An toàn lao động tại các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 62)

Về vấn đề an toàn của người lao động ở tất cả các làng nghề trên đất nước đều không có chế độ bảo vệ an toàn cho người lao động, lý do chủ yếu là do trình độ dân trí thấp nên sự hiểu biết có hạn, chính vì thế người lao động muốn lương thỏa thuận theo mùa vụ được cao họ bất chấp dù nguy hiểm. Hiện nay tai nạn chủ

yếu là xây xước nhẹ, bị bong ngân và nặng nhất là chỉ bị thương chân tay. Chính tính chất làm theo mùa vụ là chủ yếu ở các làng nghề mộc mỹ nghệ nên ký hợp đồng để được bảo hiểm người lao động không dám làm vì họ chỉ làm khi có thời gian nông nhàn trong những ngày không phải vụ mùa. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp lớn thì việc bị thương có ít so với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình vừa vì họ có quan tâm đến chế độ an toàn lao động hơn so với các loại hình khác.

Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sản xuất trong quá trình sản xuất còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hoá chất khác như keo (cồn), bột đắp, giấy ráp, và đối với sản phẩm hoàn thiện còn dùng thêm cả sơn, dung môi và vecni. Các loại chất thải phát sinh trong sản xuất gồm chất thải rắn như gỗ vụn, mùn cưa, giấy ráp thải. Đặc biệt bụi từ các máy chà, máy đánh giấy ráp có kích thước nhỏ và dễ phân tán nên là nguồn gây ô nhiễm đối với người lao động mà còn đối với môi trường không khí xung quanh của làng nghề. Vì vậy, số lượng người lao động mắc phải các bệnh hô hấp thường cao. Trong số 90 người lao động được hỏi, có đến 56 % người lao động mắc phải bệnh hô hấp. Vì vậy, để giảm tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp thì cả cơ sở sản xuất và cả người lao động cần nâng cao ý thức sử dụng trang phục an toàn lao động.

4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ MỘC MỸ NGHỆ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN

Các chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng

Các chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Những ưu tiên của Nhà nước trong hỗ trợ, phát triển các làng nghề chính là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở tính toán kế hoạch kinh doanh của mình. Hiện nay những chính sách chung phát triển làng nghề còn ít và tổ chức thực hiện chưa hiệu quả. Những chính sách về quản lý và sử dụng lao động làng nghề của tỉnh Bắc Ninh thì chưa có cụ thể.

Giám sát và quản lý của chính quyền địa phƣơng

Từ những chính sách và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý có liên quan đến quản lý lao động làng nghề, thì khâu tổ chức thực hiện có vai trò quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong quản lý lao động làng nghề. Sự giám sát và quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương sẽ hạn chế được vi phạm của các chủ sử dụng lao động đối với quyền lợi của người lao động. Giám sát và quản lý của chính quyền địa phương cần được phối hợp chặt

chẽ giữa các ban ngành.

Hình thức tổ chức hoạt động của các cơ sở sản xuất

Cũng giống như các địa phương khác có nghề truyền thống, việc sản xuất kinh doanh còn manh mún, hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, tiếp cận thị hiếu tiêu dùng. Việc phát triển và mở rộng quy mô ngày càng lớn và đăng ký hoạt động kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp gắn liền với việc nâng cao năng lực quản lý và nhận thức của người quản lý. Các doanh nghiệp đăng lý kinh doanh nên đã thuận tiện hơn cho chính quyền địa phương trong giám sát so với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình và nhỏ lẻ.

Ở những cơ sở sản xuất là doanh nghiệp, các chế độ về an toàn lao động và bảo hiểm đã được thực hiện cho người lao động để từng bước đảm bảo lợi ích cho người lao động, đối với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia định , lao động và chủ sử dụng lao động chỉ thoả thuận bằng miệng với nhau.

Như vậy, hình thức tổ chức hoạt động của cơ sở sản xuất có ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao. Sự hình thành ngày càng nhiều cơ sở sản xuất quy mô là doanh nghiệp là điều kiện để các làng nghề mộc tiến hành nhanh chuyên môn hoá trong sản xuất đồ gỗ, đem lại lợi ích về kinh tế, lợi ích xã hội cho địa phương và bảo đảm quyền lợi hơn cho người lao động.

Năng lực của ngƣời quản lý và ý thức của ngƣời lao động

Quản lý các cơ sở làm nghề ở Thị xã từ Sơn hiện nay bình quân có khoảng 60% là những người có trình độ trung học phổ thông trở xuống. Họ trở thành ông chủ vì gia đình có truyền thống làm nghề và đứng ra làm chủ tự tuyển dụng lao động, tự tìm kiếm thị trường. Vì vậy, họ quản lý công việc theo kiểu tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Tổ chức lao động kém sẽ gây ra ùn ứ hoặc thiếu hụt lao động nên liên tục phải điều chuyển lao động. Vì vậy, nâng cao năng lực của người quản lý ở các làng nghề của Thị xã Từ Sơn là việc làm cấp thiết để đảm bảo nguồn lực lao động ở các làng nghề được sử dụng có hiệu quả.

Chủ quản lý các cơ sở sản xuất có trình độ học vấn cao sẽ nhận thức công việc tốt hơn. Họ am hiểu về các chính sách, pháp luật của Nhà Nước nên cách quản lý của họ tốt hơn. Số lao động trong cơ sở được hưởng các chế độ khen thưởng, phụ cấp … cao hơn hẳn so với các cơ sở mà người chủ có trình độ học vấn thấp hơn.

mô hơn so với các làng Hương Mạc, nên có thể nhận thấy việc sắp xếp công việc và trả công cho người lao động khoa học và hiệu quả hơn hẳn. Không những thế, các cơ sở quản lý lao động chặt chẽ hơn. Nhìn chung, các cơ sở ngày càng nỗ lực sử dụng các biện pháp quản lý lao động để sản xuất đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cơ sở nhỏ, chưa có đủ tiềm lực và khả năng nên quản lý chưa khoa học, công việc của cơ sở dễ bị ùn ứ, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm. Những dụng cụ, máy móc, thiết bị dung trong quá trình sản xuất chưa đồng bộ nên phải sử dụng nhiều lao động sống. Môi trường làm việc chưa đảm bảo như còn nhiều khói bụi, người lao động không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.

Muốn quản lý và sử dụng lao động tốt, ngoài năng lực của người quản lý còn phụ thuộc vào chính bản thân người lao động. Với người lao động đến nơi làm việc, họ cần thực hiện nghiêm túc các nội quy nơi làm việc, tuân thủ quy định của Nhà nước về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động để đảm bảo tính kỷ luật cao khi làm việc. Cho dù có ít hay nhiều lao động cùng làm việc thì tính kỷ luật sẽ giúp họ làm việc hiệu quả, tránh sai sót trong công việc.

Lao động trong các làng nghề truyền thống đều xuất thân từ nông dân nên tính kỷ luật trong lao động của họ rất kém. Để những người thợ này thay đổi thói quen khi làm việc cần có thời gian để họ hiểu chứ không thể buộc họ làm ngay. Chính vì vậy cần thiết phải có HĐLĐ giữa chủ cơ sở và người lao động để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Đồng thời tạo ra những ràng buộc, quy định nhất định cho người lao động để họ thực hiện, dần hình thành ý thức tổ chức cho họ.

Công nghệ sản xuất

Các cơ sở hiện nay đã từng bước trang bị máy móc. Tính chuyên môn hóa trong sản xuất cũng đang được đề cao. Nhiều hộ trong các làng nghề đã tổ chức hợp tác với nhau để làm việc, mỗi hộ chỉ làm một số bộ phận của sản phẩm. Áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ tiết kiệm chi phí thuê lao động đồng thời, năng suất lao động lại được nâng lên. Với việc sử dụng máy móc để sản xuất, một người lao động có thể đảm nhận sản xuất nhiều sản phẩm. Ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nên dùng công nghệ hiện đại để đạt năng suất cao nhất (xẻ gỗ, sấy gỗ ...). Với sản phẩm truyền thống thì thế mạnh là tính độc đáo về kỹ thuật, kỹ xảo tạo nên nét riêng cho từng sản phẩm. Thế mạnh của công nghệ là tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng đồng đều. Kết hợp hài hòa hai yếu tố truyền thống và yếu tố công nghệ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường.

Để phục vụ cho nghề mộc, các máy móc được sử dụng chủ yếu là: máy xẻ, máy cưa, máy bào, máy chà, máy khoan, máy đánh giáp ... Tuy nhiên, một số công đoạn như: đục, chạm, khắc vẫn cần đến bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của người thợ lao động. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt của những sản phẩm thủ công truyền thống.

Tuy nhiên, dù thực hiện cơ giới hóa, chuyên môn hóa sản xuất nhưng yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất, đặc biệt là ở những làng nghề thủ công truyền thống. Công nghệ chỉ đóng góp trong việc nâng cao hiệu quả công việc và công tác quản lý, sử dụng lao động trở nên dễ dàng hơn.

Ảnh hƣởng của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp

Lao động làm việc trong các làng nghề đều xuất thân từ lao động nông nghiệp. Ngoài làm nghề, gia đình họ vẫn làm nông nghiệp nên tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hưởng tới lao động ở các làng nghề. Vào mùa canh tác hoặc thu hoạch, đa số lao động sẽ quay về với công việc đồng áng.. Sự thiếu hụt lượng lớn lao động sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nếu như không có kế hoạch làm việc cụ thể. Khi tuyển dụng thợ vào làm việc, chủ cơ sở cần sắp xếp lao động vào từng bộ phận làm việc hợp lý và có kế hoạch làm việc cụ thể, tránh chồng chéo công việc. Vào thời điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm kém thì mỗi cơ sở chỉ cần duy trì lượng lao động đủ để đảm bảo hoạt động của cơ sở vẫn được diễn ra.

Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp còn hình thành thói quen xấu cho người lao động là kỷ luật lao động kém. Đây là vấn đề mà nhiều cơ sở gặp phải. Thói quen suy nghĩ này khiến người lao động chây ì, chậm tiến độ trong công việc. Để đẩy mạnh sản xuất với những máy móc ngày càng hiện đại như hiện nay thì công tác quản lý và sử dụng lao động ở các cơ sở phải được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, sử dụng lao động khoa học, đưa người lao động vào làm việc trong môi trường có tính kỷ luật cao.

4.6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀNG NGHỀ TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN

4.6.1. Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc về lao động làng nghề

Vai trò quản lý lao động làng nghề của các cơ quan có liên quan về mặt pháp lý đã được quy định đối với từng phòng, ban ở Thị xã Từ Sơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vai trò quản lý của từng cơ quan chưa được thực sự tốt và sự

phối hợp của các đơn vị với nhau chưa hiệu quả. Quản lý về an toàn lao động và tình hình thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động còn hạn chế. Đối với các cơ sở vi phạm an toàn chế độ lao động chưa được xử phạt, v́ì vậy người lao động còn chịu nhiều thiệt thòi. Để thúc đẩy làng nghề phát triển bền vững và đảm bảo cho người lao động được hưởng các quyền lợi Chính quyền Thị xã Từ Sơn cần tăng cường giám sát và quản lý các cơ sở sản xuất.

4.6.2. Nâng cao trình độ cho ngƣời quản lý cơ sở sản xuất

Lao động sống là yếu tố quan trọng, cơ bản nhất với sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các làng nghề, sản phẩm chủ yếu làm ra từ bàn tay tài hoa của người lao động nên việc tổ chức quản lý, sử dụng lao động hiệu quả là việc làm có ý nghĩa lớn. Do vậy, cần nâng cao năng lực quản lý của chủ cơ sở, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ làm việc cho người lao động.

Sự xuất hiện các doanh nghiệp với công nghệ sản xuất hiện đại giúp các cơ sở sản xuất có cơ hội học hỏi, từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và cách khắc phục cho chính cơ sở của mình. Hầu hết ở các doanh nghiệp hiện đại hoá, cơ giới hoá các khâu sản xuất để có thể làm ra lượng lớn sản phẩm đồng loạt, đáp ứng thị trường thực tế. Trong khi đó, ở những cơ sở nhỏ lại chưa làm được điều này. Muốn cải tiến được sản xuất thì ngừơi lao động phải có trình độ, tay nghề tốt. Sử dụng máy móc sẽ giảm bớt lao động sống ở một số khâu sản xuất nên gánh nặng quản lý lao động sống cũng giảm đi cho các cơ sở.

Năng lực quản lý của chủ cơ sở quyết định đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở đó. Chính những người chủ này sẽ lên kế hoạch làm việc cho người lao động. Họ cũng là người ra những quyết định trong việc đầu tư, hợp tác, mở rộng phát triển sản xuất cùng các cơ sở khác. Không chỉ giúp cơ sở của mình phát triển mà còn góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, đưa đồ mộc của Thị Xã Từ Sơn vươn xa trên thị trường. Muốn làm được như vậy, chủ các cơ sở phải có ý thức tự nâng cao năng lực của bản thân, học hỏi để cải tiến cơ sở sản xuất của họ.

4.6.3. Hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời lao động

Để đảm bảo tính truyền thống, đặc trưng riêng, hầu hết các sản phẩm mộc của hị Xã Từ Sơn đều sử dụng lao động sống để tạo hình đối với những chi tiết cong, chạm, khắc trên gỗ ... Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hao phí sức lao động khá lớn. Đồng thời, đòi hỏi lao động phải có kỹ năng, kỹ thuật tốt nên chủ

yếu là những lao động lâu năm, giỏi nghề mới được làm những công việc này. Muốn tạo ra những lớp lao động giỏi để kế thừa và thay thế những nghệ nhân đã cao tuổi thì công tác đào tạo nghề cần phải được thực hiện thường xuyên. Nhưng thực tế công tác này ở địa phương còn khá sơ sài. Đa số ở các làng nghề, lao động mới được học việc qua sự chỉ dạy trực tiếp của những người thợ giỏi nghề. Để người lao động nắm bắt được những kỹ thuật tiên tiến, mẫu mã sản phẩm mới ... thì cần phải tổ chức đào tạo cho người lao động.

Người lao động có ý thức tốt kết kợp với trình độ tay nghề cao thì việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, mẫu mã sản phẩm sẽ dễ dàng thực hiện. Một người thợ giỏi có thể đảm nhận thành thạo nhiều công việc một lúc. Ở các cơ sở làm mộc, để tiết kiệm chi phí thì vào lúc chưa nhiều việc, những thợ phụ sẽ bị giảm bớt. Vì vậy, mỗi người thợ cần phải biết làm nhiều việc để linh hoạt trong quá trình làm việc.

Chính quyền địa phương Thị xã Từ Sơn cần hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong đào tạo nghề, kết hợp với các cơ sở để tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động một cách thường xuyên để truyền đạt những thông tin mới về thị trường, sản phẩm, công nghệ sản xuất. Từ đó sản xuất mới bắt kịp thị hiếu tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)