Quan điểm lý thuyết về di cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 31 - 33)

Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Các quan điểm lý thuyết

1.3.2. Quan điểm lý thuyết về di cư

Lý thuyết EG. Ravenstein ra đời trong những năm 80 của thế kỷ 19, Lavenstein nghiên cứu các cuộc di chuyển dân cư ở Anh, tác giả đã xây dựng lý thuyết mang tính chất tổng quan về sự di cư với các quan điểm như: phần lớn sự di chuyển diễn ra trên một khoảng cách ngắn, động cơ chính yếu của dân dân là động cơ kinh tế, nữ giới chiếm ưu thế trong sô lượng di chuyển với khoảng cách ngắn, đối với mỗi dịng di dân đều có di dân ngược. Có thể nói 7 quy luật động thái dân số của Ravenstein vẫn có nhiều giá trị cho tới tận bây giờ. Dựa trên lý thuyết này, sau đó tác giả Zipt (1946) với lý thuyết lực hấp dẫn, giả định sự tồn tại mối quan hệ ngược giữa số người di chuyển và khoảng cách di chuyển, tác giả Stonffre (1940) cho rằng khoảng cách cơ học khơng có ý nghĩa quan trọng bằng yếu tố kinh tế - xã hội hoặc các cơ hội mà người di cư có thể tiếp cận được. Hoặc lý thuyết của Everett.S.Lee (1966) hình thành dựa trên quy luật của Ravenstein, vào năm 1966 tác giả đã xây dựng lý thuyết “hút - đẩy” trên cơ sở tóm tắt quy luật của di dân và phân loại các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di dân, tác giả thừa nhân di dân chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ở các cấp độ khác nhau. Lực hút tại các vùng dân chuyển đến gồm đất đai, khí hậu, tài nguyên, thu nhập cao, dễ kiếm việc làm, cơ hội sống thuận lợi, có triển vọng cải thiện cuộc sống, mơi trường văn hóa xã hội tốt. Lực đẩy tại vùng dân chuyển đi bao gồm điều kiện sống khó khăn, khó kiếm việc làm, thiên tại, dịch bệnh, đất canh tác ít, khơng có vốn (Đặng Ngun Anh, 2006).

Tác giả Harris Todaro (1970) cũng đã có cơng trình nghiên cứu về làn sống di cư nơng thơn – đô thị tại các nước đang phát triển, ông cho thấy di dân trong quá trình phát triển kinh tến là hiện tượng tất yêu, gắn với tình

trạng chênh lệch trong sự phát triển kinh tế xã hội giữa nông thôn và thành thị. Thành thị trở thành lực hút mạnh mẽ đối với luồng di cư từ nông thôn (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2009).

Tiểu kết, các lý thuyết về di cư/di dân đều có điểm chung lý giải nguồn gốc của sự di cư Đối với yếu tố nhiều chiều cạnh, các lý thuyết đều nhấn mạnh yếu tố kinh tế, lợi ích và sự kỳ vọng về cơng việc, thu nhập cao và ổn định cuộc sống. Vì vậy, khi nghiên cứu về lao động nhập cư trên địa bàn Hà Nội cần làm rõ yếu tố, động lực kinh tế, vấn đề lợi ích, bởi đây là yếu tố quan trọng tạo ra lực “hút - đẩy” của các luồng di cư.

Ngoài ra, mạng lưới xã hội cũng là lý thuyết được nhiều tác giả sử dụng đối với vấn đề di cư. Bàn về thuật ngữ này, mỗi nhà khoa học đều đưa ra quan niệm về mạng lưới xã hội. Lê Ngọc Hùng quan niệm, mạng lưới xã hội là phức hợp các mối liên hệ của các cá nhân trong các nhóm, t ổ chức, cộng đồng. Các mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo chằng chịt từ quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, láng giềng, cho tới các quan hệ trong tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái, nghề nghiệp (Lê Ngọc Hùng, 2003). Trong cuốn Giáo trình Xã hội học đại cương, Hoàng Bá Thịnh cho rằng, mạng lưới xã hội gồm toàn bộ các quan hệ xã hội của cá nhân và các thành viên của nhóm; mạng lưới xã hội khơng có ranh giới rõ ràng; là m ột phần quan trọng của cơ cấu xã hội (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001). Tuy cịn có điểm khác nhau song các quan niệm về mạng lưới xã hội thống nhất ở các nội dung chính: mạng lưới xã hội gắn với con người, sự tương tác của con người; phức hợp của các quan hệ xã hội của con người; đa dạng, phức tạp, đan cài vào nhau. Mạng lưới xã hội là một thành tố, một trong hai mặt (yếu tố và quan hệ) của cơ cấu xã hội; thường khơng có ranh giới rõ ràng; quy mơ, tính chất và vị thế các quan hệ xã hội không ngang bằng nhau. Mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc và nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn của họ. Trong cùng m ột môi trường xã hội mà mỗi người xác lập

phạm vi, tính chất mạng lưới quan hệ xã hội khác nhau. Lý thuyết về mạng lưới xã hội gợi mở vận dụng cho nghiên cứu di dân nông thôn - đơ thị. Vận dụng đó Đối với yếu tố các hướng, nội dung như: làm rõ các quan hệ xã hội

của người, nhóm người di dân để phân tích nguyên nhân di dân, lao động

và việc làm của người di dân, hiểu tâm trạng xã hội và cách thức sử dụng mạng lưới xã hội của họ trong quá trình di dân ra thành phố kiếm sống.

Ngoài ra, việc làm và thu nhập của những người di dân tự do từ nông thôn

ra đô thị để đánh giá năng lực, mức sinh hoạt của họ; đánh giá mức độ đoàn kết trong nhóm người di dân, giữa các nhóm người di dân và giữa nhóm người nhập cư với nhóm người chính cư; phát hiện ở đó những mâu thuẫn xã hội, rạn nứt và xung đột xã hội; tìm hiểu động cơ xã hội trong lao động của người di dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)