Thực trạng chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư với cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 37 - 43)

Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Thực trạng chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư với cách

tiếp cận di động xã hội

Thời gian dịch chuyển từ nông thôn ra thành phố

Vấn đề di động xã hội là vấn đề đặc trưng đối với các nhóm lao động nhập cư. Trong nghiên cứu này, vấn đề chuyển đổi việc làm được tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau đề tìm ra những đặc trưng khác biệt của từng nhóm lao động trong xu hướng dịch chuyển chung và trong đó yếu tố đầu tiên được xét đến là thời gian dịch chuyển.

Đối với người lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành phố trong nghiên cứu này phần lớn thuộc trong khoảng từ 2 đến 5 năm, chiếm tỷ lệ 66,5% và từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 15,1%, cịn lại, nhóm lao động từ nông thôn ra thành phố trong thời gian khoảng từ 6 tháng đến 1 năm và dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ ít (từ 6 tháng đến 1 năm chiếm tỷ lệ 8,2% và dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ 7,9%).

Phần lớn người lao động tham gia trong nghiên cứu này là người lao động có thời gian dài di chuyển từ nông thôn ra đô thị sinh sống và làm việc. Điều đó đồng nghĩa với q trình dịch chuyển nhiều năm với nhiều cơ hội tiếp cận các công việc khác nhau. Sự dịch chuyển từ nông thôn ra đô thị đã tạo ra bước chuyển đổi việc làm ban đầu đối với người lao động từ công việc nông nghiệp chuyển sang các công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. (xem biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1. Thời gian người lao động dịch chuyển từ nông thôn và thành phố 8% 8% 67% 15% 2% Dưới 6 tháng Từ 6 tháng đến 1 năm Từ 2 đến 5 năm Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và

hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Nghề nghiệp sau khi dịch chuyển đến đô thị

Việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi dịch chuyển đển các khu đơ thị cũng phản ánh phần nào về trình độ tay nghề và mục đích dịch chuyển của lao động nhập cư. Sau khi chuyển dịch từ nông thôn đến đô thị, phần lớn lao động lựa chọn làm công nhân tại các công ty hoặc các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ 52,8%, thứ hai là lao động tự do chiếm tỷ lệ 17,2% và lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ chiếm tỷ lệ 10,2%. Đây là cách lựa chọn nhằn đảm bảo sự an toàn đối với người lao động khi dịch chuyển việc làm tại đơ thị, nhu cầu có một tổ chức hoặc một nhóm cá nhân bảo vệ quyền lợi đối với những cá nhân có nhu cầu tìm kiếm việc làm là điều quan trọng và cần thiết. (xem bảng 2.1)

“Khi vừa lên đây thì cô làm nghề bán hàng rong, đồng vốn ít, chưa quen ai, thì lại giống ở quê, gánh hàng trứng đi bán suốt, giờ trên này cũng mua trứng rồi gánh đi bán, việc mình đã quen rồi nên cũng chả sợ.” (PVS,

Bảng 2.1. Nghề nghiệp lựa chọn của người lao động sau khi di chuyển từ nông thôn ra đô thị

Nội dung Số

lượng

Tỷ lệ

Công nhân trong các công ty, các khu công nghiệp

340 52,8

Lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ 66 10,2

Lao động giúp việc nhà 24 3,7

Bán hàng rong 26 4,0

Lao động tự do (Xây dựng, xe ôm, v.v) 111 17,2

Tổng số 644 100,0

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và

hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Tình trạng cơng việc

Trong các cơng việc tìm kiếm tại đơ thị, phần lớn lao động trong nghiên cứu có ký hợp đồng làm việc với các cá nhân, tổ chức, chiếm tỷ lệ 55,0% lao động đã ký hợp đồng từ 1 năm trở lên, 19,1% là không ký hợp đồng và 9,8% tự kinh doanh, ngồi ra, người lao động cũng có ký kết hợp đồng nhưng chủ yếu là dưới 1 năm. Việc ký kết hợp đồng là một trong những biểu hiện cao nhất của sự đảm bảo về sự an tồn và uy tín đối với những cơng việc người lao động tham gia làm việc. (xem bảng 2.2)

“Đi làm ở đây ngay lúc nào là bọn em được ký hợp đồng rồi chị ạ, cô chủ giữ một bản, bọn em giữ một bản. Ở đây họ làm hợp đồng nghiêm chỉnh chị ạ, chứ cũng không phải là chỗ linh tinh nên bọn em cũng yên tâm hơn.” (PVS, nữ, 22 tuổi)

Bảng 2.2. Tình trạng cơng việc của người lao động Nội dung Số lượng Tỷ lệ Hợp đồng 1 năm trở lên 354 55,0 Hợp đồng từ 6 tháng đến dưới 1 năm 44 6,8 Hợp đồng dưới 6 tháng 39 6,1 Không hợp đồng 123 19,1 Tự kinh doanh 63 9,8 Khác 21 3,3 Tổng số 644 100,0

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và

hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Cách thức tìm việc làm

Đối với người lao động, sau khi dịch chuyển từ nông thôn đến đơ thị, để tìm kiếm việc làm phần lớn là tự tìm kiếm việc làm chiếm tỷ lệ 64,3%, phương thức phổ biến tiếp Đối với yếu tố là nhờ anh em, họ hàng, người thân chiếm tỷ lệ 23,1% hoặc người cùng ngành nghề chiếm tỷ lệ 10,2%. (xem bảng 2.3)

“Lên đây thì tự kiếm việc làm thơi, việc gì chả làm được, cũng có người quen nhưng cũng ngại, mà nhờ họ xin việc gì bây giờ, xin vừa phiền tối mà chắc gì mình đã làm được, trình độ thì khơng có, thà mình cứ lên tự xin việc, khơng làm được thì nghỉ ra chỗ khác làm cịn hơn, cũng chả ai làm gì mình được.” (PVS, nữ 37 tuổi)

Bảng 2.3. Phương thức tìm kiếm việc làm của người lao động

Nội dung Có Khơng Tổng số

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tự t́m kiếm 414 64, 3 230 35,7 644 100, 0 Anh em, họ hàng, người thân 149 23,

1 495 76,9 644 100, 0 Người cùng làng nghề 66 10, 2 578 89,8 644 100, 0 Người cùng làm, cùng trọ 19 3,0 625 97,0 644 100, 0

Người dân sở tại 8 1,2 636 98,8 644 100,

0

Chủ nhà thuê trọ 8 1,2 636 98,8 644 100,

0 Chính quyền địa phương sở tại 0 0 644 100,

0

644 100, 0 Các đoàn thể địa phương sở tại 1 0,2 643 99,8 644 100,

0 Cá nhân môi giới việc làm 10 1,6 634 98,4 644 100,

0 Trung tâm giới thiệu việc làm 19 3,0 625 97,0 644 100,

0 Phương tiện đài, báo, tivi 22 3,4 622 96,6 644 100,

0

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và

hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Số lần chuyển việc

Trong số liệu bảng 2.4 về thực trạng chuyển đổi việc làm cho thấy, sự chuyển đổi việc làm của người lao động diễn ra tương đối phổ biến trong nghiên cứu này, tỷ lệ người lao động đã chuyển đổi việc làm chiếm tới 54,5% tổng số người tham gia khảo sát. Trong đó, chiếm tỷ lệ 20,7% lao động nhập cư đã chuyển đổi việc làm 2 lần, chiếm tỷ lệ 18,8% tỷ lệ lao động đã chuyển đổi việc làm 1 lần và 15,1% người lao động nhập cư đã chuyển đổi việc làm từ 3 lần trở lên. Ngoài ra, tỷ lệ người lao động không thay đổi việc làm cũng chiếm tỷ lệ khá lớn với 45,5%. (xem bảng 2.4)

Có thể thấy rằng phần lớn lao động di cư là những người có trình độ học vấn thấp, thường tham gia vào các loại hình cơng việc tự do hoặc làm cơng nhân. Điều đó cho thấy, người lao động nhập cư phần lớn làm những công việc liên quan đến chân tay, công việc mùa vụ bởi khơng có tay nghề và trình độ học vấn thấp, thậm chí họ cịn chấp nhận làm các công việc nặng nhọc.

“Chị đi làm ve chai về tối chị vẫn đi làm bốc vác thêm, mà mỗi của của nó cũng 40 đến 50 kg em ạ, hôm khỏe không sao, hôm yếu bốc xong về đau liệt một bên vai luôn em ạ”. (PVS, nữ, 37 tuổi)

“Giờ không làm nghề nào được vì bằng cấp khơng có, nghỉ học từ sớm mà lại hết tuổi các cơng ty nó tuyển người rồi, chỉ có cứ đi làm tự do, ai thuê thì làm, tích được tí vốn rồi già yếu thì về nhà thơi”. (PVS, nữ, 37 tuổi)

Chính bởi trình độ học vấn và tay nghề thấp, làm việc đối với yếu tố mùa vụ, nên người lao động nhập cư thường có xu hướng chuyển đổi ngang về công việc, lao động nhập cư thường tìm đến các cơng việc phù hợp với trình độ học vấn của mình, đối với lao động trình động thấp, thường có xu hương tìm đến các cơng việc chân tay, như bốc vác, hoặc làm các cống việc của công như dán giấy, làm ve chai, bưng bê, rửa bát. Đối với lao động nhập cư có trình độ cao hơn như cao đẳng, đại học thì sự lựa chọn nhiều hơn, họ có nhiều cơ hội làm việc đỡ nặng nhọc và liên quan đến

lao động chân tay như nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng, thủ quỹ, kế toán, v.v.

“Trước chị đi bn, sau đó chị nghỉ vì bn bán chán q giờ lên Hà nội tìm việc ban đầu lên đây chị cũng đi buôn nhưng không lãi lắm lên chuyển sang đi nhặt phế liệu”. (PVS, nữ, 47 tuổi )

“Ở đây bọn em chỉ đứng máy đóng hàng thơi, làm cơng nhân thế này cũng vất vả lắm, nhưng không làm ở chỗ này thì cũng ra chỗ khác làm công nhân cũng vất vả, cũng thể cả thôi”. (PVS, nam, 26 tuổi)

“Sau khi em tốt nghiệp đại học, có lẽ là sẽ tính đến một cơng việc nào đó ổn định hơn mình có thể làm ngồi sau, nhưng vẫn cần một cơng việc, không cần tiền nhiều nhưng ổn định và nhàn một chút để có lập gia đình cũng tiện hơn”. (PVS, nữ, 22 tuổi)

Bảng 2.4. Số lần chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư trên điạ bàn Hà Nội

Số lần chuyển đổi việc làm Số lượng Tỷ lệ

Không thay đổi 293 45,5

1 lần 121 18,8

2 lần 133 20,7

Từ 3 lần trở lên 97 15,1

Tổng số 644 100,0

Trung b́nh số lần chuyển đổi cho mỗi người so với nhóm đă dịch chuyển

>1,93 lần

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài Nafosted: Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập

xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, 2013 – 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)