Di động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 25 - 26)

Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Di động xã hội

Di động xã hội có rất nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đều có quan điểm di động xã hội là sự vận động của cá nhân hay nhóm trong hệ thống giai cấp xã hội (Harold R. Kerbo, 1991). Sự vận động, thay đổi vị thế hay là sự thay đổi địa vị cá nhân trong các tầng lớp xã hội, có thể chuyển đổi từ tầng lớp thấp lên tầng lớp cao hoặc ngược lại.

Sự di động xã hội gắn liền với sự phân cấp và tạo ra sự biến đổi, phân tầng xã hội. Di động xã hội được phân chia thành nhóm di động ngang và di động dọc, trong đó di động ngang chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân và nhóm xã hội trong một tầng lớp xã hội, có thể thấy điều này trong sự chuyển đổi địa vị việc làm, từ việc thay đổi từ vị trí này tới vị trí khác trong cùng một hạng mục cấu trúc nghề nghiệp (Sorokim Pitiri, 1959). Di động dọc là khái niệm chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhóm xã hội từ địa vị xã hội thấp lên tầng lớp có địa vị xã hội cao trong hệ thống xã hội hoặc ngược lại.

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu di động xã hội thông qua sự chuyển đổi việc làm của người lao động nhập cư với hai loại di động chính là di động xã hội Đối với yếu tố chiều ngang và di động xã hội Đối với yếu tố chiều dọc dựa trên việc phân tích mối tương quan với các yếu tố khách quan như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn và yếu tố chủ quan như: môi trường sống, điều kiện làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, cơ quan chính quyền, người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)