Hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 63 - 66)

Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

3.2.2 Hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Hai nƣớc đã thiết lập quan hệ hợp tác cấp chính phủ về năng lƣợng hạt nhân thông qua Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lƣợng hạt nhân vì mục đích hòa bình, ký ngày 27 tháng 3 năm 2002. Theo đó, hai nƣớc đã thỏa thuận hợp tác trong hai dự án: Nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội. Để thực hiện nội dung đề ra, hai bên đã tổ chức Phiên họp phân ban Việt – Nga về năng lƣợng nguyên tử lần thứ nhất tại Moscow từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 12 năm 2003. Theo đó, hai Bên đã thực hiện đƣợc các nội dung hợp tác nhƣ sau:

a. Về nghiên cứu lò phản ứng

Hai Bên đã thỏa thuận hợp tác nghiên cứu với mục đích chủ yếu là đảm bảo vận hành an toàn và sử dụng hiệu quả lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt bao gồm: nâng cấp hệ điều khiển lò, khảo sát tình trạng ăn mòn bể lò và kênh ngang của lò phản ứng, xem xét khả năng lắp đặt hệ

thống quạt sự cố tại nhà số 1 của lò phản ứng và nghiên cứu chuyển đổi từ nhiên liệu có độ giàu cao 36% sang dùng nhiên liệu có độ giàu thấp 20%. Chỉ trong vòng hai năm 2003-2004, hai Bên đã có nhiều cuộc trao đổi, tiếp xúc để thúc đẩy các nội dung hợp tác nhƣ:

- Trong 2 ngày 10-11 tháng 9 năm 2003, Đoàn bốn chuyên gia Nga đã đến Đà Lạt khảo sát kỹ thuật lò phản ứng, tổ chức hội thảo và trao đổi các kết quả tính toán liên quan tới độ cháy nhiên liệu của lò làm cơ sở thay đảo nhiên liệu. Các kết quả hợp tác này đã góp phần giúp Viện Nghiên cứu hạt nhân thực hiện việc thay đảo nhiên liệu đợt 2 vào năm 2002 và đợt 3 vào năm 2004 an toàn tuyệt đối.

- Trong 8 ngày, từ 6 đến 14/10/2003, 2 cán bộ của Viện Nghiên cứu hạt nhân đã sang Nga để tìm hiểu về phƣơng án nâng cấp hệ điều khiển lò phản ứng Đà Lạt.

- Trong 5 ngày, từ 17 đến 22/3/2004, một Đoàn 5 chuyên gia Nga đã sang tham dự lễ kỷ niệm 20 năm lò Đà Lạt và thảo luận chi tiết với Viện NLNTVN về dự án nâng cấp hệ thống điều khiển lò phản ứng.

Kết quả chính của sự hợp tác về lò phản ứng là hai bên đã thống nhất việc xây dựng dự án nâng cấp hệ điều khiển cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ngày 12/2/2003, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định số 171/QĐ-BKHCN về việc thành lập Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Bộ tƣ vấn kỹ thuật cho dự án. Hội đồng đã họp ngày 14/2/2003 và đồng ý cho Viện NLNTVN xây dựng thuyết minh Dự án cũng nhƣ tiến hành các thủ tục ký hợp đồng cung ứng với Nga năm 2005.

b. Về nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội

Hai bên đã đồng ý thực hiện dự án nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội để đảm bảo khả năng khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở chiếu xạ này vì hệ thiết bị chiếu xạ do Liên Xô cũ chế tạo đã lạc hậu, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và hoạt độ phóng xạ còn lại rất thấp (dƣới 25 KCi). Để thực hiện Dự án, tháng 5/2002, phía Việt Nam đã cử đoàn cán bộ sang tìm hiểu khả năng và trao đổi các yêu cầu kỹ thuật về nâng cấp Trung tâm chiếu xạ với đối tác Nga, dự thảo hợp đòng của 2 phía cho việc thực hiện Dự án. Tháng 11 năm 2003, phía Nga đã cử đoàn chuyên gia 6 ngƣời tiến hành khảo sát 1 tuần tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội và đƣa ra phƣơng án kỹ thuật cho Dự án nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội. Hai Bên đã ký hợp đồng thực hiện dự án trong năm 2004.

Thời gian gần đây, quan hệ hợp tác Việt- Nga trong lĩnh vực năng lƣợng hạt nhân ngày càng phát triển với một loạt tuyên bố và Hiệp định hợp tác. Tại Biên bản cuộc gặp gỡ và làm

việc giữa hai đồng Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Việt Nam- LB Nga về hợp tác kinh tế- thƣơng mại và khoa học – kỹ thuật ký ngày 20 tháng 6 năm 2007 tại Moscow giữa Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp Việt Nam Hoàng Trung Hải và Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp và Năng lƣợng LB Nga V.B.Khristenko, phía Nga đề nghị các nội dung hợp tác sau:

 Việc tham gia của các tổ chức Nga trong xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam;

 Việc tham gia của các tổ chức Nga trong xây dựng Trung tâm nghiên cứu hạt nhân tại Việt Nam;

 Việc tham gia của các tổ chức Nga vào việc hiện đại hóa lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt;

 Đào tạo cán bộ Việt Nam cho ngành công nghiệp nguyên tử Việt Nam;

 Cung cấp các dịch vụ trong việc xây dựng luật pháp quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng nguyên tử của Việt Nam vào mục đích hòa bình;

 Khả năng tham gia của Việt Nam vào thực hiện sáng kiến của Nga về thành lập Trung tâm làm giàu urani quốc tế [3].

Ngày 31 tháng 10 năm 2010, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ LB Nga đã ký Hiệp định về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, LB Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 gồm hai tổ máy năng lƣợng với các lò phản ứng nƣớc nhẹ theo công nghệ của Nga theo phƣơng án “chìa khóa trao tay”. Điều này có nghĩa là phía Nga chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và đƣa vào vận hành, khai thác nhà máy điện hạt nhân và phải đảm bảo an toàn trong tất cả các giai đoạn hợp tác và vận hành; Nga cũng phải đảm bảo cung cấp cho nhà máy điện hạt nhân phụ tùng thay thế trong suốt quá trình khai thác, vận hành và đào tạo nhân lực ngành.

Ngày 21 tháng 11 năm 2011, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ LB Nga đã ký Hiệp định về hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, Nga và Việt Nam hợp tác xây dựng Trung tâm gồm lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân, các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học hạt nhân, máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng đảm bảo sự hoạt động an toàn của Trung tâm. Trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định, Bên Nga phải đảm bảo: Soạn thảo tài liệu thiết kế - kỹ thuật cho các hạng mục chính và phụ trợ của Trung tâm; Soạn thảo báo cáo phân tích an toàn lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân của Trung

tâm; Thực hiện các công việc xây lắp tại các hạng mục xây dựng của Trung tâm; Giám sát và kiểm tra chất lƣợng trong tất cả các giai đoạn xây dựng Trung tâm; Cung cấp các thiết bị do Nga sản xuất, lắp đặt, khởi động hiệu chỉnh, đƣa vào khai thác và đảm bảo các dịch vụ bảo hành; Đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu dƣới dạng các thanh nhiên liệu thành phẩm và các thanh kiểm soát thanh nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân trong suốt thời gian vận hành của Trung tâm và hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành [12].

Mới đây nhất, vào ngày 16 tháng 3 năm 2012, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ LB Nga đã ký Hiệp định về hợp tác đƣa vào LB Nga nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu. Khái niệm “Nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng” đƣợc hiểu là những bó nhiên liệu đang hiện diện tại Việt nam cho đến ngày Hiệp định có hiệu lực, đƣợc sản xuất tại Nga (bao gồm cả các bó nhiên liệu bị hỏng) đã đƣợc chiếu xạ trong lò nghiên cứu của Viên Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Theo đó, phía Nga đồng ý đƣa vào LB Nga các nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ nƣớc CHXHCN Việt Nam với mục đích bảo quản tạm thời để tái xử lý và để lại trên lãnh thổ LB Nga các chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình tái xử lý [13].

Nhìn chung, trong lĩnh vực năng lƣợng hạt nhân, do trình độ nhân lực của Việt Nam còn hạn chế nên chủ yếu ta nhận đƣợc sự hỗ trợ của Nga cả về kỹ thuật và tài chính. Nga cũng thƣờng xuyên sử dụng phƣơng thức “chìa khóa trao tay” cho các dự án của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 63 - 66)