Bãi rác tập trung cạnh KCN Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 28 - 30)

Nguồn: Trung Thành (2018) Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các doanh nghiệp trong KCN thường hợp đồng với các công ty môi trường đô thị tại địa phương, hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom, xử lý chất thải rắn (CTR). Việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với Sở TN&MT cấp tỉnh (Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2016).

2.2.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường các khu công nghiệp tại Việt Nam

Trong những năm gần đây công nghiệp tại Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, Nhà nước đã có những chiến lược quy hoạch phát triển các KCN, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất để đáp ứng các nhu cầu của thị trường và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. Thực trạng QLMT trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất lạc hậu, yếu kém trong công tác QLMT cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Công tác QLMT vẫn còn rất nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu quá nhiều không đủ để có thể giám sát và kiểm tra được đầy đủ các hoạt động của các cơ sở sản xuất.

Hiện nay, nước ta đã có chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với BVMT. Các văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan về QLMT trong và ngoài KCN đã được ban hành, có sự phân cấp quản lý nhà nước và BVMT trong KCN. Một số công cụ kinh tế đã được áp dụng như: thu phí BVMT đối với nước thải, CTR, thuế tài nguyên và thuế môi trường, thực hiện việc thanh kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ hàng năm.

Sự phát triển không ngừng về số lượng các khu cụm công nghiệp giải quyết được bài toán về phát triển kinh tế, việc làm, hỗ trợ đắc lực phát triển các thế mạnh của từng địa phương...nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề nan giải về môi trường.. Theo thanh tra của Bộ TN&MT , trong tổng số 429 cơ sở, KCN, CCN trên địa bàn các tỉnh, thành phố được thanh tra năm 2012 thì có đến 157 cơ sở vi phạm pháp luật về BVMT với số tiền đề nghị xử phạt lên tới 32,7 tỷ đồng (Đinh Thị Huệ Linh, 2015).

Từ số liệu trên cho thấy tỷ lệ các vụ vi phạm về BVMT đã tăng nhanh trong những năm gần đây, mà không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn cũng chưa coi trọng việc BVMT, còn lỏng lẻo trong việc quản lý, xử lý chất thải độc hại. Tình trạng vi phạm phổ biến tại các KCN vẫn là không thực hiện đúng các yêu cầu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, xả thải chưa qua xử lý và khai thác nguồn nước ngầm trái phép.

Các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT tại nước ta có diễn biến phức tạp, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài nguyên, KCN, khu đô thị. Tình trạng nhà máy, xí nghiệp, KCN vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng gây bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là:

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật BVMT ở nước ta còn nhiều bất cập. Thứ hai, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa và xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn chưa cao.

Thứ ba, doanh nghiệp chưa có ý thức BVMT.

Bắc Ninh là tỉnh có nhiều cụm khu công nghiệp và làng nghề. Lượng chất thải tăng nhanh, đa dạng về thành phần và chưa được phân loại tại nguồn. Việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường trở nên cần thiết và cấp bách đối với Bắc Ninh trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện Bắc Ninh đã quy hoạch được 15 KCN tập trung, trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, các khu còn lại là do tỷ lệ các doanh nghiệp vào chưa nhiều, cho nên hệ thống này chưa được xây dựng. Tại các CCN, hầu như nước thải vào các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lý mà thải trực tiếp ra bên ngoài.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh mỗi ngày có khoảng 500 tấn chất thải sinh hoạt, 200 tấn chất thải công nghiệp, 2 tấn chất thải y tế thải ra ngoài môi trường. Trung bình mỗi năm, lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công nghiệp tăng 15%, chất thải y tế tăng 8%. Các khu vực thành thị tập trung dân cư là nguồn phát sinh chủ yếu các loại chất thải rắn sinh hoạt, chỉ

tính riêng thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn mỗi ngày thải ra hơn 200 tấn. Xung quanh các KCN, số dân tăng cơ học chiếm tỷ lệ cao, không cố định cũng tạo áp lực lớn lên môi trường.

Để việc xử lý rác thải sinh hoạt có tính hệ thống, lâu dài và toàn diện. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án “Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020”. Khi quy hoạch các KCN tập trung, diện tích đất dành cho môi trường được dành phần đáng kể. Ví như KCN Tiên Sơn, trong tổng quy mô diện tích 349 ha thì diện tích đất công nghiệp dành cho các nhà đầu tư thứ cấp là 226 ha (chiếm 65% tổng quy mô diện tích), còn lại là đất dành cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, phụ trợ và hệ thống cây xanh. Tỉnh cũng lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ cao đăng ký vào các KCN nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường. Nếu công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường sẽ không được chấp thuận, dù nhà đầu tư có trả mức phí cao.

Song song với điều đó, tỉnh cũng đã xây dựng hệ thống “Khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản” tại KCN Quế Võ I bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Canon, Tabuchi, Tenma, Mitsuwa và một số doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện, chi tiết máy, phụ tùng cho Canon hoặc các doanh nghiệp Nhật Bản khác, hoặc tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn là điện tử tại KCN Yên Phong I với Samsung, lập KCN VSIP với tập đoàn điện tử Nokia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 28 - 30)