Trong quan hệ với các nước SNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 41 - 44)

2.2 Các biện pháp triển khai chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga đầu thế kỉ 21

2.2.3 Trong quan hệ với các nước SNG

Các nƣớc SNG là không gian chính trị, kinh tế quan trọng đối với LB Nga trong việc giúp Nga khôi phục vị thế cƣờng quốc. LB Nga luôn cố gắng duy trì sự kiểm soát và tầm ảnh hƣởng với khu vực vốn là “nơi Nga có sẵn cơ sở chính trị, kinh tế và quân sự của mình và chính các nƣớc này là vùng đệm xung quanh nƣớc Nga” [33, tr.57]. Tuy nhiên, “những biến động về cơ cấu địa- chính trị, địa- kinh tế tác động to lớn tới khu vực này và đƣơng nhiên ảnh hƣởng mạnh tới chính sách của Nga đối với SNG” [17, tr.22]. Sự tác động tích cực của EU vào SNG theo chính sách “ngọn cờ châu Âu” đã làm gia tăng xu thế “li tâm” tách dần khỏi LB Nga. Mỹ cũng tích cực tác động tới không gian hậu Xô Viết với việc tuyên bố chiến lƣợc “Đại Trung Á” nhằm mục đích đƣa các quốc gia trong khu vực ra khỏi tầm ảnh hƣởng độc quyền của Nga và tăng cƣờng ảnh hƣởng của Oasinhtơn [17, tr.24]. Chính vì thế, LB Nga đã sử dụng năng lƣợng nhƣ phƣơng tiện điều chỉnh mối quan hệ với các nƣớc SNG.

Trước hết, Nga sẵn sàng dành sự ƣu đãi về giá khí đốt cho các quốc gia vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với Kremli; nhƣ Armenia chỉ phải trả 54 USD/ 1000 m3 khí năm 2005, năm 2008 tăng lên 110 USD- rẻ hơn nhiều so với giá thị trƣờng. Thời điểm năm 2004, khi Tổng thống thân Nga Leonid Kuchma còn cầm quyền, Ukraina cũng chỉ phải trả 50 USD/ 1000 m3 khí. Đến năm 2006, Tổng thống Belarus Lukacshenko vẫn đƣợc duy trì giá ƣu đãi ở

mức 46 USD. Sự giúp đỡ tƣơng tự cũng đƣợc Nga áp dụng để thúc đẩy các vùng ly khai và giữ các lãnh đạo thân Nga đang cầm quyền tại đây. Ví nhƣ, đến tháng 3/2007, dù đã nợ Gazprom đến 1,3 tỷ USD nhƣng khí đốt vẫn chảy vào Trans Dniestr- vùng ly khai của Maldova. Hay tại Abkhazia, Nam Ossetia- khu vực đòi độc lập của Gruzia, Gazprom đã có kế hoạch đầu tƣ 600 nghìn USD để xây dựng các cơ sở hạ tầng và đƣờng ống dẫn dầu mới [48, pg. 12].

Sau đó, Nga cũng sẵn sàng dùng năng lƣợng nhƣ vũ khí trừng phạt đối với các nƣớc SNG. Nhƣ trƣờng hợp Gruzia, trong chuyến công du đến Nga của Tổng thống Saakashvili (2/2004) sau khi ông lên nắm quyền từ thắng lợi của cuộc cách mạng Hoa hồng, Kremli đã đồng ý ký kết Hiệp định giữa hai nƣớc, theo đó, Nga sẵn sàng bảo đảm cung cấp năng lƣợng cho Gruzia dù vẫn còn những khoản nợ chƣa thanh toán, đổi lại Gruzia không đƣợc cho nƣớc ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Gruzia. Và năm 2005, Nga tiếp tục xuất khẩu khí cho Gruzia với giá 63USD/ 1000 m3 [36, tr.3]. Tuy nhiên, do không đáp ứng yêu cầu của Nga, Gruzia đã phải chấp nhận mua khí đốt với giá thị trƣờng là 235USD/1000m3 từ năm 2007. Moldova đang ngả theo phƣơng Tây cũng bị đe dọa với giá tăng vọt từ 80 USD/1000 m3 năm 2006 lên 170 USD năm 2007 và 190 USD năm 2008 [85].

Ở Belarus, cuộc chiến ngừng cung cấp khí đốt do Gazprom tiến hành đã diễn ra từ tháng 3/2004 trong 19 tiếng nhằm tạo sức ép buộc Minsk chấp nhận dành cho Gazprom một phần lớn trong tổ hợp Beltransgaz- công ty kiểm soát đƣờng ống dẫn khí đốt xuất khẩu sang Tây Âu. Ngày 8/1/2007, Moscow tiếp tục bất ngờ khóa nguồn vận chuyển dầu thô qua đƣờng ống Druzhba của Belarus do bất đồng giá năng lƣợng. Khi cuộc cách mạng Cam mở ra một chính phủ thân phƣơng Tây, ngay lập tức, ngày 1/1/2006, Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraina với lý do mâu thuẫn về giá với Kiev. Trong ba năm 2005- 2008, Nga tăng gấp 3 lần giá khí đốt bán cho Ukraina, theo đó, giá khí đốt là 160 USD/ 1000 m3

thay vì 50 USD. Một lần nữa, Gazprom lại ngừng cung khí đốt cho Ukraina vào ngày 7/1/2009 với lý do Naftogaz – công ty khí đốt nhà nƣớc quản lý của Ukraina không trả đủ các hóa đơn khí đốt. Đồng thời với hành động này, Tổng thống Medvedev đã đƣa ra 6 điều kiện đối với phía Ukraina đó là: 1) Quan hệ khí đốt giữa Nga và Ukraina không mang tính chất chính trị và Tổng thống Yushenko có trách nhiệm chỉ đạo nội dung này với Chính phủ cũng nhƣ ban lãnh đạo khối năng lƣợng của Ukraina; 2) Nga sẽ không ra khỏi các cuộc thƣơng lƣợng với Ukraina về khí đốt và sẵn sàng khôi phục đàm phán vào bất kỳ thời điểm nào; 3) Để phục

hồi dòng cung cấp khí đốt cho Ukraina, cần ký kết hợp đồng mới giữa Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraina. Trong đó, giá khí đốt phải theo tiêu chí thị trƣờng và phù hợp với mức giá áp dụng ở châu Âu; 4) Sẽ không có khuyến mại hay ƣu tiên nào; 5) các khoản nợ đọng của Ukraina về khí đốt cần đƣợc thanh toán trọn vẹn; 6) Để khôi phục và duy trì dòng cung cấp khí đốt, cần thành lập cơ chế kiểm soát, gồm đại diện hai tập đoàn khí đốt của hai nƣớc, đại diện chuyên trách năng lƣợng của chính quyền Ukraina và Nga, các quan sát viên từ Liên minh châu Âu và các đại diện của các hãng luật quốc tế [86]. Đối với các nƣớc Bantic thân phƣơng Tây và đã gia nhập EU, tháng 7/2006, với lý do rò rỉ dầu, Nga đã đóng đƣờng ống cung cấp dầu cho trạm lọc Mazeikiai ở Lithuania gây ảnh hƣởng lớn cho cả 3 nƣớc Bantic bởi đây là đƣờng ống vận chuyển dầu của cả khu vực. Sự kiện này xảy ra ngay sau khi Lithuania đồng ý bán trạm lọc dầu này cho một công ty của Ba Lan. Và khi Estonia di chuyển đài tƣởng niệm Hồng quân Liên Xô (5/2007), lƣợng dầu đƣợc chuyển đến Estonia bằng tàu hỏa đã bị dừng trong hai tuần.

Ngoài dầu mỏ, khí đốt, với đặc trƣng lịch sử và ƣu thế địa lý, Nga duy trì tầm ảnh hƣởng đối với các nƣớc SNG thông qua nền công nghiệp hạt nhân dân sự. Để duy trì ảnh hƣởng đối với Ukraina và Belarus – hai nƣớc vốn có mối quan hệ chính trị - năng lƣợng đặc biệt với Nga, vào tháng 4 năm 2010, Thủ tƣớng Nga Putin đã khuyến khích Ukraina phát triển điện hạt nhân. Thủ tƣớng cam kết hỗ trợ tài chính cho Ukraina xây dựng các tổ máy điện hạt nhân mới, cụ thể là, Nga sẽ cho Ukraina vay 4-5 tỷ USD để xây tổ máy thứ ba và thứ tƣ tại trạm điện hạt nhân Khmelnitsky [48, pg.13]. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2008, chính phủ nƣớc Cộng hòa Belarus đã chấp nhận đề nghị của LB Nga về việc ƣu tiên lựa chọn công nghệ của Nga cho dự án điện hạt nhân và để Atomstroyexport tiến hành thực hiện dự án. Vào ngày 28 tháng 5 năm 2009 tại Minsk, trong cuộc gặp cấp bộ trƣởng, Hiệp định liên chính phủ giữa LB Nga và Cộng hòa Belarus về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình đã đƣợc ký kết. Tiếp đó vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, hai nƣớc tiếp tục ký kết Hiệp định hợp tác trong việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân. Theo đó, Nga sẽ cho Belarus vay 6 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân và công ty Atomstroyexport của Nga chính là nhà thầu chính; dự kiến tổ máy 1 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017 và tổ máy 2 là vào năm 2018. Đồng thời, tháng 3 năm 2011, Nga tuyên bố cho đến năm 2030, sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng ba nhà máy điện hạt nhân với các lò phản ứng mới có độ an toàn cao hơn các lò thế hệ cũ ở Fukushima, Nhật Bản [34, tr.10].

Nhìn chung, SNG luôn đƣợc coi là sân sau của Nga và LB Nga luôn tìm mọi cách để duy trì tầm ảnh hƣởng tuyệt đối này khi mà EU và Mỹ đang có tham vọng tiến vào khu vực này. Cho nên, Nga đã tận dụng nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào, hệ thống đƣờng ống dẫn hoàn chỉnh và nền công nghiệp hạt nhân tiên tiến nhƣ vũ khí kiểm soát khu vực SNG. Nga sẵn sàng ƣu đãi giá, đảm bảo nguồn cung ổn định và hỗ trợ vốn phát triển điện hạt nhân và ngành công nghiệp năng lƣợng cho các chính phủ thân Nga, ngƣợc lại, đối với các nƣớc có ý đồ đe dọa tới quyền lợi của Nga hoặc ngả theo phƣơng Tây, Nga ngay lập tức sử dụng sức ép về giá nhiên liệu, cắt đứt nguồn cung năng lƣợng nhƣ một biện pháp răn đe, trừng phạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 41 - 44)