Bức tranh kinh tế của LB Nga dƣới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin (1992-1999) gần nhƣ đứng “bên bờ vực thẳm” với hàng loạt các chỉ số lạm phát cao, tăng trƣởng liên tục ở mức âm và các ngành kinh tế công, nông nghiệp, ngoại thƣơng giảm sút nghiêm trọng. 200% 2510% 970% 220% 130% 21.80% 11% 104.4% 0% 500% 1000% 1500% 2000% 2500% 3000% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Bảng 2.1: Chỉ số lạm phát của Nga dƣới thời B.Yeltsin
-15% -18% -15.50% -12.60% -6% -5% 0.40% -4.60% -20% -15% -10% -5% 0% 5% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Bảng 2.2: Chỉ số tăng trƣởng của Nga dƣới thời B.Yeltsin
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Sâm (2006), Kinh tế LB Nga thời cầm quyền của Tổng thống B. Yeltsin, TC Nghiên cứu châu Âu, số 1(61), tr. 35
Trong giai đoạn 1991-1998, chỉ số lạm phát của Nga hầu nhƣ luôn ở mức ba con số, đỉnh điểm là năm 1992, chỉ số lạm phát tăng vọt lên mức 2510%. Vào năm 1996, 1997, mức lạm phát vừa bắt đầu giảm nhẹ xuống hai con số lần lƣợt là 21,8% và 11% thì lập tức lại tăng vọt lên mức 104,4% năm 1998. Trái ngƣợc với chỉ số lạm phát, mức tăng trƣởng của Nga liên tục sụt giảm với các chỉ số âm, dao động từ mức -5% đến -18%. Năm 1997 lần đầu tiên GDP của Nga tăng trƣởng dƣơng, đạt 0,4% nhƣng chỉ trong thời gian ngắn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, GDP của Nga đã bị kéo tút trở lại con số âm, với mức -4,6%. Chính sự yếu kém của nền kinh tế nội địa khiến các khoản nợ tín dụng nƣớc ngoài của Nga liên tục tăng. Cuối năm 1998, tổng số nợ nƣớc ngoài đã lên đến 220,8 tỷ USD, đúng nhƣ một tờ báo Đức nhận xét, LB Nga lúc bấy giờ là “một nhà nƣớc bị moi rỗng ruột và nhiều năm phải nhờ vào những khoản tín dụng quốc tế để tồn tại” [19, tr.28].
Ý thức đƣợc hoàn cảnh của đất nƣớc cũng nhƣ thực tế “Nga cần một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh và hiệu quả. Nền kinh tế phát triển là đảm bảo chủ yếu cho xã hội dân chủ và là cơ sở của nhà nƣớc hƣng thịnh và đƣợc kính trọng trên thế giới” [28, tr.15], Putin đã quyết định tận dụng năng lƣợng nhƣ chìa khóa cho sự thịnh vƣợng kinh tế Nga cũng nhƣ phục vụ các lợi ích quốc gia. Ý tƣởng khai thác lợi thế năng lƣợng đã đƣợc Tổng thống Putin đề cập và phân tích trong luận án tiến sĩ của ông năm 1997 và đƣợc ông đề cập lại trên bài viết cho tạp chí St.Petersburg năm 1999. Theo đó, ông đề xuất nhà nƣớc cần nắm quyền điều hành ngành năng lƣợng và quản lý nó một cách khôn ngoan, thích nghi với tình hình bên ngoài thay đổi khó lƣờng [54, pg.32]. Vì thế, ngay khi lên cầm quyền, ông đã thâu tóm lại quyền kiểm soát lĩnh vực năng lƣợng Nga vào tay nhà nƣớc. Chính phủ tiến hành quốc hữu hóa trở lại các tập đoàn, dự án năng lƣợng quan trọng, dùng các quan chức cấp cao nắm các tập đoàn năng lƣợng, trừng phạt các tập đoàn không tuân thủ Kremli nhằm đảm bảo “các công ty năng lƣợng không tách rời khỏi cƣơng lĩnh chính trị của Kremli hoặc không đại diện cho một tiếng nói độc lập có thể gây ra sự chống đối nào” [39, tr.9]. Tiếp đó, Tổng thống Putin tuyên bố triển khai Chiến lƣợc toàn cầu về dầu mỏ với bốn đề án dầu mỏ và khí đốt của Nga trên lục địa Á- Âu, theo đó, tổng thống Nga đề xuất việc tập trung hoàn thiện hệ thống đƣờng ống dẫn từ đó kiểm soát đƣợc dòng luân chuyển “vàng đen” tới các khu vực chiến lƣợc đang cần nguồn cung của LB Nga. Chiến lƣợc này đã đƣợc thực hiện với các đề án hợp tác với Đức, Thổ Nhĩ Kỳ,
Nhật Bản và Trung Quốc [72]. Nga ký với Đức một thỏa thuận về việc xây dựng một đƣờng ống dẫn dầu đi xuyên qua lòng biển Bantic với trị giá khoảng 5 tỷ USD, trong đó, công ty dầu Gazprom của Nga sẽ sở hữu 51% đƣờng ống dẫn dầu còn 2 công ty của Đức là EON và BASF sẽ sở hữu phần còn lại [37, tr.8]. LB Nga cũng đã hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng đƣờng ống dẫn khí Dòng Suối Xanh qua biển Đen với công suất 16 tỷ m3/ năm. Tổng thống Putin cũng khẳng định: "Chúng tôi cũng không loại trừ khả năng sẽ xây dựng một đƣờng ống dẫn khí và nhiều đƣờng ống dẫn dầu ở Thổ Nhĩ Kỳ theo các hƣớng khác nhau. Chúng tôi đã sẵn sàng xây dựng các cở sở trữ khí đốt lớn dƣới lòng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia vào quá trình tƣ nhân hóa hệ thống đƣờng dẫn khí ở nƣớc này và xây thêm nhiều tuyến mới để vận chuyển khí đốt tới các quốc gia thứ ba, trong đó có Nam Âu" [73]. LB Nga cũng thông qua dự án về một đƣờng ống trị giá 12 tỷ USD Đông Siberi- Thái Bình Dƣơng với Nhật Bản nhằm cung cấp 80 triệu tấn dầu cho khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng. Và vào năm 2001, LB Nga đã bắt đầu đàm thoại với Trung Quốc về tuyến đƣờng dẫn dầu Angarsk- Đại Khánh [53, pg.40].
Tổng thống Nga cũng công khai khẳng định vai trò then chốt của yếu tố năng lƣợng trong bài diễn văn ngày 22/12/2005 trƣớc Hội đồng an ninh Nga: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Nga hãnh diện khi trở thành đối tác có trách nhiệm, đáng tin cậy trên thị trƣờng năng lƣợng và chúng ta xứng đáng với danh tiếng đó…Chúng ta đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh năng lƣợng khu vực và toàn cầu…Và chúng ta không chỉ khai thác lợi thế về năng lƣợng của mình phục vụ lợi ích cộng đồng quốc tế mà cần ghi nhớ rằng nó đƣợc dùng để thúc đẩy lợi ích quốc gia” [74].
Quả đúng nhƣ vậy, những khoản lợi nhuận khổng lồ mà năng lƣợng mang lại đã vực dậy toàn bộ nền kinh tế, giúp Nga giải quyết các khoản nợ khổng lồ, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế chính trị của LB Nga trên trƣờng quốc tế. Nửa đầu năm 2000, tăng trƣởng GDP so với cùng kỳ năm 1999 tăng 8%. GDP năm 2005 tăng 6,4% với 765,8 tỷ USD đƣa Nga vào danh sách 10 nền kinh tế lớn trên thế giới. Năm 2006, GDP tăng 6,9%, dự trữ ngoại tệ lên đến 303,7 tỷ USD đứng thứ ba thế giới. LB Nga đã thanh toán đƣợc các khoản nợ nƣớc ngoài, thậm chí còn trƣớc hạn nhƣ khoản 21,6 tỷ USD của Câu lạc bộ Paris cũng nhƣ bắt đầu tham gia vào Sáng kiến xóa nợ và đã xóa nợ hơn 550 triệu USD cho 6 nƣớc châu Phi là Bénin, Zambia, Madagaxka, Mozambique, Tandania và Etiopia [23, tr.57].
Nhƣ vậy, dầu khí chính là thứ vũ khí mới của Putin nhằm giành lại những gì đã mất của nƣớc Nga. Với việc nhà nƣớc kiểm soát và điều tiết ngành công nghiệp năng lƣợng cùng
với chiến lƣợc toàn cầu về dầu mỏ với hàng loạt dự án hợp tác trải rộng ở lục địa Âu- Á, Putin đã vực dậy cả một nƣớc Nga “đang tụt dốc xuống một quốc gia hạng hai và đang đứng trƣớc nguy cơ trở thành quốc gia hạng ba” [41, tr.4] với một ngân khố nợ nần, trống rỗng và một xã hội lộn xộn với thu nhập trung bình.