Hình ảnh kiểm tra IPMA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô công nghiệp vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại công ty TNHH MTV AVAC việt nam (Trang 77)

Từ kết quả xác định hàm lượng kháng thể kháng VIRUS PRRS bằng phương pháp ELISA và IPMA, chúng tôi tiếp tục đánh giá hiệu lực của vắc xin

vô hoạt PRRS bằng phương pháp công cường độc, 21 ngày sau khi tiêm sau khi tiêm mũi 2, tiến hành công cường độc bằng chủng virus PRRS cường độc phân lập tại Việt Nam cho lợn ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng (chủng KTY-PRRS-01 với liều công là 100 TCID50) (Phạm Văn Sơn, 2018).

Sau khi công cường độc, theo dõi lợn thí nghiệm về triệu chứng lâm sàng, đo thân nhiệt hàng ngày và theo dõi tình trạng ăn uống của lợn trong 21 ngày. Lợn được mổ khám sau 21 ngày thí nghiệm để đánh giá các biến đổi bệnh lý.

Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các biểu hiện phản ứng cục bộ của lợn ở các lô trong thời gian 21 ngày sau khi công cường độc. Kết quả thể hiện ở bảng 4.23.

Bảng 4.23. Kết quả đánh giá công cƣờng độc

STT Nhóm Triệu chứng lâm sang

Lô 0118

TN Lợn ăn uống bình thường, có biểu hiện mệt mỏi nhưng trở lại bình thường sau 2 – 3 ngày.

Đ/C Lợn sốt cao, chảy nước mũi, ho, sưng mí mắt Lô 0119

TN Lợn sau khi công cường độc 12h có phản xạ chậm chạp, sốt nhẹ (39,5 0C), 2-3 ngày sau hoạt động bình thường

Đ/C Lợn sốt cao, bỏ ăn, ít vận động, ho TN Lợn sốt nhẹ (390C), ăn uống bình thường Lô 0219

Đ/C

Lợn bỏ ăn, sốt cao (40 - 41,50C), mệt mỏi, ít vận động, da nổi mẩn đỏ vùng da mỏng, khó thở.

Từ bảng 4.23 cho thấy cả 3 lô vắc xin với những lợn thí nghiệm được tiêm vắc xin sau 21 ngày sau khi Công cường độc toàn bộ lợn khỏe mạnh không biểu hiện triệu chứng bệnh tích của PRRS tỷ lệ bảo hộ đạt 100%.. Ở lô đối chứng tất cả lợn ốm nặng (với biểu hiện lâm sàng: bỏ ăn, sốt cao, tiêu chảy…). Tổn thương đại thể điển hình nhất ở phổi và hạch lympho, hạch lympho sung huyết, xuất huyết kết hợp hoại tử (hạch dưới hàm, hạch bẹn nông, hạch ruột, hạch phổi…), viêm phổi kẽ. Các tổn thương được quan sát thấy khi mổ khám lợn hoàn toàn giống với các tổn thương ở lợn mắc PRRS tự nhiên đã được một số nghiên cứu trước đây công bố (Nguyễn Thị Lan, 2012).

Để có thêm thông tin trong nghiên cứu hiệu lực của vắc xin, chúng tôi tiến hành mổ khám để kiểm tra bệnh tích lợn chết trong thời gian thí nghiệm hoặc khi đã hết 21 ngày thí nghiệm.

Bệnh tích của lợn thí nghiệm được chúng tôi tổng hợp như sau:

Lợn ở nhóm không được tiêm vắc xin: Bệnh tích đặc trưng thấy chủ yếu ở phổi và hạch lympho. Toàn bộ nhóm lợn này phổi bị viêm rất nặng, có những

đám viêm lan tràn nên làm cho phổi có màu đỏ, xám, chắc, đặc. Lợn ở nhóm được tiêm vắc xin không thấy biến đổi trên các cơ quan tổ chức của lợn.

Một số hình ảnh mổ khám trên lợn

Lợn trước khi công cường độc Lợn sau khi công cường độc

Hình 4.14. Biến đổi thân nhiệt của lợn sau khi công cƣờng độc

Từ kết quả đánh giá công cường độc, đánh giá hiệu giá kháng thể hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp bằng phản ứng ELISA và bằng phản ứng IPMA tham chiếu với tiêu chuẩn TCVN 8685-13:2014 quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) (TCVN 8685-13:2014 2014) vắc xin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn đạt chỉ tiêu hiệu lực thành phẩm.

Tổng kết các thí nghiệm kiểm nghiệm vắc xin thành phẩm vô hoạt phòng hội chửng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn được sản xuất quy mô công nghiệp đạt yêu cầu chất lượng theo quy định tại TCVN 8685-13:2014 (TCVN 8685- 13:2014 2014). 37 37.5 38 38.5 39 39.5 40 40.5 41 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

BIẾN ĐỔI THÂN NHIỆT CỦA LỢN SAU CÔNG CƯỜNG ĐỘC

PR1-0118 TN PR 1-0119 TN PR1-0219 TN

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. Hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn trên hệ thống chai roller với quy mô 100 lít kháng nguyên/mẻ.

- Nuôi cấy tế bào Marc-145 trên hệ thống chai roller tối ưu trong điều kiện không CO2 với lượng tế bào ra ban đầu là 1x105 Cells/ml, sau 72h cấy chuyển tế bào 1 lần và tốc độ lăn 0,2 đến 0,3 rpm.

- Liều gây nhiễm thích hợp nhất đối với virus hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp chủng KTY - PRRS - 01 trên môi trường nuôi cấy tế bào Marc - 145 là: 104 TCID50.

- Thời gian thu hoạch huyễn dịch virus PRRS thích hợp nhất, hàm lượng virus cao, chất lượng tốt là sau khi gây nhiễm virus 72 giờ.

- Bất hoạt, nhũ hóa vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng PRRS, sản xuất thành công 03 lô liên tiếp quy mô tối thiểu 20.000 liều/mẻ.

- Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp được bất hoạt theo quy trình thích hợp bằng BEI tại nồng độ 1mM trong 24h tại 370C, hiệu giá virus trước khi bất hoạt 108 TCID50/ml và nhũ hóa bằng dầu khoáng ISA 201 VG. 5.1.2. Kiểm nghiệm vắc xin phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn theo quy mô công nghiệp. Vắc xin sản xuất ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 8685-13:2014.

- Vắc xin đạt cảm quan, không lắng cặn, không đông vón, màu trắng sữa - Vắc xin đạt yêu cầu vô trùng, không bị tạp nhiễm vi khuẩn và nấm mốc - Vắc xin đạt yêu cầu an toàn khi tiêm gấp 2 liều sử dụng

- Văc xin đạt yêu cầu hiệu lực khi đánh giá bằng cả 3 chỉ tiêu ELISA, IPMA và công cường độc.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tiến hành thử nghiệm vắc xin ngoài thực địa nhằm đánh giá hiệu lực việc sử dụng vắc xin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.

- Đánh giá độ dài miễn dịch của lợn sau khi tiêm vắc xin, xác định thời gian tái chủng phù hợp.

- Nghiên cứu hạn sử dụng của vắc xin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trong điều kiện lão hóa cấp tốc, điều kiện khắc nghiệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Khoa học Công nghệ (2014). TCVN 8685-13:2014 Quy trình kiểm nghiệm - phần 13: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS). Việt Nam: 7.

2. Bộ Y Tế (2018). Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế giới. 35/2018/TT-BYT. B. Y. Tế.

3. Chăn nuôi Việt Nam. (2018). Thống Kê Chăn Nuôi Việt Nam 01/10/2018. Truy cập 20/03/2019, 2019 tại http://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/.

4. Cục Thú Y (2007). Báo cáo tình hình dịch bệnh trên lợn ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.

5. Cục Thú Y (2018). Báo cáo tổng kết Cục thú y 2018.

6. Feng Y., T. Zhao, N. Tùng, K. Inui, Y. Ma, N. T. Hoa, Nguyễn Văn Cảm, D. Liu, Bùi Quang Anh, Tô Long Thành, C. Wang, K. Tian and G. F. Gao (2009). "Các biến chủng virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp tại Việt Nam và Trung Quốc năm 2007". Khoa học thú y. XVI (1).

7. Kamakawa A., Hồ Thị Viết Thu và S. Yamada (2006). "Epidemiological survey of viral diseases of pigs in the Mekong delta of Vietnam between 1999 and 2003." Vet Microbiol. 118(1-2).tr. 47-56.

8. Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (2010). Miễn Dịch Học Ứng Dụng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Tiến (2011). "Tình hình dịch lợn tai xanh (PRRS) ở Việt Nam và công tác phòng chống dịch". Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y. 1.tr. 18.

10. Nguyễn Lương Hiền và Ngô Thành Long., (2001). Bước đầu khảo sát hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở một số trại heo giống thuộc vùng thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học, phần chăn nuôi thú y 1999-2000.tr. 224-227.

11. Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạt, Phạm Quang Thái, Hoàng Văn Năm., (2010). Công nghệ chế tạo và sử dụng vắc xin thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2013), Bệnh truyền nhiễm của động vật

nuôi và biện pháp khống chế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Lan (2012). "Đặc điểm bệnh lý Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) ở lợn con sau cai sữa và lợn choai và xác định bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang". Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y. 19 (3).

14. Phạm Văn Sơn (2018). Nghiên cứu tạo giống gốc và thử nghiệm sản xuất vacxin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn từ chủng virus phân lập tại việt nam. Luận án tiến sĩ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

15. Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Văn Cảm và Nguyễn Bá Hiên (2017). "Nghiên cứu sự ổn định về một số đặc tính sinh học và sinh học phân tử của chủng virus KTY-PRRS-01 phân lập tại Việt Nam". Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(2).tr. 13.

16. Tô Long Thành và Nguyễn Văn Long (2007). “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn”, Khoa học kỹ thuật thú y." Khoa học kỹ thuật thú y. XIV (3).tr. 8. 17. Wiliam T, Christianson và H. S. Joo (2001). "Hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn-

Porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS)." Khoa học thú y. VIII (2).tr.74-87.

II. Tài liệu tiếng Anh:

18. Allende R., G. F. Kutish, W. Laegreid, Z. Lu, T. L. Lewis, D. L. Rock, J. Friesen, J. A. Galeota, A. R. Doster and F. A. Osorio (2000). "Mutations in the genome of porcine reproductive and respiratory syndrome virus responsible for the attenuation phenotype." Arch Virol 145(6). pp. 1149-1161.

19. An T.-Q., Z.-J. Tian, C.-L. Leng, J.-M. Peng and G.-Z. Tong (2011). "Highly pathogenic porcine reproductive and respiratory syndrome virus, Asia."

20. Bahnemann H. G. (1990). "Inactivation of viral antigens for vaccine preparation with particular reference to the application of binary ethylenimine". Vaccine 8(4): 299-303. 21. Bautista E. M., S. M. Goyal, I. J. Yoon, H. S. Joo and J. E. Collins (1993).

"Comparison of porcine alveolar macrophages and CL 2621 for the detection of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) virus and anti-PRRS antibody". J Vet Diagn Invest 5(2). pp. 163-165.

22. Beura L. K., S. N. Sarkar, B. Kwon, S. Subramaniam, C. Jones, A. K. Pattnaik and F. A. Osorio (2010). "Porcine reproductive and respiratory syndrome virus nonstructural protein 1beta modulates host innate immune response by antagonizing IRF3 activation". J Virol 84(3). pp. 1574-1584.

23. Bloemraad M., E. P. de Kluijver, A. Petersen, G. E. Burkhardt and G. Wensvoort (1994). "Porcine reproductive and respiratory syndrome: temperature and pH stability of Lelystad virus and its survival in tissue specimens from viraemic pigs". Vet Microbiol 42(4). pp. 361-371.

24. Burch R. A., E. E. Maso, P. R. Pujadas and N. S. Roca (1999). Attenuated strain of the virus causing the porcine reproductive respiratory syndrome (PRRS), and vaccines, Google Patents.

25. Chand R. J., B. R. Trible and R. R. Rowland (2012). "Pathogenesis of porcine reproductive and respiratory syndrome virus." Curr Opin Virol 2(3): 256-263. 26. Charerntantanakul W. (2012). "Porcine reproductive and respiratory syndrome

virus vaccines: Immunogenicity, efficacy and safety aspects." World journal of virology 1(1): 23.

27. Charerntantanakul W., R. Platt, W. Johnson, M. Roof, E. Vaughn and J. A. Roth (2006). "Immune responses and protection by vaccine and various vaccine adjuvant candidates to virulent porcine reproductive and respiratory syndrome virus". Vet Immunol Immunopathol. 109(1-2). pp. 99-115.

28. Collins J. (1991). "Newly recognized respiratory syndromes in North American swine herds." American Association of Swine Practitioners Newsletter 3(7): 7. 29. Collins J. E., D. A. Benfield, W. T. Christianson, L. Harris, J. C. Hennings, D. P.

Shaw, S. M. Goyal, S. McCullough, R. B. Morrison, H. S. Joo and et al., (1992). "Isolation of swine infertility and respiratory syndrome virus (isolate ATCC VR- 2332) in North America and experimental reproduction of the disease in gnotobiotic pigs." J Vet Diagn Invest 4(2). pp. 117-126.

30. De Lima, M., A. K. Pattnaik, E. F. Flores and F. A. Osorio (2006). "Serologic marker candidates identified among B-cell linear epitopes of Nsp2 and structural proteins of a North American strain of porcine reproductive and respiratory syndrome virus". Virology 353(2). pp. 410-421.

31. Delrue I., P. L. Delputte and H. J. Nauwynck (2009). "Assessing the functionality of viral entry-associated domains of porcine reproductive and respiratory syndrome virus during inactivation procedures, a potential tool to optimize inactivated vaccines". Veterinary research 40(6). pp. 1-15.

32. Duan, X., H. J. Nauwynck and M. B. Pensaert (1997). "Virus quantification and identification of cellular targets in the lungs and lymphoid tissues of pigs at different time intervals after inoculation with porcine reproductive and respiratory syndrome virus (virus PRRS)." Vet Microbiol 56(1-2). pp. 9-19.

34. Feng Y., T. Zhao, T. Nguyen, K. Inui, Y. Ma, T. H. Nguyen, V. C. Nguyen, D. Liu, Q. A. Bui, L. T. To, C. Wang, K. Tian and G. F. Gao (2008). "Porcine respiratory and reproductive syndrome virus variants, Vietnam and China, 2007". Emerg Infect Dis 14(11). pp. 1774-1776.

35. Goyal S. M. (1993). "Porcine reproductive and respiratory syndrome." J Vet Diagn Invest 5(4). pp. 656-664.

36. Gulyaeva A., M. Dunowska, E. Hoogendoorn, J. Giles, D. Samborskiy and A. E. Gorbalenya (2017). "Domain Organization and Evolution of the Highly Divergent 5' Coding Region of Genomes of Arteriviruses, Including the Novel Possum Nidovirus." J Virol 91(6).

37. Halbur P. G., P. S. Paul, M. L. Frey, J. Landgraf, K. Eernisse, X. J. Meng, J. J. Andrews, M. A. Lum and J. A. Rathje (1996). "Comparison of the antigen distribution of two US porcine reproductive and respiratory syndrome virus isolates with that of the Lelystad virus". Vet Pathol 33(2). pp. 159-170.

38. Halbur P. G., P. S. Paul, M. L. Frey, J. Landgraf, K. Eernisse, X. J. Meng, M. A. Lum, J. J. Andrews and J. A. Rathje (1995). "Comparison of the pathogenicity of two US porcine reproductive and respiratory syndrome virus isolates with that of the Lelystad virus." Vet Pathol 32(6). pp. 648-660.

39. Keffaber K (1989). "Reproductive failure of unknown etiology." American Association of Swine Pracitioners Newletter 1: 10.

40. Kim H. S., J. Kwang, I. J. Yoon, H. S. Joo and M. L. Frey (1993). "Enhanced replication of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) virus in a homogeneous subpopulation of MA-104 cell line." Arch Virol 133(3-4). pp. 477-483. 41. Kim H., H. K. Kim, J. H. Jung, Y. J. Choi, J. Kim, C. G. Um, S. B. Hyun, S. Shin, B. Lee, G. Jang, B. K. Kang, H. J. Moon and D. S. Song (2011). "The assessment of efficacy of porcine reproductive respiratory syndrome virus inactivated vaccine based on the viral quantity and inactivation methods." Virol J 8: 323.

42. Kimman T. G., L. A. Cornelissen, R. J. Moormann, J. M. Rebel and N. Stockhofe- Zurwieden (2009). "Challenges for porcine reproductive and respiratory syndrome virus (VIRUS PRRS) vaccinology." Vaccine 27(28). pp. 3704-3718.

43. Labarque G., S. Van Gucht, K. Van Reeth, H. Nauwynck and M. Pensaert (2003). "Respiratory tract protection upon challenge of pigs vaccinated with attenuated porcine reproductive and respiratory syndrome virus vaccines." Vet Microbiol 95(3). pp. 187-197.

44. Lee J. A., B. Kwon, F. A. Osorio, A. K. Pattnaik, N. H. Lee, S. W. Lee, S. Y. Park, C. S. Song, I. S. Choi and J. B. Lee (2014). "Protective humoral immune response induced by an inactivated porcine reproductive and respiratory syndrome virus expressing the hypo-glycosylated glycoprotein 5." Vaccine 32(29). pp. 3617-3622. 45. Lopez O. J. and F. A. Osorio (2004). "Role of neutralizing antibodies in VIRUS

PRRS protective immunity." Vet Immunol Immunopathol 102(3). pp. 155-163. 46. Loula T. (1991). "Mystery pig disease." Agri-Practice (USA).

47. Martelli P., P. Cordioli, L. G. Alborali, S. Gozio, E. De Angelis, L. Ferrari, G. Lombardi and P. Borghetti (2007). "Protection and immune response in pigs intradermally vaccinated against porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) and subsequently exposed to a heterologous European (Italian cluster) field strain." Vaccine 25(17). pp. 3400-3408.

48. Morrison R. B., J. E. Collins, L. Harris, W. T. Christianson, D. A. Benfield, D. W. Chladek, D. E. Gorcyca and H. S. Joo (1992). "Serologic evidence incriminating a recently isolated virus (ATCC VR-2332) as the cause of swine infertility and respiratory syndrome (SIRS)." J Vet Diagn Invest 4(2). pp. 186-188.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô công nghiệp vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại công ty TNHH MTV AVAC việt nam (Trang 77)