Trong quan hệ với các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 47 - 53)

2.2 Các biện pháp triển khai chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga đầu thế kỉ 21

2.2.5 Trong quan hệ với các nước đang phát triển

Hầu hết các nƣớc đang phát triển thuộc châu Á và châu Phi đều là các nƣớc đông dân, dồi dào tài nguyên và nền kinh tế đang trên đà phát triển. Do đó, đây chính là một môi trƣờng đầy tiềm năng, một khu vực chiến lƣợc mà các cƣờng quốc luôn tìm cách tranh giành và duy trì tầm ảnh hƣởng. Để khôi phục và duy trì vị thế siêu cƣờng của mình, LB Nga đã sử dụng năng lƣợng nhƣ một thứ vũ khí nhằm tạo ra ƣu thế cho Nga tại khu vực đặc biệt quan trọng này.

Trƣớc tiên, Nga tập trung hƣớng tới Đông Nam Á - “vùng đệm” quan trọng trong chiến lƣợc kiềm chế, lan tỏa ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn ở châu Á - Thái Bình Dƣơng. LB Nga đã nắm bắt đúng “yết hầu” kinh tế của các nƣớc ASEAN - năng lƣợng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự tăng trƣởng kinh tế. Trong “Chiến lƣợc năng lƣợng của LB Nga đến năm 2030”, năng lƣợng xuất khẩu sang ASEAN vào năm 2030 sẽ chiếm khoảng 26-27% tổng xuất khẩu năng lƣợng của nƣớc Nga. Theo đó, Nga và ASEAN sẽ hợp tác theo hai hƣớng chính: Một là, Nga sẽ cung cấp nhiên liệu cho các nƣớc ASEAN; Hai là, hai bên hợp tác khai thác dầu mỏ, khí đốt và chuyển giao công nghệ phát triển năng lƣợng hạt nhân, năng lƣợng điện….[89]. Để triển khai chính sách này, năm 2008 tập đoàn Petros, chuyên cung cấp công nghệ và giải pháp khai thác dầu của Nga đã ký hợp tác với Petromina của Indonesia về thăm dò và khai thác dầu khí ở đảo Sumatra [90].

Tháng 3 năm 2009, hãng “Petros” của Nga và “Nuansa Grup” của Indonesia tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác áp dụng công nghệ Nga trong việc nâng cao công suất khai thác dầu mỏ ở các giếng chƣa đƣợc tận dụng tối đa của Indonesia. Cụ thể là, hai bên sẽ hợp tác khai thác các giếng tại phía Đông đảo Kalimantan và khu vực trung tâm đảo Java. Chủ tịch “Nuansa Grup”, Susanto Suparso cho biết vì những lý do khác nhau, nhiều giếng dầu tại Indonesiađã không đƣợc tiếp tục khai thác, khi mà trữ lƣợng dầu tại các giếng này vẫn còn rất đáng kể. Trong khi đó, Nga đã nghiên cứu thành công và sở hữu nhiều công nghệ cho phép khai thác tiếp các mỏ dầu nhƣ vậy. Do đó, từ cuối năm 2002, Nga đã áp dụng công nghệ rung địa chấn tại các khu vực dầu khí của Indonesia, và đã tăng sản lƣợng tận thu các giếng dầu cũ lên tới 30%. Theo đánh giá, công nghệ rung địa chấn cho phép tận thu dầu thô của Nga còn tỏ ra thân thiện môi trƣờng sinh thái và có chi phí rẻ hơn công nghệ của nhiều nƣớc phƣơng Tây [91].

Đặc biệt là khi nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu leo thang và các nƣớc Đông Nam Á đang dần dần phải phụ thuộc vào nguồn dầu khí nƣớc ngoài khiến các nhà lãnh đạo Đông Nam Á quan tâm tới nguồn nhiên liệu thay thế- năng lƣợng hạt nhân. Theo Bộ trƣởng Bộ năng lƣợng Thái Lan, Piyavasti Amranan: “Thái Lan không thể phụ thuộc quá nhiều vào nguồn khí tự nhiên bởi vì các mỏ khí ở vịnh Thái Lan đang dần cạn kiệt. Sử dụng nhiên liệu than thì rẻ nhƣng cái giá phải trả cho việc ô nhiễm môi trƣờng thì không thể tính đƣợc. Năng lƣợng hạt nhân là nguồn thay thế tốt nhất, giúp chúng ta có thể kiểm soát đƣợc chi phí năng lƣợng” [92]. Chính vì vậy mà rất nhiều nƣớc Đông Nam Á đã đƣa ra chƣơng trình phát triển điện hạt nhân, trong đó có Việt Nam. Không để lỡ cơ hội tạo ảnh

hƣởng tại khu vực nhiều tiềm năng, LB Nga ngay lập tức “xâm nhập” vào các dự án hạt nhân của Đông Nam Á. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2010, Nga và Việt Nam ký Hiệp định liên chính phủ về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và tháng 11 năm 2011, LB Nga và Bangladesh đã ký Hiệp định liên chính phủ về việc Nga sẽ cung cấp cho Bangladesh 2 lò phản ứng công suất 1000 MW(e) cũng nhƣ cung cấp nhiên liệu, đƣa về Nga nhiên liệu đã qua sử dụng, đào tạo nhân lực ngành và các dịch vụ khác.

Đối với khu vực Mỹ Latinh, Tổng thống Nga Putin đã khẳng định xây dựng mối quan

hệ với khu vực này là ƣu tiên hàng đầu của nƣớc Nga. Sự quan tâm của Nga đến Mỹ Latinh- khu vực vốn đƣợc coi là “sân sau” của Mỹ- đã khẳng định Nga muốn vƣơn tầm ảnh hƣởng tới khu vực xa xôi, đang phát triển kinh tế mạnh và cạnh tranh vị thế với Mỹ. Các lĩnh vực đƣợc Nga đặc biệt quan tâm trong quan hệ hợp tác với Mỹ Latinh hiện nay là dầu khí, vũ khí và năng lƣợng hạt nhân.

Ngày 23/5/ 2013, Công ty dầu khí Venezuela (CVP) và tập đoàn Rosneft của Nga đã ký văn kiện thành lập công ty liên doanh Petrovictoria nhằm khai thác dầu khí tại Dải Orinoco, khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Liên doanh trên sẽ khai thác các lô Carabobo 2 Norte và Carabobo 4 Oeste, rộng tƣơng ứng 132km2 và 210km2. Theo dự kiến, Petrovictoria sẽ đạt sản lƣợng 120 thùng/ngày vào năm 2016 và 400.000 thùng/ngày vào năm 2019. Thỏa thuận trên cũng bao gồm việc xây dựng một nhà máy sơ chế dầu nặng đƣợc hai bên khai thác thành dầu nhẹ. Rosneft sẽ góp 1,1 tỷ USD và cung cấp khoản tín dụng 1,5 tỷ USD để CVP, một chi nhánh của tập đoàn dầu khí quốc gia Pdvsa, góp vốn thành lập liên doanh này. Cùng ngày, Rosneft đã ký với Pdvsa thỏa thuận nghiên cứu khả năng Rosneft tham gia khai thác khí đốt tại Vịnh Venezuela. Bộ trƣởng dầu khí Venezuela, Rafael Ramírez, cho biết hiện tại các liên doanh giữa Pdvsa và Rosneft đang sản xuất khoảng 206.000 thùng dầu/ngày và sẽ đạt 1,08 triệu thùng/ngày vào năm 2019 [93].

Bên cạnh hợp tác về khai thác dầu khí, Nga còn khai thác thị trƣờng năng lƣợng hạt nhân dân sự đầy tiềm năng tại khu vực này, tháng 6 năm 2005, chính phủ LB Nga và chính phủ nƣớc cộng hòa Chile đã ký Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Theo đó, Nga sẽ giúp Chile lập dự án, xây dựng và vận hành

các nhà máy điện hạt nhân và các lò phản ứng nghiên cứu, hỗ trợ Chile trong việc đảm bảo an toàn trạm điện hạt nhân và tham gia vào nền công nghiệp sản xuất các thiết bị, vật liệu sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân và chu trình nhiên liệu hạt nhân của Chile [10]. Mới đây, ngày 15 tháng 10 năm 2010, chính phủ nƣớc cộng hòa Venezuela và LB Nga cũng đã ký Hiệp định Liên chính phủ về hợp tác phát triển năng lƣợng nguyên tử của Venezuela, xây dựng và vận hành tại Venezuela lò phản ứng nghiên cứu sản xuất đồng vị phóng xạ đƣợc sử dụng vì mục đích hòa bình trong công nghiệp, y học và nhà máy điện nguyên tử. Theo đó, Nga sẽ hỗ trợ Venezuela về vốn phát triển cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực năng lƣợng nguyên tử, đào tạo nhân lực, đảm bảo an toàn hạt nhân và an toàn phóng xạ, ứng phó khẩn cấp, cung cấp các dịch vụ về nhiên liệu lò phản ứng và xử lý chất thải. Đồng thời, Venezuela cũng đồng ý cho Nga tham gia vào nền công nghiệp của nƣớc này, hỗ trợ nƣớc này trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sử dụng thiết kế lò của Nga [11].

Châu Phi đã mất đi hậu thuẫn mạnh mẽ sau sự sụp đổ của Liên Xô và khối lƣợng buôn bán hiện tại giữa Nga và châu Phi là không đáng kể. Tuy nhiên, Châu Phi đƣợc coi là “lục địa tiềm năng”, là địa bàn để các cƣờng quốc giành giật. Ví nhƣ, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD trong những năm qua để gây ảnh hƣởng với các nhà độc tài và thắt chặt các nƣớc châu Phi với Bắc Kinh. Do đó, trên con đƣờng tìm lại vị thế cƣờng quốc của mình, Kremli không thể bỏ qua lục địa đen. Để tìm lại vị trí của mình ở châu Phi, Nga đã ngay lập tức tận dụng công cụ năng lƣợng. Ngày 5/7/2009, Tổng thống Nga D. Medvedev và tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã ký một hiệp định hợp tác chiến lƣợc 10 năm, hồi tƣởng lại các hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác mà Liên Xô đã ký với các nƣớc đang phát triển trƣớc đây. Theo hiệp ƣớc này, tập đoàn năng lƣợng quốc gia Nga ROSATOM hƣớng tới một hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ai Cập, gần bằng nửa mức giá hiện hành ƣớc tính 3,5 tỷ USD cho một lò phản ứng hạt nhân. Sau đó, tại Nigeria, nƣớc xuất khẩu dầu nhiều nhất châu Phi, Nga và Nigeria đạt đƣợc thỏa thuận về một dự án liên doanh 2,5 tỷ USD giữa công ty Gazprom và công ty dầu nhà nƣớc Nigeria để phát triển các mỏ dầu và khí đốt lớn và xây dựng đƣờng ống dẫn khí đốt từ Nigeria tới châu Âu. Đƣờng ống dẫn khí mới này sẽ giúp Nga kiểm soát nguồn cung cấp khí đốt của Nigeria cho châu Âu, và do đó tăng sự phụ thuộc của ngƣời tiêu dùng châu Âu vào Nga. Tại Angola, công ty các nguồn tài nguyên của Nga- Zarubezhneft- đang tìm cách thâm nhập sâu hơn vào các mỏ dầu của Angola và mong muốn

mở rộng hợp tác với công ty dầu nhà nƣớc Angola- Sanagol. Trong khi đó, một loạt các công ty của Nga đang tìm cách thâm nhập vào các nguồn dự trữ uranium của Namibia.

Ngày 22 tháng 6 năm 2009, chính phủ LB Nga đã ký Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng nguyên tử vì hòa bình với chính phủ Nigeria. Hiệp định quy định Hai bên phát triển hợp tác sử dụng năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình theo các hƣớng: • Nghiên cứu chuyên sâu và thực hành; Đào tạo nhân lực ngành

• An toàn hạt nhân và nguồn phóng xạ; Quan trắc môi trƣờng

• Soạn thảo, lập dự án, xây dựng, vận hành các lò phản ứng và nhà máy điện

• Sản xuất các thành phần, nguyên liệu cho lò phản ứng; Sản xuất đồng vị, ứng dụng đồng vị trong công nghiệp

• Thăm dò địa chất, khai thắc quặng urani; Hóa hợp nhiệt hạch điều khiển • Cung cấp dịch vụ trong chu trình nhiên liệu hạt nhân

• Hoàn thiện và bổ sung văn bản quy phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình [9].

Tiếp đó, ngày 4/6 tại diễn đàn “ Xuất khẩu hạt nhân – 2012”, chính phủ LB Nga và chính phủ Nigeria đã ký Hiệp định về hợp tác thiết kế, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Nigeria [94]. Hiệp định có tính chất then chốt, xác định các nguyên tắc cơ bản và điều kiện tƣơng hỗ để xây dựng nhà máy điện nguyên tử trên lãnh thổ Nigeria. Các Bên đã thỏa thuận phát triển hợp tác trong việc chuẩn bị chƣơng trình xây dựng tổng hợp nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Nigeria, bao gồm cả việc hình thành cơ sở hạ tầng, tăng cƣờng khung pháp lý cũng nhƣ hệ thống các quy định của nhà nƣớc về an toàn hạt nhân và bức xạ trong nƣớc; hình thành các cơ sở hạ tầng cần thiết để đào tạo nhân lực trong lĩnh vực vật lý hạt nhân và năng lƣợng nguyên tử … tại nƣớc cộng hòa Nigeria [8]. Đây là Hiệp định đầu tiên về xây dựng nhà máy điện nguyên tử theo thiết kế của LB Nga trên lục địa Châu Phi.

Sau bƣớc tiên phong này, ngày 22 tháng 6 năm 2012, Nga tiếp tục tiến sâu vào ngành năng lƣợng hạt nhân châu Phi với việc Tập đoàn năng lƣợng nhà nƣớc Nga ROSATOM ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng hạt nhân vì mục đích hòa bình với Bộ Năng lƣợng nƣớc Cộng hòa Ghana. Theo đó, Nga sẽ hỗ trợ Ghana trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển năng lƣợng nguyên tử; thiết kế, xây dựng và vận

hành nhà máy điện hạt nhân; cung cấp các dịch vụ tái chế nhiên liệu và hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành [4].

Có thể nói, các nƣớc đang phát triển hầu hết là các quốc gia có tiềm lực kinh tế chƣa cao, trình độ khoa học kĩ thuật chƣa thực sự phát triển nhƣng lại là các quốc gia có tài nguyên và cần năng lƣợng để thực hiện các chƣơng trình công nghiệp hóa. Do đó, LB Nga đã thông qua con đƣờng hợp tác kĩ thuật và cho vay tín dụng để giành tầm ảnh hƣởng tại đây. Thông qua các chƣơng trình hợp tác khai thác, Nga không chỉ khiến các nƣớc đang phát triển phụ thuộc vào công nghệ của Nga mà còn tận dụng đƣợc nguồn tài nguyên của các nƣớc này. Và khi các nƣớc đang phát triển có nhu cầu về điện hạt nhân, Nga sẵn sàng cho vay vốn hoặc viện trợ nhằm xuất khẩu kĩ thuật điện hạt nhân và các dịch vụ hạt nhân của Nga.

Nói tóm lại, với hai công cụ là dầu khí và năng lƣợng hạt nhân, LB Nga đã sử dụng linh hoạt chính sách ngoại giao năng lƣợng của mình đối với mọi đối tƣợng thông qua hai con đƣờng mua bán thƣơng mại và hợp tác khai thác. Với Mỹ, vì rào cản địa lí và những tồn tại trong quá khứ, hoạt động xuất nhập khẩu năng lƣợng giữa hai nƣớc chƣa phát triển mạnh nhƣng Nga đã tận dụng việc hợp tác trong lĩnh vực năng lƣợng hạt nhân để nâng cao vị thế của mình và cạnh tranh tầm ảnh hƣởng trong thị trƣờng hạt nhân toàn cầu. Đối với các nƣớc EU, thông qua hoạt động mua bán năng lƣợng, Nga đã tạo ra sự ràng buộc kinh tế và gây sức ép để tối đa hóa lợi ích quốc gia khi các nƣớc thuộc khu vực này phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lƣợng của Nga. Nhờ các hợp đồng mua bán dầu khí, các đƣờng ống dẫn và các hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân các nƣớc SNG gần nhƣ không thể bứt ra khỏi quỹ đạo của Nga và Nga sẵn sàng dùng chúng nhƣ phần thƣởng hay hình phạt đối với khu vực này. Nga cũng sử dụng con đƣờng xuất khẩu năng lƣợng, hợp tác xây dựng các đƣờng ống dẫn và đấu thầu xây dựng các nhà máy điện hạt nhân để tăng cƣờng tầm ảnh hƣởng tại châu Á. Đặc biệt với các nƣớc đang phát triển, Nga thông qua chuyển giao công nghệ và hợp tác khai thác để tận dụng nguồn tài nguyên của các nƣớc này và lợi dụng quy trình dịch vụ nguyên tử để tạo ảnh hƣởng đối với quốc gia đặt hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 47 - 53)