Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện ngoại giao năng lƣợng của Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 56 - 61)

Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

3.1 Đánh giá chung

3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện ngoại giao năng lƣợng của Nga

ống dẫn và biến hệ thống này thành công cụ kiểm soát dòng luân chuyển dầu mỏ, khí đốt. Nhìn chung, cả ba quốc gia đều cố gắng đạt đƣợc toan tính riêng khi thực hiện ngoại giao năng lƣợng, với Mỹ là để củng cố và duy trì vị thế cƣờng quốc, với Trung Quốc là để thúc đẩy phát triển quốc gia và cạnh tranh tầm ảnh hƣởng còn với LB Nga, đây là con đƣờng để tái sinh giành lại địa vị đã mất trên trƣờng quốc tế.

3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện ngoại giao năng lƣợng của Nga Nga

a. Thuận lợi

Theo Hội đồng các chuyên gia liên Chính phủ về vấn đề nóng lên toàn cầu, sức tiêu thụ năng lƣợng trên quy mô toàn cầu đã tăng gấp hai lần từ năm 1995 đến 2020. Từ nay đến năm 2020, lƣợng tiêu thụ khí đốt tự nhiên sẽ tăng đột ngột so với nguồn nhiên liệu hóa thạch do tính tiện dụng và ít ô nhiễm. Nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á sẽ tăng trung bình khoảng 392% thậm chí một vài nƣớc sẽ tăng lên 734%. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2020, đa số các quốc gia công nghiệp phát triển vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Không những thế, thế giới còn đang bƣớc vào thời kì mà các cuộc chiến tranh, xung đột và khung bố không ngừng leo thang tại những “giếng dầu” của thế giới. Sự bất ổn chính trị tạo nên sự bấp bênh của nguồn cung nhiên liệu và đẩy giá năng lƣợng tăng cao. Tháng 7/2008, giá dầu đạt mức kỷ lục 147USD/thùng khiến nền kinh tế thế giới chao đảo. Tình hình này là điều kiện vô cùng thuận lợi cho LB Nga, với lợi thế năng lƣợng dồi dào, LB Nga hoàn toàn có khả năng tiếp tục làm chủ tình hình năng lƣợng thế giới. Trong Báo cáo dự báo phát triển kinh tế Nga giai đoạn 2010-2012, Chính phủ LB Nga đã công bố kịch bản phát triển quốc gia thời gian tới với giá dầu thô trung bình ƣớc tính khoảng 55 USD/thùng vào năm 2010, 56 USD năm 2011 và 57 USD vào năm 2012 và dự đoán sản lƣợng dầu mỏ của LB Nga năm 2030 sẽ tăng 10% và đạt hơn 530 triệu tấn. Ngoài ra, LB Nga cũng là nƣớc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt. Do đó, LB Nga vẫn có nền tảng thuận lợi để tận dụng tối đa ƣu thế năng lƣợng vào các vấn đề chính trị khu vực và thế giới.

Do nguồn dự trữ năng lƣợng hóa thạch có hạn và các hoạt động khai thác thƣờng gây ra những tác động xấu tới môi trƣờng, ví nhƣ sự cố tràn dầu ở Vịnh Mehico hồi tháng 4 năm 2010 gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, nên hầu hết các nƣớc đều coi việc tìm kiếm nguồn năng lƣợng mới là vô cùng cấp bách. Các nguồn năng lƣợng mới thay thế nhiên liệu hóa thạch phải có khả năng tái sinh, ít độc hại và đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng. Trong hành trình tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới phải kể đến nỗ lực của các nƣớc EU, đặc biệt là Đức với tham vọng trở thành nền kinh tế “năng lƣợng xanh” vào năm 2050, tức là sử dụng 100% nguồn năng lƣợng tái tạo. Tuy nhiên, theo dự báo của Cơ quan năng lƣợng quốc tế, đến năm 2020, các nguồn năng lƣợng khác nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, địa nhiệt, sinh học…vẫn khó có thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu sử dụng của các quốc gia. Do đó, năng lƣợng điện hạt nhân đang là lời giải đƣợc nhiều quốc gia công nhận khi vừa giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế. So sánh lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đƣợc thải ra khi sản xuất 1 triệu kWh điện từ các nguồn nhiên liệu khác nhau, ta thấy nhà máy dùng than thải ra 966 tấn CO2, nhà máy dùng khí đốt tự nhiên thải ra 476 tấn CO2 còn nhà máy điện nguyên tử không thải ra khí CO2. Xu thế này đã mang lại lợi thế lớn cho một nƣớc có ngành công nghiệp hạt nhân phát triển và nắm giữ kinh nghiệm vận hành nhà máy điện nguyên tử hàng trăm năm nhƣ LB Nga.

b. Khó khăn

Tuy nhiên, năng lƣợng là cơ hội nhƣng cũng là thách thức cho sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế Nga. Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn nhƣng trong hơn chục năm qua, kể từ khủng hoảng tài chính năm 1998, sự tăng trƣởng của nền kinh tế Nga chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên: nguyên nhiên liệu thô chiếm tới 80% cơ cấu xuất khẩu và đóng góp hơn 30% thu nhập ngân sách. Điều này khiến nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng thế giới và dễ bị tổn thƣơng khi có những biến động về giá nhiên liệu thế giới. Minh chứng rõ nét chính là những tổn thất nặng nề mà cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 giáng lên nền kinh tế Nga. Trong nửa đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Nga chỉ đạt 151 tỷ USD bằng 53,1% cùng kì năm trƣớc, thặng dƣ cán cân thƣơng mại đạt 52,7 tỷ USD so với 119,8 tỷ USD cùng kì năm 2008. Dự báo cả năm thu nhập từ xuất khẩu sẽ giảm khoảng 190 tỷ USD. Số lƣợng dầu mỏ xuất khẩu năm 2009 tƣơng đƣơng năm 2008 nhƣng do giá cả sụt giảm nên doanh thu giảm tới gần một nửa, xuất khẩu nhiên liệu giảm 50,3% so với cùng kì năm

2008. Sản lƣợng công nghiệp trong nửa đầu năm 2009 giảm 14% so với năm trƣớc. Khủng hoảng cũng làm cho hoạt động đầu tƣ giảm mạnh, trong nửa đầu năm 2009 vốn đầu tƣ cơ bản giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2008. Do suy giảm xuất khẩu năng lƣợng và các ngành sản xuất công nghiệp, cùng với việc giảm thuế để đối phó với khủng hoảng, thu ngân sách 6 tháng đầu năm giảm 29,5% trong khi các khoản chi ngân sách tăng lên nhiều làm cho thâm hụt ngân sách trong năm 2009 khá cao, tới 7,4% GDP (năm 2008, thu chi ngân sách dƣơng 3%). Tác động hết sức nặng nề từ khủng hoảng tài chính thế giới đối với Nga đã vƣợt xa so với dự báo của Chính phủ LB Nga cũng nhƣ các định chế kinh tế toàn cầu (cuối năm 2008, Ngân hàng thế giới (WB) vẫn đƣa ra dự báo LB Nga tăng trƣởng ở mức 3%, còn chính phủ LB Nga cho rằng sẽ tăng trƣởng ở mức 6,7% năm 2009).

Không những thế, trong thời gian tới các mỏ dầu gần và dễ khai thác của Nga đang dần cạn kiệt buộc Nga phải chuyển tới các mỏ dầu xa và khó khai thác hơn. Tuy nhiên, công nghệ của ngành hóa dầu Nga chủ yếu đƣợc xây dựng trên công nghệ của Liên Xô cũ đã trở nên lạc hậu. Thời hạn sử dụng của máy móc và các tổ hợp máy vƣợt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Trong số 27 nhà máy chế biến dầu lớn của Nga có 6 nhà máy đƣợc đƣa vào hoạt động từ những năm 1930, sáu nhà máy từ trƣớc năm 1950 và tám nhà máy từ trƣớc năm 1960. Tỷ lệ tiêu thụ năng lƣợng trên mỗi đơn vị sản phẩm ở các nhà máy của Nga cao hơn 2-3 lần so với các nhà máy tƣơng tự của nƣớc ngoài. Ngoài ra, khoảng cách xa giữa nơi tiêu thụ và nơi sản xuất buộc Nga phải xây dựng những hệ thống dự trữ, vận chuyển nhiên liệu rất dài trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt làm cho chi phí vào giá thành cao. Việc kéo dài khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu trong điều kiện nhƣ vậy sẽ làm cạn kiệt tài nguyên, tàn phá môi trƣờng của đất nƣớc.

Năng lƣợng hạt nhân là nguồn năng lƣợng thay thế tối ƣu đƣợc nhiều nƣớc công nhân, do đó việc các nƣớc thúc đẩy phát triển điện hạt nhân khiến Nga tận dụng đƣợc thế mạnh công nghiệp hạt nhân của mình. Tuy nhiên, trở ngại lớn đối với chính sách xuất khẩu hạt nhân của Nga chính là vấn đề an toàn hạt nhân và chống phổ biến vũ khí hủy diệt. Minh chứng lịch sử cho thấy, sau thảm họa kinh hoàng tại nhà máy điện hạt nhân Chenobul, chƣơng trình hạt nhân của Liên Xô rơi vào thoái trào và điện hạt nhân gặp nhiều khó khăn trong việc đƣợc công chúng chấp nhận. Mới đây, vào tháng 3 năm 2011, tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima một lần nữa làm cả thế giới rúng động và dấy lên phong trào phản đối điện hạt nhân trên khắp thế giới. Sau thảm họa Fukushima, tất cả 50 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật đã

phải ngƣng hoạt động để kiểm tra an toàn và Chính phủ đã phải thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm mô phỏng cho việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của nƣớc này. Tuy nhiên, kế hoạch tái khởi động việc sản xuất điện hạt nhân của Nhật Bản đã vấp phải sự phản đối của ngƣời dân, ngày 1 tháng 7 năm 2012, hàng ngàn ngƣời đã tập trung bên ngoài Nhà máy Điện hạt nhân Ohi (tỉnh Fukui, Nhật Bản) đánh trống và hô to khẩu hiệu: “Phản đối việc tái khởi động” . Thảm họa Fukushima cũng tác động mạnh lên tinh thần các quốc gia vừa bƣớc lên con đƣờng phát triển điện hạt nhân. Philippines là nƣớc đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, nhƣng Nhà máy Bataan 630 MW này đã bị đóng băng từ gần 3 thập kỷ trƣớc khi vừa xây xong, vì không đáp ứng các yêu cầu an toàn hạt nhân. Sau đó, nƣớc này đã đƣa vào kế hoạch hoàn chỉnh, một “chƣơng trình năng lƣợng hạt nhân quốc gia” với mục tiêu “năm 2025 bắt đầu vận hành nhà máy 2.000 MW” với 2 lò phản ứng. Tuy nhiên, sau sự cố Fukushima, Bộ trƣởng Bộ Năng lƣợng nƣớc này tuyên bố kế hoạch trên chƣa đƣợc khởi động với lý do “cần tính đến sự đồng thuận của xã hội”. Trƣớc đây chính phủ Malaysia cho biết kế hoạch xây 2 lò năng lƣợng hạt nhân với công suất tổng cộng 2.000 MW nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng gia tăng. Theo dự định, lò đầu tiên dự định xây dựng vào năm 2021 và lò thứ hai chậm hơn một ít. Nhƣng, sau thảm họa, theo lời của nhà lãnh đạo của Tập đoàn năng lƣợng hạt nhân nƣớc này, kế hoạch trên có thể lùi sau năm 2021. Thái Lan, ngay sau sự cố hạt nhân Fukushima vội tuyên bố ngƣng kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của mình. Nhƣng ý định này, sau đó, đã quay ngƣợc 180 độ vì Thái Lan lo lắng sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện năng do nhu cầu sử dụng tăng liên tục. Theo kế hoạch từ nhiều năm nay, Thái Lan sẽ cho xây dựng 5 lò năng lƣợng loại 1.000 MW và cho vận hành vào những năm 2020-2028; trong đó lò đầu tiên dự định phát điện vào năm 2020.Tuy vậy, theo thông tin mới nhất do Bộ trƣởng Năng lƣợng của Thái Lan đƣa ra là kế hoạch trên có thể phải lùi lại 3 năm [40]. Ngay cả các nƣớc đã có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển cũng lung lay trƣớc thảm họa hạt nhân Fukushima. Quốc hội Đức đã bỏ phiếu đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của nƣớc này cho đến năm 2022, trong khi quốc hội Thụy sĩ bỏ phiếu đóng cửa từng phần chƣơng trình điện hạt nhân vào năm 2034.

Bên cạnh đó, việc LB Nga tận dụng triệt để năng lƣợng nhƣ một dạng vũ khí trừng phạt cũng tạo ra vết nứt trong quan hệ với EU. Bởi sau khi bị biến thành nạn nhân trong cuộc chiến năng lƣợng giữa LB Nga và các nƣớc láng giềng thì từ chỗ “nhà cung cấp tin cậy”, EU đã coi LB Nga nhƣ “viên cảnh sát năng lƣợng” và nhận thấy mối đe dọa khi phải phụ thuộc

vào năng lƣợng của LB Nga. Do đó, EU tìm đủ cách nhằm gia tăng sự độc lập về năng lƣợng với LB Nga. Điển hình, EU đã thúc đẩy hợp tác với Châu Phi nhằm đa dạng hóa nguồn cung. Đến này, hai đƣờng ống dẫn khí đốt từ Algeria tới các nƣớc Nam Âu đã đƣợc xây dựng bao gồm đƣờng ống Tranmed nối Algeria với Ý và đƣờng ống Gazoduc Maghreb Europe nối Algeria với Tây Ban Nha. Ngày 8/9/2008, nhân chuyến thăm châu Phi của Cao Ủy EU về Phát triển và viện trợ nhân đạo, EU và Liên minh châu Phi (AU) đã đƣa ra Tuyên bố chung về “Kế hoạch hành động cho quan hệ đối tác năng lƣợng Nga- EU”, trong đó nhấn mạnh “sự đồng ý thúc đẩy mối liên kết năng lƣợng giữa châu Phi và châu Âu và đẩy mạnh hợp tác nhằm tăng cƣờng các dự án năng lƣợng”.

Đặc biệt những tranh chấp xung quanh vấn đề năng lƣợng với LB Nga đã đẩy các nƣớc trong khu vực ngày càng xích lại gần nhau. Sauk hi LB Nga quyết định tăng giá khí đốt, Azerbaijan đã hạn chế mua khí đốt từ LB Nga, đồng thời ngừng việc dẫn dầu của mình quan LB Nga. Từ tháng 7/2006, tất cả dầu thô của Azerbaijan đã đƣợc chuyển qua đƣờng Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi xảy ra cuộc chiến dầu lửa giữa LB Nga và Belarus (1/2007), quan hệ song phƣơng đã trở nên nguội lạnh, tiêu biểu là việc dự án xây dựng nhà nƣớc LB Nga- Belarus đã bị ngừng lại. Không những thế mối quan hệ đối tác giữa Azerbaijan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phát triển. Để giúp Gruzia thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lƣợng từ LB Nga, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết giao một phần khí đốt khai thác ở mỏ Shakh Deniz cho Gruzia.

Nhìn chung, LB Nga có rất nhiều lợi thế để thực hiện chính trị hóa con bài năng lƣợng, tuy nhiên,

3.2 Chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga với Việt Nam

Việt Nam vốn là nƣớc đang phát triển, có vị trí địa- chính trị chiến lƣợc, nguồn tài nguyên dồi dào và nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh, cùng với lợi thế là Việt Nam kế thừa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Nga từ thời Liên Xô trƣớc đây. Do đó, cả Việt Nam và LB Nga đều xác định đây là mối quan hệ đối tác chiến lƣợc cần đƣợc duy trì và tăng cƣờng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại giao năng lượng của liên bang nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 56 - 61)