Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố tình trạng hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 59 - 61)

Nội dung Chưa vợ/chồng Có vợ/chồng Ly hôn, ly thân Góa Tổng số Số lượng 45 44 1 1 91 Tỷ lệ 49,5 48,3 1,1 1,1 100,0

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội

và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Điều đó cũng cho thấy, bất kể thuộc nhóm đối tượng nào nhập cư đều hy vọng có công việc mong muốn và sẽ sẵn sàng chuyển đổi công việc để tìm kiếm công việc tốt hơn về điều kiện làm việc và mức thu nhập.

“Ôi trời, kể cả có gia đình hay không có gia đình mà có công việc

kiếm ra tiền thì đều phải đi làm hết, chứ không thì chết đói. Giờ chỉ cần có việc, công việc đều đều, có tiền ngay là chị bảo anh nhà chị lên làm ngay. Tội gì, ở nhà không có việc, lên trên này làm việc gì chả được.” (PVS, nữ

37 tuổi)

Đối với yếu tố thu nhập, nhóm thu nhập dịch chuyển việc làm do kết

thúc công việc tập trung nhiều ở nhóm thu nhập chiếm từ 3,1 – 5 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 60,4% và nhóm thu nhập từ 1 – 3 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 22,0%. (xem bảng 3.4)

Bảng 3.4. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố thu nhập

Nội dung Dưới 1 triệu 1 – 3 triệu 3.1 – 5 triệu Trên 5 triệu Tổng số Số lượng 1 20 55 15 91 Tỷ lệ 1,1 22,0 60,4 16,5 100,0

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và

hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá tŕnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Nhóm thu nhập từ 1 – 3 triệu/tháng dịch chuyển việc làm sau khi kết thúc các công việc làm việc trong một thời gian ngắn, nhóm thu nhập thấp thường tập trung đối với nhóm lao động nhập cư mới, khi chưa thạo việc và chưa có nhiều cơ hội việc làm, vì vậy họ thường xuyên chuyển đổi việc làm và tìm kiếm cơ hội. Đối với nhóm thu nhập từ 3,1 -5 triệu/tháng, đây là nhóm đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc và cơ hội tìm kiếm cá công việc tốt cũng nhiều hơn. Vì vậy, việc dịch chuyển việc làm cũng thể hiện dấu hiệu tích cực hơn so với các nhóm khác.

“Em đi làm mấy công ty rồi, giờ bạn bè làm cũng ở nhiều nơi, nếu không thích làm chỗ này có thể qua công ty chỗ bạn em làm, bọn em công nhân chuyển đi đâu cũng tiện, chỉ cần bộ hồ sơ rồi vào ký hợp đồng làm, thậm chí có nơi cũng chả cần hợp đồng cứ thế mà làm thôi, đến cuối tháng họ trả lương.” (PVS, nam, 26 tuổi)

Đối với yếu tố thời gian, người lao động đến thời điểm nghiên cứu cho

thấy, trong tổng số lao động kết thúc công việc cũ chuyển sang công việc mới thì người lao động có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 5 năm trên địa bàn là nhóm chuyển đổi nhiều nhất chiếm tỷ lệ 60,4%, ngoài ra nhóm lao động có thời gian làm việc từ 6 – 10 năm và nhóm dưới 6 tháng cũng chiếm tỷ lệ ngang nhau với 13,2%. (xem biểu đồ 3.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 002 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)