Đặc điểm chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 53 - 56)

Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

3.1 Đánh giá chung

3.1.1 Đặc điểm chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga

Ý thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề năng lƣợng, hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một chiến lƣợc năng lƣợng phù hợp, coi đó là một hàng hóa an ninh quốc gia. Không chỉ có LB Nga mà rất nhiều quốc gia đã thi hành ngoại giao năng lƣợng nhƣ là một trụ cột trong chính sách đối ngoại, tuy nhiên, từ nhu cầu và năng lực của mình, mỗi quốc gia lại lựa chọn những phƣơng tiện khác nhau để thực thi ngoại giao năng lƣợng. Mỹ và Trung Quốc vốn là hai nƣớc có nhiều duyên nợ với LB Nga, một là nƣớc láng giềng có tốc độ phát triển kinh tế cao; một là cƣờng quốc kinh tế kế thừa dƣ âm của mối quan hệ đƣơng đầu với LB Nga từ thời Liên Xô cũ và đều là các nƣớc nhập khẩu năng lƣợng lớn nhất thế giới. Do đó, để hiểu rõ hơn đặc điểm chính sách ngoại giao năng lƣợng của Nga, ta có thể đối chiếu với chính sách ngoại giao năng lƣợng của Mỹ và Trung Quốc.

Có thể nói, chính sách ngoại giao năng lƣợng của ba nƣớc có khá nhiều điểm tƣơng đồng. Trước hết, cả ba nƣớc đều ý thức đƣợc tầm quan trọng của năng lƣợng trong việc phát triển kinh tế do đó đều tìm cách kiểm soát các nguồn cung năng lƣợng, từ đó cạnh tranh và mở rộng tầm ảnh hƣởng. Thứ hai, cả Trung Quốc, LB Nga và Mỹ đều là các nƣớc đƣợc công nhận có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân, do đó, cả ba nƣớc đều rất chú trọng tới vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân; đặc biệt, theo xu thế chung của thế giới, cả ba nƣớc đều quan tâm tới thị trƣờng năng lƣợng hạt nhân dân sự.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh, nhu cầu và những toan tính riêng nên cách thức triển khai ngoại giao năng lƣợng của ba quốc gia có nhiều nét riêng biệt.

Thứ nhất, trong khi LB Nga là nƣớc xuất khẩu năng lƣợng đứng đầu thế giới thì Mỹ và Trung Quốc lại là những nƣớc nhập khẩu năng lƣợng lớn nhất nhì thế giới và chịu sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lƣợng từ bên ngoài. Vì thế, trong khi LB Nga tìm mọi cách kiểm soát các nguồn cung năng lƣợng nhằm duy trì vị thế siêu cƣờng năng lƣợng của mình thì Trung Quốc và Mỹ lại giành giật các nguồn năng lƣợng với mục đích đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia;

Thứ hai, ba quốc gia có sự khác biệt trong cách thức kiểm soát các nguồn cung năng lƣợng của thế giới. Mỹ tìm cách kiểm soát các nguồn cung năng lƣợng thông qua can thiệp quân sự, đồng thời hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiếp cận đƣợc với các nguồn năng lƣợng đã đƣợc kiểm soát. Trên thực tế, Mỹ từng bƣớc củng cố việc tiếp cận và nắm giữ một số mỏ dầu quan trọng nhất của thế giới ở Trung Đông, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Trung Á, đồng thời không ngừng mở rộng và bảo đảm an ninh hệ thống đƣờng ống dẫn dầu trên thế giới; cảnh báo các quốc gia, trong đó có Trung Quốc, không nên quan hệ với các quốc gia có vấn đề (nhƣng nhiều dầu) nhƣ Iran, Sudan, Venezuela...; chủ trƣơng chống việc Tập đoàn dầu khí hải ngoại Trung Quốc (CNOOC) mua lại tập đoàn dầu khí Unocal của Mỹ, tìm mọi cách cản trở Nga lắp đặt đƣờng ống dẫn dầu từ biển Siberi cho Trung Quốc, hay ủng hộ Nhật trong việc tranh chấp nguồn dầu lửa với Trung Quốc ở biển Hoa Đông [95].

Trong khi đó, Trung Quốc lại sử dụng con bài kinh tế để hiện diện tại các khu vực cung cấp năng lƣợng. Với số vốn dự trữ ngoại tệ cao nhất thế giới, lên mức 1.9537 nghìn tỷ USD (tính đến cuối tháng 3 năm 2009), Trung Quốc đã tập trung vào việc đầu tƣ khai thác và trƣng mua các công ty năng lƣợng nƣớc ngoài. Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Trung Quốc (CNOOC) đã có tới 44 hạng mục đầu tƣ với tổng số tiền lên đến trên 7 tỷ USD tại 18 quốc gia và khu vực trên thế giới. Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc cũng đầu tƣ trên 4 tỷ USD tại hơn 10 cơ sở khai thác dầu tại 6 quốc gia, chủ yếu ở Trung Đông và châu Phi. Tập đoàn dầu mỏ Hải Dƣơng Trung Quốc năm 2003-2004 đã đầu tƣ trên 2 tỷ vào các hoạt động thăm dò dầu khí ở Indonesia, Úc và Tây Ban Nha. Đặc biệt vào năm 2005, Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố sẵn sàng chi 18,5 tỷ USD để mua lại công ty dầu khí lớn thứ 9 của Mỹ- Unocal [96].

Về phần mình, LB Nga kiểm soát các nguồn cung năng lƣợng dựa vào hệ thống đƣờng ống dẫn. Với cách thức này, Nga kiểm soát đƣợc lƣợng dầu khí tại khu vực Trung Á – một trong những rốn dầu của thế giới.

Thứ ba, trong lĩnh vực năng lƣợng hạt nhân, cả ba nƣớc đều chú trọng tới ngành công nghiệp hạt nhân dân sự, nhƣng do LB Nga và Mỹ đƣợc kế thừa nền công nghiệp hạt nhân từ thời chiến tranh Lạnh, nên LB Nga và Mỹ có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu công nghệ hạt nhân ra nƣớc ngoài. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc chủ yếu đều đƣợc đặt

hàng từ nƣớc ngoài và Trung Quốc vẫn đang trong quá trình nội địa hóa các nhà máy điện hạt nhân.

Cuối cùng, mục tiêu triển khai chính sách ngoại giao năng lƣợng của ba quốc gia không giống nhau. Nếu nhƣ với Mỹ, ngoại giao năng lƣợng là ngoại giao sức mạnh nhằm duy trì tầm ảnh hƣởng và cạnh tranh quyền lực với các cƣờng quốc khác; với Trung Quốc, ngoại giao năng lƣợng đƣợc đƣa ra nhằm hỗ trợ cho hai trụ cột ngoại giao láng giềng và ngoại giao nƣớc lớn trong việc phục vụ cho mục tiêu an ninh và phát triển của quốc gia; thì với LB Nga, năng lƣợng đã trở thành mục tiêu, công cụ ngoại giao của một quốc gia đang muốn tìm lại vị thế cƣờng quốc của mình. LB Nga tích cực sử dụng yếu tố dầu khí trong quan hệ ngoại giao, buộc EU phải nhƣợng bộ trong các quyết định quan trọng. Nga cũng đang nỗ lực hình thành vành đai năng lƣợng từ Nga qua Trung Á - Trung Đông tới Bắc Phi, tạo thế "gọng kìm năng lƣợng" với EU từ hai phía. Đẩy mạnh các thỏa thuận mua bán năng lƣợng để ràng buộc các quốc gia khu vực biển Caspi và Trung Đông (thành lập liên minh xuất khẩu khí đốt với Iran và Qatar). Tăng cƣờng sự hiện diện tại khu vực Mỹ La-tinh bằng các hợp đồng trị giá nhiều tỉ USD về hợp tác dầu khí và năng lƣợng hạt nhân (các hợp đồng dầu khí giữa Nga với Venezuela lên tới 20 tỉ USD). Thúc đẩy đầu tƣ dầu khí với các nƣớc khu vực châu Phi để giành ƣu thế trƣớc Trung Quốc. Đặc biệt, Nga đang hƣớng trọng tâm vào châu Á, coi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là thị trƣờng xuất khẩu dầu khí có nhiều triển vọng và thông qua đó để củng cố quan hệ đối tác chiến lƣợc [55]. Bên cạnh dầu mỏ, khí đốt, Nga cũng tận dụng các tiềm năng về năng lƣợng hạt nhân để tham gia vào các dự án điện hạt nhân nƣớc ngoài, nâng cao vị thế của Nga trong vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tóm lại, LB Nga cũng nhƣ Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức rất rõ vai trò của năng lƣợng trong việc phát triển kinh tế và đều tìm mọi cách giành giật quyền kiểm soát các nguồn cung năng lƣợng của thế giới. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga lại có những nét khác biệt ở hoàn cảnh thực thi, khi LB Nga là nƣớc xuất khẩu năng lƣợng còn Trung Quốc và Mỹ lại là hai nhà nhập khẩu năng lƣợng hàng đầu. Từ đó, mục đích của ba quốc gia khi tìm cách kiểm soát các nguồn năng lƣợng cũng khác nhau: LB Nga muốn duy trì và củng cố vị thế siêu cƣờng năng lƣợng vốn có, còn Mỹ và Trung Quốc thực hiện nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lƣợng từ bên ngoài và đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Cách thức tranh giành của ba quốc gia cũng không giống nhau, khi Mỹ sử dụng sức

mạnh quân sự với các cuộc can thiệp vũ trang, Trung Quốc sử dụng ƣu thế kinh tế với con bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 53 - 56)