Tổng quan về nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 31)

2.3.1. Các loại hình sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi (trên cạn hoặc dưới nước) được cho ăn uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, dạng đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản, thức ăn dạng dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng.

TACN có thể được phân ra làm nhiều dạng. Theo nguồn gốc: Sản xuất TACN có nguồn gốc động vật, thực vật, thức ăn nguồn khoáng chất tổng hợp hóa học, vi sinh vật (VSV), phụ phẩm nông nghiệp. Theo tính chất: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn tươi, thức ăn khoáng... Ngoài ra còn có phân loại kiểu: Thức ăn thương mại là loại thức ăn được sản xuất dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là loại thức ăn đã được phối trộn từ nhiều loại nguyên liệu (ngô, cám gạo, thóc, khô đậu tương, bột cá, bột xương thịt...) theo công thức đã lập đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi (lợn con, lợn choai, lợn vỗ béo, lợn nái chửa, gà thịt, gà đẻ...), Thức ăn đậm đặc là thức ăn hỗn hợp có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với nhu cầu của vật nuôi dùng để pha trộn các loại nguyên liệu khác tạo thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có primix và thức ăn bổ sung.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất TACN đã gây dựng được thương hiệu và được người dân, các trang trại chăn

nuôi, nuôi trồng thủy sản tin tưởng và sử dụng: Thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO, thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, thức ăn chăn nuôi Japfa Việt Nam... (Đinh Thị Huệ Linh. 2015).

2.3.2. Các vấn đề môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

2.3.2.1. Đối với nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải từ các nhá máy chế biến TACN bao gồm nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, tắm rửa) của công nhân viên với thành phần chứa cặn lơ lửng và một số tạp chất bao gồm COD, BOD, Coliform...và nước mưa chảy tràn (không có nước thải sản xuất).

Dựa trên số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO về tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên một đầu người, tải lượng các chất ô nhiễm có thể phát sinh:

Bảng 2.4. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt của nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Thông số (g/người/ngày) Khối lượng Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) 14:2008/BTNMT QCVN cột A BOD5 45 - 54 3,6 – 4,3 375 – 450 30 TSS 60 - 90 4,8 – 7,3 500 – 750 50 Tổng N 6 - 12 0,48 – 0,97 50 – 100 30 Tổng P 0,4 - 4 0,032 – 0,32 3,33- 33,3 6 Tổng Coliform (MPN/100 ml) 106 -109 81.103 – 81.106 81.103 – 81.106 3000 Nguồn: WHO (2012) Đối với nước mưa chảy tràn tùy thuộc vào cấu trúc mặt bằng rửa trôi mà nước mưa có thể chảy tràn hoặc thấm một phần xuống đất. Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo nguyên vật liệu rơi vãi, các chất cặn bã, đất sét,... và đi theo hệ thống thu gom thoát nước mưa. Tính chất ô nhiễm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào độ nhiễm bẩn của mặt bằng rửa trôi. Nước mưa chảy tràn thường có nồng độ ô nhiễm thấp, có thể xem là loại nước thải quy ước sạch. Theo WHO, nồng độ các chất ô nhiễm môi trường trong nước mưa chảy tràn:

Bảng 2.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn Chỉ tiêu Nồng độ (mg/l) Tổng N 0,5 - 1,5 Tổng P 0,004 – 0,03 COD 10 -12 TSS 10 -20 Nguồn:WHO (2012) 2.3.2.2. Chất thải rắn

CTR trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm 3 nguồn chính: chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất và CTNH.

Chất thải sinh hoạt bao gồm các thứ như giấy, các loại bao gói đựng đồ ăn, nước uống...các hợp chất như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh...phát sinh chủ yếu từ hoạt động tại các khu văn phòng, khu nhà điều hành, nhà cân...

Chất thải rắn sản xuất chủ yếu bao gồm: Nilon, bìa carton, gỗ, xốp,giấy, bao bì....phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất, các sản phẩm lỗi, hỏng...

CTNH bao gồm: sơn, vecni thải, dầu thải, găng tay, giẻ lau dính dầu, hộp mực in thải, bóng đèn huỳnh quang thải...phát sinh từ quá trình khu vực văn phòng và khu vực sản xuất, từ quá trình tu sửa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc,... (Đinh Thị Huệ Linh, 2015).

2.3.2.3.Bụi, khí thải

Bụi phát sinh từ nhiều công đoạn, quá trình: từ quá trình nhập liệu và lưu giữ nguyên nhiên liệu, vận chuyển nguyên liệu vào nhà chứa, từ quá trình nghiền và trộn liệu, từ quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, từ quá trình giao thông của các phương tiện...

Bụi phát sinh từ quá trình và các công đoạn sau : Nhập nguyên liệu và lưu giữ nguyên nhiên liệu, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm vào nhà kho, nghiền và trộn vật liệu, giao thông của các phương tiện.

Khí thải chủ yếu phát sinh từ nồi hơi đốt nhiên liệu để vận hành, phục vụ các công đoạn trong quá trình sản xuất sinh ra các khí ô nhiễm chính như SO2, CO, NOx, các chất bay hơi...gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không khí tại nhà máy cũng như các khu dân cư lân cận. Ngoài ra còn có 1 số tác động nữa

như tiếng ồn, độ rung do quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị, của các phương tiện giao thông... (Đinh Thị Huệ Linh, 2015).

2.3.3. Công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Đối với các lĩnh vực sản xuất khác thì phát sinh chất thải tại nhà máy chế biến TACN tương đối ít, được phân định rõ ràng và dễ xử lý.

2.3.3.1. Bụi, khí thải

Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của nhà máy có thể tóm tắt thành các nguồn chính sau:

- Bụi phát sinh từ quá trình nhập và lưu giữ nguyên nhiên liệu, vận chuyển nguyên vật liệu vào nhà kho.

- Quá trình nghiền và trộn liệu.

- Khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu lò hơi.

- Bụi và khí thải phát sinh từ khâu vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm. - Bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động khác: đun nấu, lưu giữ chất thải, vệ sinh nhà xưởng, máy phát điện.

Bụi từ quá trính sản xuất sẽ được xử lý bằng các xyclon thu bụi lắp đặt cùng hệ thống sản xuất. Ngoài ra, để giảm thiểu mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của bụi, nhà máy sẽ thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: bê tông hoá sân bãi và hệ thống giao thông nội bộ trong nhà máy, xây tường bao che chắn xung quanh bãi chứa xỉ, tổ chức trồng cây xanh xung quanh nhà máy để giảm phát tán bụi và lấy bóng mát, thường xuyên thực hiện quét dọn sạch sẽ ở những nơi phát sinh bụi như bãi chứa.

Đối với bụi và khí thải lò hơi: quá trình đốt nhiên liệu cho lò hơi đã phát sinh ra khí SO2, CO, CO2, NOx, bụi... Để giảm thiểu tác động của khí thải đến con người và môi trường, chủ dự án chọn phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ. Khí thải nhờ hệ thống quạt hút dẫn vào tháp hấp thụ. Tại đây, khí thải được xử lý. Để xử lý khí thải chứa chất ô nhiễm người ta dùng phương pháp hấp thụ bằng các chất như: Natricacbonat, vôi, bột đá vôi… Có rất nhiều quá trình xử lý, nhưng để giảm giá thành xử lý và đạt hiệu quả cao trong quá trình làm giảm nhiệt độ khí thải, nồng độ các chất ô nhiễm, giảm thiểu bụi, chủ dự án chọn phương pháp dùng dung dịch Ca(OH)2 làm chất hấp thụ để xử lý. Khí thải lò hơi phát tán theo ống khói. Dùng dung dịch hấp thụ là nước vôi để hấp thụ các loại khí thải lò hơi (Đinh Thị Huệ Linh, 2015).

2.3.3.2. Nước thải

Biện pháp để khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với nước thải phát sinh bao gồm: việc kiểm soát và xử lý triệt để nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Nhìn chung, trong hoạt động của nhà máy, các yếu tố có thể gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực nhà máy bao gồm:

- Nước mưa chảy tràn (trên toàn bộ mặt bằng của nhà máy); - Nước thải sinh hoạt (từ hoạt động của công nhân viên);

Đối với nước mưa chảy tràn: Xây dựng mạng lưới thu gom, thoát nước mưa tách riêng nước thải sinh hoạt. Nước mưa từ mái được dẫn xuống cống thoát nước thông qua hệ thống của nhà máy.

Đối với nước thải sinh hoạt:Nước thải sinh hoạt của nhà máy sẽ được xử lý sơ bô ̣ bằng bể tự hoại. Bể tự hoại ba ngăn sẽ được xây dựng ngay dưới mỗi nhà vệ sinh. Nước thải sinh hoạt từ các khu vực nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn cải tiến sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Quy trình xử lý nước thải của bể tự hoại được trình bày trong hình sau:

Hı̀nh 2.4. Cấu tạo bể tự hoại cải tiến

Nguồn: Đề án BVMT nhà máy chế biến TACN cao cấp Topfeeds (2009) Bể tự hoại cải tiến có 2 chức năng đồng thời: Lắng và phân huỷ yếm khí cặn lắng. Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học 2 rồi qua bể lắng 3. Kích thước của bể tự hoại đạt yêu cầu 0,3 – 0,5 m3/người. Bể xử lý được thiết kế với cấu tạo như hı̀nh trên. Nước trong bể được bố trí chảy qua lớp bùn kị khí (trong điều kiện động) để các chất hữu cơ được tiếp xúc nhiều hơn với các loại VSV trong lớp bùn. Nước thải trước khi xả ra môi trường được đưa qua lớp vật liệu lọc bằng cát, sỏi. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các VSV kỵ khí,

các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan.

Nước sau khi xử lý từ bể tự hoại ra vẫn chưa đạt đến Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) để xả ra ngoài môi trường nên nhà máy sẽ xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý (Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, 2009).

2.3.3.3. Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt của nhà máy được chứa trong thùng nhựa có nắp đậy kín được bố trí ngay tại các nơi phát sinh (nhà ăn, nhà bếp) và được thu gom hàng ngày, tập kết tại khu vực bãi chứa. Công ty ký hợp đồng với đơn vị chức năng tại khu vực để vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt tại nơi quy định.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Các CTR sản xuất không nguy hại được xử lý như sau: - Sản phẩm lỗi được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.

- Bao bì rách, thùng carton, giấy vụn: bán cho các cơ sở tái chế giấy. - Nguyên liệu lỗi, sản phẩm không đạt bán cho các hộ chăn nuôi. - Xỉ than bán cho các cơ sở sản xuất gạch

- Những loại khác không tái chế được (thùng phi đựng dầu cá đã qua sử dụng…) sẽ được chuyển đến khu chứa chất thải của nhà máy đợi xe của đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường đến vận chuyển và xử lý.

Chất thải nguy hại

Toàn bộ CTNH sẽ được quản lý (theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ TN&MT về việc “Quy định về quản lý chất thải nguy hại”. Các biện pháp lưu giữ CTNH cụ thể như sau: Các loại CTNH được phân loại, đựng trong từng thùng riêng. Toàn bộ CTNH được phân loại tại nguồn ngay tại nơi phát sinh. Không để CTNH lẫn với CTR sinh hoạt thông thường. Các thùng, container lưu giữ CTNH đúng quy cách như: phân biệt màu sắc, kín,...

Khu vực lưu rác thải nguy hại được xây dựng tách riêng hoàn toàn với khu vực chứa rác thải sinh hoạt thông thường và các loại CTR khác. Nhà máy lập sổ theo dõi CTNH từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ và hồ sơ bàn giao chất thải cho

đơn vị dịch vụ được thuê xử lý. Bùn thải từ quá trình xử lý khói thải lò hơi được thu gom, đưa về kho chứa CTNH và thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển và xử lý (Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, 2009).

2.3.4. Các công nghệ tiêu biểu trong xử lý môi trường tại các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi biến thức ăn chăn nuôi

2.3.4.1. Khí thải

Phát sinh từ lò hơi của nhà máy. Công nghệ đang được áp dụng rộng rãi là xử lý tuần hoàn nước vôi trong.

Sơ đồ 2.2. Công nghệ hệ thống xử lý bụi và khí thải lò hơi

Nguồn: Đề án BVMT nhà máy chế biến TACN Topfeeds (2009) Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Khí thải nhờ hệ thống quạt hút dẫn vào tháp hấp thụ. Tại đây, khí thải được xử lý bằng phương pháp hấp thụ. Để xử lý khí thải chứa chất ô nhiễm người ta

Tháp hấp thụ rỗng Ống khói Khí thải Bể lắng Bể chứa Bơm Nước vôi Bùn thải Quạt hút Phơi khô Kho chứa CTNH

dùng phương pháp hấp thụ bằng các chất như: Natricacbonat, vôi, bột đá vôi… Có rất nhiều quá trình xử lý, nhưng để giảm giá thành xử lý và đạt hiệu quả cao trong quá trình làm giảm nhiệt độ khí thải, nồng độ các chất ô nhiễm, giảm thiểu bụi, chủ dự án chọn phương pháp dùng dung dịch Ca(OH)2 làm chất hấp thụ để xử lý (Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, 2009).

2.3.4.2. Nước thải

Do thành phần nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên để xử lý đạt QCVN hiện hành, công nghệ đang được áp dụng rộng rãi là công nghệ VSV.

Nguồn nước thải được tập trung về bể điều hòa và trung hòa. Sau đó, toàn bộ nước thải này được bơm sang bể UASB.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nước thải chung

Nguồn: Đề án BVMT nhà máy chế biến TACN Topfeeds (2009) Máy thổi khí

Nước thải trước khi xử lý

Bể điều hòa, trung hòa Bể UASB Bể Aeroten Bể tiếp xúc Thải ra ngoài Clorua vôi Bể lắng Thu gom và xử lý Bể bùn Cặn

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Công tác quản lý môi trường tại 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, cụm công nghiệp Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi không gian: 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, cụm công nghiệp Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh. Bao gồm: nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Topfeeds, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Dabaco và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Kinh Bắc.

Phạm vi thời gian: Từ tháng 12/2017 đến tháng 11/2018.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Tổng quan về 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

- Giới thiệu về CCN Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh - Giới thiệu chung về nhà máy

- Giới thiệu về quy trình sản xuất:

3.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường tại 3 nhà máy

- Thực trạng phát sinh nước thải - Thực trạng phát sinh khí thải - Thực trạng phát sinh chất thải rắn.

3.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại 3 nhà máy

- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý môi trường của công ty - Tính tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường

- Thực trạng quản lý nước thải - Thực trạng quản lý khí thải - Thực trạng quản lý chất thải rắn - Tiếng ồn, độ rung

3.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường cho 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp 3.4.1. Phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan QLMT nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 31)