Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 40)

3.4.1. Phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan QLMT nói chung và kiểm toán chất thải nói riêng đã được công bố qua các bài báo, báo cáo khoa học….để viết tổng quan tài liệu.

- Thu thập và thống kê các tài liệu đã công bố liên quan tới lịch sử hình thành, đặc điểm sản xuất, vấn đề môi trường, hiện trạng quản lý môi trường ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong các năm trở lại đây.

- Thu thập các số liệu, hồ sơ tình hình hoạt động của các nhà máy, quy trình sản xuất, các báo cáo quan trắc định kỳ….của các nhà máy.

- Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan.

3.4.2. Phương pháp thẩm tra tài liệu: Lập Danh mục kiểm tra

Tiến hành kiểm tra các tài liệu liên quan đến chất thải, tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy. Danh mục này giúp tiết kiệm thời gian và tránh sai sót trong quá trình kiểm tra tài liệu.

Bảng 3.1. Danh mục tài liệu kiểm tra

Danh mục tài liệu kiểm tra Quy định Nhà nước

Đề án Bảo vệ môi trường Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Báo cáo hoàn thành công trình BVMT phục vụ giai

đoạn vận hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Thông tư 27/2014/TT-BTNMT Chứng từ CTR thông thường Nghị định 38/2015/NĐ-CP

Chứng từ CTNH Thông tư 36/2015/TT-BTNMT

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Nghị định 18/2015/NĐ-CP Phí BVMT đối với nước thải Nghị định 154/2016/NĐ-CP Báo cáo tình hình sản xuất 3 nhà máy năm 2018

3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Thiết kế phiếu phỏng vấn và tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm:

+) Phỏng vấn cán bộ chuyên trách (3 phiếu): tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ quản lý môi trường nhà máy nhằm thu thập thông tin tổng hợp tình hình quản lý chất thải, công tác BVMT… đang được áp dụng tại nhà máy:

1. Sơ đồ công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp?

2. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của nhà máy? Lượng sử dụng? 3. Luật, nghị định, thông tư môi trường mà anh (chị) biết?

4. Công tác môi trường cần thực hiện tại doanh nghiệp mà anh (chị biết)? 5. Chất thải rắn thông thường, CTNH phát sinh từ những nguồn nào? Có được phân loại không? Biện pháp xử lý?

6. Nước thải phát sinh từ những nguồn nào? Lượng bao nhiêu? Biện pháp xử lý? 7. Khí thải phát sinh từ những nguồn nào? Lượng bao nhiêu? Biện pháp xử lý? 8. An toàn lao động? Phòng cháy chữa cháy?

+) Phỏng vấn cán bộ vận hành (6 phiếu): Tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ vận hành sản xuất nhằm thu thập các thông tin tổng hợp về quy trình sản xuất, hiện trạng môi trường.... tại nhà máy.

Tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ vận hành nhà máy: - 1 cán bộ trực tiếp điều hành vận hành.

- 1 cán bộ cơ điện nhà máy. 1. Quy trình sản xuất tại Nhà máy?

2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng trong sản xuất? Lượng bao nhiêu? 3. Chất thải phát sinh từ những công đoạn nào? Lượng bao nhiêu? 4. Biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải?

5. An toàn lao động? Phòng cháy chữa cháy?

3.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa

Quan sát các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình sản suất, hệ thống xử lý chất thải, điểm xả thải, khu tập trung rác,...và các biện pháp giảm thiểu đã thực hiện ở nhà máy.

3.4.5. Phương pháp đối chiếu với các tiêu chí môi trường chuẩn

Tiến hành đối chiếu, so sánh các kết quả thu thập được với các tiêu chí môi trường chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia, các văn bản pháp luật liên quan đến BVMT và sự tuân thủ pháp luật của đối tượng nghiên cứu, các điều khoản cụ thể dùng để đối chiếu bao gồm:

- Luật Bảo vệ môi trường 2014 - Chương IX Quản lý chất thải, cụ thể; +) Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải.

+) Mục 3: Quản lý chất thải rắn thông thường +) Mục 4: Quản lý nước thải

+) Mục 5: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT – Thông tư Quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- QCVN 06:2009/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

3.4.6. Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu nước thải:

- Tiến hành lấy 02 mẫu nước thải:

NT01: Mẫu tại hố ga tập trung trước khi đưa vào hệ thống xử lý.

NT02: Mẫu tại điểm xả thải được quy định theo giấy phép xả thải số 1257/GP-UBND ngày 14/9/2017. (X=559199;Y=2339557).

Hình 3.1. Vị trí xả thải của công ty

Thời điểm lấy mẫu: 8 giờ

-Tần suất lấy mẫu: 2 lần lấy mẫu tương ứng (14/04/2018 và 14/07/2018). Các chỉ tiêu phân tích: màu mước, pH, nhiệt độ, màu, TSS, BOD5, COD, Tổng N, Tổng P, Amoni, Sunfua, Asen, Thủy Ngân, Chì, Cadimi, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform.

- Chỉ tiêu so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Lấy mẫu xác định chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn theo các chỉ tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;

TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước theo theo Quy chuẩn 40:2011/QCVN-BTNMT.

Sơ đồ 3.1. Vị trí lấy mẫu nước thải trước và sau xử lý các nhà máy chế biến TACN Dabaco

Bảng 3.2. Các thông số và phương pháp phân tích chất lượng nước

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp

thử nghiệm 1 Nhiệt độ 0C SMEWW 2550B:2012 2 Màu Pt/Co TCVN 6185:2008 3 Chất rắn lơ lửng mg/l TCVN 6625:2000 4 BOD5 mg/l TCVN 6001-1:2008 5 COD mg/l SMEWW 5220C:2012 6 Tổng nitơ mg/l SMEWW 4500-N C 7 Tổng phốt pho mg/l TCVN 6202:2008

8 Amoni mg/l EPA Method 350.2

9 Sunfua mg/l TCVN 6637:2000 10 Asen mg/l TCVN 6626:2000 11 Thuỷ ngân mg/l TCVN 7877:2008 12 Chì mg/l EPA Method 7421 13 Cadimi mg/l TCVN 6197B:2008 14 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l TCVN 5070:1995 15 Coliform MPN/100ml TCTO 6187-2:2009 Nguồn: QCVN 40:2011/BNTMT (2011)

Phương pháp lấy mẫu khí thải lò hơi

-Tiến hành lấy 03 mẫu khí thải

KT01: tại khu vực lò hơi của Nhà máy Topfeeds KT02: tại khu vực lò hơi của Nhà máy cao cấp Dabaco KT03: tại khu vực lò hơi của Nhà máy Kinh Bắc

-tháng/lần, bao gồm thời gian 2 lần lấy mẫu tương ứng (14/04/2018 và 28/07/2018).

-Các chỉ tiêu phân tích: Bụi tổng số, CO, NOx, SOx.

-Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Sơ đồ 3.2. Vị trí lấy mẫu khí thải lò hơi các nhà máy chế biến TACN Dabaco

Bảng 3.3. Các thông số và phương pháp phân tích chất lượng khí thải lò hơi

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp

thử nghiệm

1 Bụi tổng Mg/Nm3 US.EPA Method 5

2 CO Mg/Nm3 TCVN 7242:2003

3 NOx (tính theo NO2) Mg/Nm3 TCVN7172:2002

4 SOx Mg/Nm3 US.EPA Method 6

Nguồn: QCVN 19:2009/BTNMT (2009)

Phương pháp lấy mẫu không khí khu vực sản xuất

- Tiến hành lấy 09 mẫu khí thải tại 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi K1T: tại khu vực cấp nguyên liệu thô nhà máy Topfeeds.

K2T: tại khu vực nghiền nguyên liệu nhà máy Topfeeds. K3T: tại khu vực kho đóng gói thành phẩm nhà máy Topfeeds. K1D: tại khu vực cấp nguyên liệu thô nhà máy cao cấp Dabaco. K2D: tại khu vực nghiền nguyên liệu nhà máy cao cấp Dabaco. K3D: tại khu vực kho đóng gói thành phẩm nhà máy cao cấp Dabaco. K1K: tại khu vực cấp nguyên liệu thô nhà máy Kinh Bắc.

K2K: tại khu vực nghiền nguyên liệu nhà máy Kinh Bắc. K3K: tại khu vực kho đóng gói thành phẩm nhà máy Kinh Bắc. - Thời điểm lấy mẫu: 10 giờ.

- Tần suất lấy mẫu: 2 lần lấy mẫu tương ứng (14/04/2018 và 28/07/2018). -Các chỉ tiêu phân tích: SO2, CO, NO2, O3, Tổng bụi lơ lửng (TSP) (Đo trong khoảng thời gian trung bình 1 giờ).

-Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Sơ đồ 3.3. Vị trí lấy mẫu không khí khu vực sản xuất các nhà máy chế biến TACN Dabaco

Bảng 3.4. Các thông số và phương pháp phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp

thử nghiệm 1 SO2 µg/m3 TCVN 5978:1995 2 CO µg/m3 TCVN 5972:1995 3 NO2 µg/m3 TCVN 7725:2007 4 O3 µg/m3 TCVN 7171:2002 5 TSP µg/m3 TCVN 5067:1995 Nguồn: QCVN 05:2013/BTNMT (2013)

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM 3 NHÀ MÁY CHẾ BIÊN THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP KHẮC NIỆM, THÀNH PHỐ BẮC NINH CỤM CÔNG NGHIỆP KHẮC NIỆM, THÀNH PHỐ BẮC NINH

4.1.1. Đặc điểm Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam

Tập đoàn DABACO Việt Nam – đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới – là 1 tập đoàn hoạt động đa ngành nghề,trong đó lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, DABACO còn tham gia lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. DABACO tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.

Tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thành lập năm 1996, đến nay công ty đã thành công trong việc phát triển cả chuỗi giá trị từ sản xuất con giống đến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm. Với hơn 20 doanh nghiệp trực thuộc. Phương châm của công ty là sạch từ trang trại chăn nuôi đến bàn ăn. Công ty không ngừng phát triển, mở rộng hơn nữa, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao cải tiến, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong sản xuất cũng như trong công tác bảo vệ môi trường.

4.1.2. Đặc điểm 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi DABACO

4.1.2.1. Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Topfeeds

Nhà máy chế biến TACN cao cấp Topfeeds trực thuộc công ty Cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, hoạt động trên nền diện tích 19.652,6 m2 tại CCN Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp cánh đồng lúa xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, phía Tây giáp quốc lộ 38, phía Nam giáp nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO, phía bắc giáp cây xăng 153, phường Khắc Niệm.

Bảng 4.1. Các hạng mục công trình của nhà máy Topfeeds

STT Các hạng mục Diện tích (m2) Diện tích (%) 1 Nhà sản xuất chính 4.956 25,22 2 Nhà kho 1.296 6,60 3 Nhà điều hành 510 2,60 4 Phòng phân tích 140 0,71 5 Nhà nạp liệu 500 2,54 6 Nhà thường trực 46 0,23 7 Nhà xe 202 1,03 8 Nhà ăn ca 190 0,96 9 Bãi tập kết 1.300 6,61 10 Tường rào 1.000 5,09 11 Các công trình phụ trợ khác 16.535,5 48,41 TỔNG 19.652,6 100,00

Nguồn: Hồ sơ hoàn công nhà máy chế biến TACN Topfeeds (2002)

Bảng 4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu nhà máy Topfeeds

STT Tên nhiên liệu Đơn vị tính Số lượng

1 Điện KWh/tháng 32.050

2 Nước sinh hoạt M3/ngày 5

3 Nước lò hơi M3/ngày 55

4 Dầu thủy lực Lít/tháng 20

Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2002, với quy mô sản xuất hiện tại là 25 tấn/h. Sản phẩm sản xuất là thức ăn chăn nuôi chất lượng cao cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Tổng cán bộ công nhân viên của nhà máy là 300 người.

Sơ đồ 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy Topfeeds

Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nhà máy chế biến TACN Topfeeds (2018) Nguyên liệu cần đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn của từng loại thức ăn. Trước khi đưa vào sản xuất nguyên liệu được kiểm tra độ ẩm, độ sạch. Nguyên liệu không đảm bảo đủ độ khô được đưa vào máy sấy, khử trùng và được chứa trên các silo. Nguyên liệu từ silo đưa vào máy làm sạch bằng sàng, nam châm từ, khí thổi sau đó được nghiền thành bột. Nguyên liệu được nghiền nhỏ, cân tự động từng loại đưa vào máy hỗn hợp chuẩn, thêm các nguyên liệu bổ sung, vitamin, chất khoáng, bước này dùng máy vi tính khống chế thành phần thức ăn theo đúng quy trình. Sau khi pha trộn thành sản phẩm hỗn hợp được chuyển qua hệ thống cân tự động, đóng gói và đưa vào kho thành phẩm.

Đối với sản phẩm viên: nguyên liệu sau khi qua quá trình cân được bổ sung thêm dung dịch đường mật và các chất béo rồi được đưa sang máy quay tròn (máy trộn nguyên liệu). Sau đó được đưa qua hệ thống hơi làm chín (nhiệt độ 80oC) mục đích biến nguyên liệu từ dạng bột rời thành dạng bột nhuyễn, bột nhuyễn được chuyển sang máy ép viên. Các viên được hình thành được chuyền qua hệ thống làm lạnh, sau đó được chuyển sang silo thành phẩm, đóng gói và chuyển vào kho thành phẩm.

Đổ premix và phụ gia Ép viên Sàng lọc Cân đóng gói sản phẩm Nguyên liệu

thô Ép dãn nở Ép đùn Đổ liệu Nghiền thô

Định lượng và phối trộn

Tiêu thụ sản phẩm

Bảng 4.3. Danh mục các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất STT Danh mục thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng

thiết bị

1 Dây chuyền thiết bị (máy tính) Hệ 1 Tốt

2 Máy trộn MIX Cái 1 Tốt

3 Máy nâng Xe 2 Tốt

4 Phương tiện vận tải Xe 4 Tốt

5 Cân 50 tấn Cái 1 Tốt

6 Nồi hơi 3 tấn/h Cái 1 Tốt

7 Bồn silo Bồn 4 Tốt

8 Máy biến áp 1.200 KVA Cái 1 Tốt

Nguồn: Hồ sơ hoàn công nhà máy chế biến TACN Topfeeds (2002)

Bảng 4.4. Khối lượng nguyên, phụ liệu sản xuất chính của nhà máy Topfeeds 6 tháng đầu năm 2018

Đơn vị: kg STT Nguyên liệu T1 T2 T3 T4 T5 T6 1 Bột đá mịn 250.350 328.545 253.035 389.455 392.300 222.865 2 Cám gạo 300.020 389.095 236.190 350.622 400.670 173.600 3 Cám mỳ viên 320.555 358.895 333.900 233.240 342.500 374.867 4 Dịch cá cô đặc 397.734 145.210 369.185 252.375 280.455 399.987 5 Hạt lúa mỳ 311.765 537.895 306.069 319.064 350.102 269.945 6 Mỡ cá 298.280 536.645 416.430 423.095 282.321 360.985 7 Muối bột sấy 373.630 431.015 299.480 377.110 299.385 247.665 8 NaHCO3 260.352 598.806 376.865 297.567 367.465 399.225 9 Ngô hạt 363.305 571.150 390.302 288.060 340.595 286.450 10 Ngô lên men 309.662 486.105 295.780 237.505 328.475 305.630 11 Rỉ mật đường 353.194 299.660 303.145 381.770 336.472 295.442 12 Lysine 70% 385.255 41.525 547.000 359.160 252.754 404.95

Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nhà máy chế biến TACN Topfeeds (2018)

Bảng 4.5. Khối lượng sản phẩm của nhà máy 6 tháng đầu năm 2018

(Đơn vị: kg)

Tháng 1 2 3 4 5 6

Sản phẩm 10.337.620 8.180.030 9.697.565 8.776.740 8.388.025 8.908.080

TB tấn/h 24,85 19,66 23,31 21,10 20,16 21,41 Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nhà máy chế biến TACN Topfeeds (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 40)