Thành phần trung bình của các chất thải rắn của một sô KCN phía Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 27 - 33)

của một sô KCN phía Nam

Vật liệu %

Kim loại 4-9

Thủy tinh <0,5

Cao su, da, giả da 3-7

Plastic các loại <1

Gỗ vụn, mạt cưa 15-25

Vải giẻ <1

Các loại bao bì 2-4

Sơn keo, hóa chất, dung môi 1-5

Các loại rác hữu cơ 30-40

Bã vôi, gạch đá, cát 4-8

Tro xỉ 10-15

Bùn khô từ xử lý nước thải 8-17

Rác điện tử 0,1-1

Nguồn: Tạp chí KCN (2016) Theo số liệu tính toán, chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các vùng khác trong toàn quốc, lên đến gần 3.000 tấn/ngày. Lượng CTNH phát sinh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhiều gấp 3 lần lượng CTNH phát sinh tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nhiều gấp khoảng 20 lần vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất thải rắn, tương đương khoảng 3 triệu tấn/năm. Một con số khổng lồ nếu tính trên tổng diện tích và con người sinh sống quanh KCN.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là lượng chất thải rắn đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Nghĩa là càng về sau những khu đất trống dùng để xử lý, chôn lấp chất thải khan hiếm đi, trong khi số lượng lại tăng lên mới là điều khiến ta lo ngại.

Hình 2.2. Bãi rác tập trung cạnh KCN Yên Phong

Nguồn: Trung Thành (2018) Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các doanh nghiệp trong KCN thường hợp đồng với các công ty môi trường đô thị tại địa phương, hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom, xử lý chất thải rắn (CTR). Việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với Sở TN&MT cấp tỉnh (Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2016).

2.2.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường các khu công nghiệp tại Việt Nam

Trong những năm gần đây công nghiệp tại Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, Nhà nước đã có những chiến lược quy hoạch phát triển các KCN, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất để đáp ứng các nhu cầu của thị trường và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. Thực trạng QLMT trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất lạc hậu, yếu kém trong công tác QLMT cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Công tác QLMT vẫn còn rất nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu quá nhiều không đủ để có thể giám sát và kiểm tra được đầy đủ các hoạt động của các cơ sở sản xuất.

Hiện nay, nước ta đã có chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với BVMT. Các văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan về QLMT trong và ngoài KCN đã được ban hành, có sự phân cấp quản lý nhà nước và BVMT trong KCN. Một số công cụ kinh tế đã được áp dụng như: thu phí BVMT đối với nước thải, CTR, thuế tài nguyên và thuế môi trường, thực hiện việc thanh kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ hàng năm.

Sự phát triển không ngừng về số lượng các khu cụm công nghiệp giải quyết được bài toán về phát triển kinh tế, việc làm, hỗ trợ đắc lực phát triển các thế mạnh của từng địa phương...nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề nan giải về môi trường.. Theo thanh tra của Bộ TN&MT , trong tổng số 429 cơ sở, KCN, CCN trên địa bàn các tỉnh, thành phố được thanh tra năm 2012 thì có đến 157 cơ sở vi phạm pháp luật về BVMT với số tiền đề nghị xử phạt lên tới 32,7 tỷ đồng (Đinh Thị Huệ Linh, 2015).

Từ số liệu trên cho thấy tỷ lệ các vụ vi phạm về BVMT đã tăng nhanh trong những năm gần đây, mà không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn cũng chưa coi trọng việc BVMT, còn lỏng lẻo trong việc quản lý, xử lý chất thải độc hại. Tình trạng vi phạm phổ biến tại các KCN vẫn là không thực hiện đúng các yêu cầu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, xả thải chưa qua xử lý và khai thác nguồn nước ngầm trái phép.

Các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT tại nước ta có diễn biến phức tạp, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài nguyên, KCN, khu đô thị. Tình trạng nhà máy, xí nghiệp, KCN vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng gây bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là:

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật BVMT ở nước ta còn nhiều bất cập. Thứ hai, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa và xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn chưa cao.

Thứ ba, doanh nghiệp chưa có ý thức BVMT.

Bắc Ninh là tỉnh có nhiều cụm khu công nghiệp và làng nghề. Lượng chất thải tăng nhanh, đa dạng về thành phần và chưa được phân loại tại nguồn. Việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường trở nên cần thiết và cấp bách đối với Bắc Ninh trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện Bắc Ninh đã quy hoạch được 15 KCN tập trung, trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, các khu còn lại là do tỷ lệ các doanh nghiệp vào chưa nhiều, cho nên hệ thống này chưa được xây dựng. Tại các CCN, hầu như nước thải vào các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lý mà thải trực tiếp ra bên ngoài.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh mỗi ngày có khoảng 500 tấn chất thải sinh hoạt, 200 tấn chất thải công nghiệp, 2 tấn chất thải y tế thải ra ngoài môi trường. Trung bình mỗi năm, lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công nghiệp tăng 15%, chất thải y tế tăng 8%. Các khu vực thành thị tập trung dân cư là nguồn phát sinh chủ yếu các loại chất thải rắn sinh hoạt, chỉ

tính riêng thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn mỗi ngày thải ra hơn 200 tấn. Xung quanh các KCN, số dân tăng cơ học chiếm tỷ lệ cao, không cố định cũng tạo áp lực lớn lên môi trường.

Để việc xử lý rác thải sinh hoạt có tính hệ thống, lâu dài và toàn diện. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án “Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020”. Khi quy hoạch các KCN tập trung, diện tích đất dành cho môi trường được dành phần đáng kể. Ví như KCN Tiên Sơn, trong tổng quy mô diện tích 349 ha thì diện tích đất công nghiệp dành cho các nhà đầu tư thứ cấp là 226 ha (chiếm 65% tổng quy mô diện tích), còn lại là đất dành cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, phụ trợ và hệ thống cây xanh. Tỉnh cũng lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ cao đăng ký vào các KCN nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường. Nếu công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường sẽ không được chấp thuận, dù nhà đầu tư có trả mức phí cao.

Song song với điều đó, tỉnh cũng đã xây dựng hệ thống “Khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản” tại KCN Quế Võ I bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Canon, Tabuchi, Tenma, Mitsuwa và một số doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện, chi tiết máy, phụ tùng cho Canon hoặc các doanh nghiệp Nhật Bản khác, hoặc tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn là điện tử tại KCN Yên Phong I với Samsung, lập KCN VSIP với tập đoàn điện tử Nokia.

Hình 2.3. Khu công nghiệp VSIP

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc xử lý tình trạng này là cấp thiết nhưng trong quá trình thực hiện, Bắc Ninh cũng gặp một số vướng mắc về việc chọn vị trí xây dựng địa điểm đặt cơ sở xử lý rác theo đúng quy chuẩn và quy mô và đảm bảo khoảng cách với khu dân cư. Bên cạnh đó khi triển khai dự án, một số người dân chưa hiểu, chưa đồng thuận cho nên chính quyền cần công khai quy hoạch, giải thích cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc xây dựng các công trình xử lý chất thải để các dự án được sớm đưa vào sử dụng. Nếu các ngành, các cấp biết cách giải thích cho dân nghe dân hiểu thì sẽ tin tưởng và ủng hộ những việc làm có lợi cho bản thân, gia đình và toàn xã hội (Đinh Thị Huệ Linh, 2015).

2.3. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2.3.1. Các loại hình sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi 2.3.1. Các loại hình sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi (trên cạn hoặc dưới nước) được cho ăn uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, dạng đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản, thức ăn dạng dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng.

TACN có thể được phân ra làm nhiều dạng. Theo nguồn gốc: Sản xuất TACN có nguồn gốc động vật, thực vật, thức ăn nguồn khoáng chất tổng hợp hóa học, vi sinh vật (VSV), phụ phẩm nông nghiệp. Theo tính chất: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn tươi, thức ăn khoáng... Ngoài ra còn có phân loại kiểu: Thức ăn thương mại là loại thức ăn được sản xuất dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là loại thức ăn đã được phối trộn từ nhiều loại nguyên liệu (ngô, cám gạo, thóc, khô đậu tương, bột cá, bột xương thịt...) theo công thức đã lập đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi (lợn con, lợn choai, lợn vỗ béo, lợn nái chửa, gà thịt, gà đẻ...), Thức ăn đậm đặc là thức ăn hỗn hợp có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với nhu cầu của vật nuôi dùng để pha trộn các loại nguyên liệu khác tạo thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có primix và thức ăn bổ sung.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất TACN đã gây dựng được thương hiệu và được người dân, các trang trại chăn

nuôi, nuôi trồng thủy sản tin tưởng và sử dụng: Thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO, thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, thức ăn chăn nuôi Japfa Việt Nam... (Đinh Thị Huệ Linh. 2015).

2.3.2. Các vấn đề môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

2.3.2.1. Đối với nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải từ các nhá máy chế biến TACN bao gồm nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, tắm rửa) của công nhân viên với thành phần chứa cặn lơ lửng và một số tạp chất bao gồm COD, BOD, Coliform...và nước mưa chảy tràn (không có nước thải sản xuất).

Dựa trên số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO về tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên một đầu người, tải lượng các chất ô nhiễm có thể phát sinh:

Bảng 2.4. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt của nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Thông số (g/người/ngày) Khối lượng Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) 14:2008/BTNMT QCVN cột A BOD5 45 - 54 3,6 – 4,3 375 – 450 30 TSS 60 - 90 4,8 – 7,3 500 – 750 50 Tổng N 6 - 12 0,48 – 0,97 50 – 100 30 Tổng P 0,4 - 4 0,032 – 0,32 3,33- 33,3 6 Tổng Coliform (MPN/100 ml) 106 -109 81.103 – 81.106 81.103 – 81.106 3000 Nguồn: WHO (2012) Đối với nước mưa chảy tràn tùy thuộc vào cấu trúc mặt bằng rửa trôi mà nước mưa có thể chảy tràn hoặc thấm một phần xuống đất. Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo nguyên vật liệu rơi vãi, các chất cặn bã, đất sét,... và đi theo hệ thống thu gom thoát nước mưa. Tính chất ô nhiễm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào độ nhiễm bẩn của mặt bằng rửa trôi. Nước mưa chảy tràn thường có nồng độ ô nhiễm thấp, có thể xem là loại nước thải quy ước sạch. Theo WHO, nồng độ các chất ô nhiễm môi trường trong nước mưa chảy tràn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam tại cụm công nghiệp khắc niệm, thành phố bắc ninh (Trang 27 - 33)