kê .
- Phòng bảo hiểm: Khi có thanh tra có chức năng rà soát các doanh nghiệp
trên địa bàn làng nghề có đóng bảo hiểm cho lao động.
- Công an Huyện: Chịu trách kiểm tra nhân khẩu những lao động ngoài địa
- Phòng thanh tra tổng hợp các thông tin thanh tra
Uỷ bản Nhân dân Tỉnh
Phòng Bảo hiểm Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội Công an huyện Phòng Thanh tra Phòng Tài nguyên môi trƣờng Phòng Tƣ pháp Chi cục Thống kê Phòng Tài chính và kế hoạch
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quản lý nhà nƣớc về lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn
4.3.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lao động tại các cơ sở sản xuất đồ ngỗ mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn.
4.3.2.1. Quản lý đăng ký hộ khẩu.
Theo thông tư số 35/2014/TT- BCA ngày 9/9/2014 về luật cư trú tất cả các công dân sang nơi khác làm ăn hay thuê mượn đất đều phải đăng ký tạm trú. Với lượng lao động nơi khác đến phường Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc nhiều hơn cả lao động địa phương việc thắt chặt quản lý nhân khẩu tạm trú lại càng được chú trọng hơn cả để đảm bảo an ninh địa phương công an các phường xã trên thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh.
Nhìn Bảng 4.4 cho thấy lao động địa phương các năm trung bình chiếm
45,7% và lao động ở địa phương khác chiếm khoảng 54,3% chứng tỏ các làng nghề mỹ nghệ kể trên có sức thu hút lao động bên ngoài tạo được công ăn việc làm cho các lao động vùng lân cận.
Sở Lao động Thƣơng
binh và Xã hội Lãnh đạo Huyện
Bên quản lý Bên phối hợp
Bảng 4.4. Quản lý đăng ký hộ khẩu của lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ Thị xã Từ Sơn các làng nghề mộc mỹ nghệ Thị xã Từ Sơn Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu(%) Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số 28.779 100 31.096 100 33.656 100
-Lao động địa phương 13.689 47,6 14.079 45,3 14.890 44,2
-Lao động nơi khác trong
đó 15.090 52,4 17.017 54,7 18.766 55,3
Có đăng ký hộ khẩu 829 5,8 1.021 6,0 1.125 6,0
Không đăng ký hộ khẩu 14.261 94,2 15.996 94,0 17.641 94,0
Nguồn: Phòng thống kê (2016)
Ngược lại việc quản lý nguồn lao động ngoài đia phương rất phức tạp vì họ chỉ lao động ngày, tối lại về nhà và chỉ có một số ít lao động ở lại có đăng ký hộ khẩu trên công an xã phường. Lao động ngoài địa phương năm 2015 có đăng ký hộ khẩu trung bình chiếm 6% và không đăng ký chiếm 94% .
Việc quản lý lao động địa phương từ nơi khác đến ở lại đã được thắt chặt dần, chính quyền địa phương thường xuyên cho người đi rà soát quanh làng nghề kiểm tra hộ khẩu tạm chú thường xuyên nếu cơ sở nào không khai báo lao động phát sinh sẽ làm hình thức xử phạt hành chính để răn đe các cơ sở nghiêm túc hơn trong việc quản lý lao động của của cơ sở mình. Trước đây các doanh nghiệp thành lập ở địa phương sau khi đã đăng ký kinh doanh sẽ tự hoạt động, tự quản lý, ít chịu sự giám sát của chính quyền, nhưng thời gian gần đây cũng bị thắt chặt hơn về việc quản lý lao động tại doanh nghiệp. Thông thường hàng năm, công tác thống kê lao động chỉ được chính quyền thực hiện 1 lần thông qua báo cáo của các doanh nghiệp gửi tới, nhưng 3 năm 2013-2015 trở lại đây thì việc khai báo phát sinh lao động và đăng ký lao động tạm trú được thực hiện theo ngày để tránh tình trạng gây nhiễu loạn xã hội. . …
4.3.2.2 Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ
Hình thức học nghề của lao động tại các làng nghề mỹ nghệ truyền thống là kiểu cha truyền con nối, người đến trước dạy người đến sau học nghề. Đồng thời
việc học nghề tại cơ sở sản xuất người học cũng vẫn được tiền ăn, chỗ ngủ, tiền phụ cấp đi lại nên họ muốn học tại cơ sở sản xuất hơn là lớp đào tạo. Năm 2006- 2007, Thị xã có tổ chức 1 lớp đào tạo tại Trường cao đẳng Hóa Chất nhưng không có nhiều người tham gia học từ đó đến nay không tổ chức thêm lớp dạy nghề mộc mỹ nghệ. Với chính sách của nhà nước hỗ trợ các làng nghề đào tạo nghề ở 3 phường xã trên hầu như không được áp dụng, vấn đề này cần phải có giải pháp trong thời gian tới.
4.3.2.3 Quản lý nhà nƣớc về ký hợp đồng lao động, chi trả lƣơng và đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động.
Để giảm chi phí sản xuất, các ông chủ cơ sở sản xuất trong các làng nghề thường bỏ qua khâu trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động như quần áo, khẩu trang, kính mũ, găng tay….Với lý do “ chỉ là làng nghề”, chủ không chịu đầu tư máy móc hiện đại, an toàn cao mà chỉ sử dụng máy móc thông thường để thu hồi vốn nhanh.
Mặt khác nhìn vào bảng 4.5 cho thấy các quyền lợi của người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất trong các làng nghề như ký kết HĐLĐ, đóng BHXH, BHYT... cũng bị bỏ qua hoặc thực hiện lơ là. Chủ sử dụng lao động thường đưa ra các lý do như chỉ là cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống, theo mùa vụ và những lao động là người nhà làm việc trong lúc nông nhàn, chỉ giao việc bằng miệng. Tuy nhiên chế độ tiền công một tháng trung bình cũng khá cao, thấp nhất là 6 triệu/tháng.
Thị xã Từ Sơn có nhiều làng nghề, lượng lao động lớn thì công tác quản lý lao động phải thực hiện chặt chẽ. Từ khi ở Thị xã hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều doanh nghiệp tới thành lập thì việc quản lý lao động theo hợp đồng mới được chú ý thực hiện vì khi có máy móc hiện đại và cần mở rộng thị trường họ cần phải tuyển người có trình độ bằng cấp để bắt nhịp với hiện đại nên bắt buộc phải thỏa thuận lương với người có trình độ. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động ký hợp đồng còn thấp và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp. Với việc nâng cao nhận thức cho người lao động về tầm quan trọng của việc ký HĐLĐ trong quá trình làm việc, số lượng lao động ký HĐLĐ với doanh nghiệp đang dần tăng lên, tốc độ tăng bình quân.
Hoạt động kiểm tra giám sát ở các cơ sở kinh doanh còn rất lỏng lẻo,việc kiểm tra đóng bảo hiểm cho người lao động gần như không có. Các doanh nghiệp thành lập ở địa phương chủ yếu sau khi đăng ký kinh doanh sẽ tự hoạt động,tự quản lý, ít
chịu sự giám sát của chính quyền. Khi người lao động khuyến nại tố cáo với chính quyền địa phương thì tiến hành rà soát quá kình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường hàng năm công tác tổng kết thanh tra chỉ diễn ra 1 lần do phòng lao động thương binh và xã hội tổ chức phối kết hợp với các ngành như phòng công an, phòng bảo hiểm.
Bảng 4.5. Quản lý nhà nƣớc về ký hợp đồng lao đông (HĐLĐ) và đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣơng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số lao động thƣờng xuyên 28.779 100 31.096 100 33.656 100 - Lao động không ký HĐLĐ 28.277 98,3 30.461 98,00 32.950 97,9 - Lao động ký HĐLĐ trong đó 502 1,7 635 2,0 706 2,1
Lao động đóng bảo hiểm 22 4,4 31 5,00 40 5,7
Lao động không đóng bảo
hiểm 480 95,6 604 95,00 666 94,3
Nguồn: Phòng bảo hiểm xã hội (2016)
4.3.2.4.Quản lý nhà nước về an toàn lao động
Phòng lao động thương binh và xã hội của thị xã trực tiếp quản lý an toàn lao động, có trách nhiệm thường xuyên giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị Xã.
Theo thống kê của phòng thống kê Thị xã trong 3 năm 2013 -2015 vừa