Tình hình tỉnh Yên Bái sau quyết định tái lập tỉnh của Quốc hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 27 - 28)

2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng

2.1.1. Tình hình tỉnh Yên Bái sau quyết định tái lập tỉnh của Quốc hội

Ngày 12-8-1991, Quốc hội khóa VIII (kỳ họp thứ chín) đã ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với tỉnh Hoàng Liên Sơn, Quốc hội quyết định chia tách thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Tỉnh Yên Bái nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, có địa giới giáp với 5 tỉnh (phía đơng bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đơng nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lào Cai), có diện tích 6.625 km2

với 8 đơn vị hành chính (1 thị xã và 7 huyện). Quyết định tái lập tỉnh của Quốc hội mở ra trang sử mới trong lịch sử tỉnh Yên Bái. Đảng bộ và nhân dân Yên Bái bắt đầu công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với những thời cơ xen lẫn thách thức.

Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn trong 5 năm đầu (1986 - 1991) tiến hành đổi mới theo chủ trương của Trung ương, thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Những thành tựu đạt được trong 5 năm đổi mới của tỉnh Hoàng Liên Sơn, bước đầu tạo ra những thuận lợi căn bản để tỉnh Yên Bái kế thừa sau khi tái lập. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, cịn rất nhiều cơng việc đang cần Đảng bộ Yên Bái thực hiện:

Về kinh tế, Yên Bái đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tổng sản phẩm xã hội giảm 5,6%, thu nhập GDP giảm 7,8%, sản lượng lương thực

giảm tới 15%. Hiện tượng thiếu lương thực do mất mùa hoặc trong thời điểm giáp hạt diễn ra thường xuyên ở vùng cao và cả vùng thấp. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp trì trệ, trong khi đó, nơng nghiệp ở vùng thấp chủ yếu sản xuất độc canh, ở vùng cao sản xuất theo lối tự cung, tự cấp [75, tr. 2].

Về xã hội, dân số Yên Bái gần 70 vạn dân với 30 tộc người, trong đó tộc người Kinh chiếm 54%, Tày 17,2%, Dao 10%, Mông 9%, các tộc người khác 9,8%. Yên Bái có 7 huyện, 1 thị xã với 175 xã phường, trong đó có 70 xã vùng cao trải rộng trên 7 huyện chiếm 67,4% diện tích và 26% dân số tồn tỉnh. Trình độ dân trí khơng đều, mặt bằng dân trí thấp: 1,1 vạn dân chưa biết chữ, 70% trẻ em sống ở vùng cao đến tuổi đi học nhưng chưa được đến trường. Tỷ lệ tăng dân số cao (gần 2,7%), tỷ lệ mắc bệnh xã hội lớn: 1,7% dân số nhiễm ký sinh trùng sốt rét, 32% dân số mắc bệnh bướu cổ, 47% trẻ em suy dinh dưỡng, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng [75, tr. 2].

Kết quả những tồn tại này là do các tổ chức đảng, hệ thống chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa có hoặc chậm chuyển biến về nhận thức trong đổi mới tư duy kinh tế nên vận dụng đường lối đổi mới vào thực tiễn còn chậm; việc giải quyết nguồn vốn đầu tư còn lúng túng; khoa học công nghệ chưa được chú trọng; việc học tập, tổng kết, rút kinh nghiệm cịn khn mẫu, hình thức, chưa bám sát được thực tiễn. Những khó khăn yếu kém nêu trên đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Yên Bái cần phát huy tối đa những nguồn lực, từng bước xây dựng nền kinh tế Yên Bái phát triển theo hướng kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời, Đảng bộ chú trọng thực hiện tốt những chính sách phát triển văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng, nhanh chóng ổn định và cải thiện đời sống người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 27 - 28)