Đảng bộ cần tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 133 - 165)

Chƣơng 4 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

4.2.5. Đảng bộ cần tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ góp phần

phần gia tăng sức chiến đấu cho Đảng

Thứ nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo của ban chi ủy là nhân tố quyết định đến chất lượng sinh hoạt chi bộ. Vì vậy, Đảng bộ cần thường xuyên tổ chức cho cấp ủy các cấp học tập nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng để cấp ủy luôn đủ năng lực đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn của tổ chức đảng, từ đó xác định được mục tiêu, bước đi ngắn hạn và dài hạn để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, sáng suốt trong vai trị lành đạo chính quyền và nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ hai, với đặc điểm đa sắc tộc, trình độ chuyên môn và nhận

thức lại có khoảng cách khá lớn trong các tổ chức đảng, bên cạnh đó việc phân bố của các tổ chức đảng ở những khu vực có đặc điểm kinh tế - xã hội không đồng đều, đặt ra yêu cầu cho các chi bộ khi tổ chức sinh hoạt phải đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức và có các phương pháp linh hoạt. Bên cạnh việc quán triệt chủ trương cấp trên, nội dung sinh hoạt của từng tổ chức đảng phải gắn với thực tiễn cơ sở để thông qua hoạt động thường niên này các tổ chức đảng có thể mời chuyên gia, hoặc những người thành công trong các lĩnh vực đến để tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế, kiến thức, kỹ năng mà đảng viên trong chi bộ còn yếu.

Thứ ba, khoảng cách về trình độ, địa bàn cư trú và đa dạng về sắc

tộc trong các chi đảng bộ, đã đặt ra yêu cầu khi các tổ chức đảng hoạt động phải nghiêm túc thực hiện và đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện phê bình và tự phê bình, như vậy mới xây dựng được môi trường dân chủ, củng cố được tinh thần đồn kết, đảm bảo tính thống

nhất trong tổ chức để tạo ra sự đồng thuận cao nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Tiểu kết

Trong 20 năm (1991 – 2011) lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng bộ Yên Bái đã luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức.

Đảng bộ Yên Bái ln xác định đúng nhiệm vụ chính trị của mình qua các kỳ đại hội để xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, đây là cơ sở để Đảng bộ thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng về tư tưởng; từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức đảng thông qua công tác phát triển đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Sự vững mạnh của Đảng bộ Yên Bái sau 20 năm xây dựng được biểu hiện sinh động ở năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên trong sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1991 đến năm 2011 của Đảng bộ Yên Bái vẫn còn một số khuyết điểm, hạn chế như việc đề ra một số chỉ tiêu trong xác định nhiệm vụ chính trị chưa phù hợp với thực tiễn; một số nội dung trong quá trình Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về tư tưởng chưa phát huy hiệu quả; công tác xây dựng Đảng về tổ chức còn một số hạn chế trong phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Từ thực tiễn hoạt động phong phú với những thành tựu đạt được cũng như một số hạn chế còn tồn tại của Đảng bộ Yên Bái trong 20 năm thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng để lại một số kinh nghiệm quý: Xác định đúng nhiệm vụ chính trị là yêu cầu căn bản để Đảng bộ thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Đảng; căn cứ vào đặc điểm tổ chức đảng để xây dựng nội dung thực hiện công tác tư tưởng đạt hiệu quả; xây dựng cán bộ có đủ đức, tài là khâu quyết định thành công hoặc thất bại trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng

Đảng của Đảng bộ; nâng cao năng lực Ủy ban Kiểm tra để góp sức cùng Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng; Đảng bộ cần tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ để nâng cao năng lực đảng viên góp phần gia tăng sức chiến đấu cho Đảng.

Những kinh nghiệm này khơng chỉ mang ý nghĩa lý luận mà cịn được rút ra từ thực tiễn phong phú để Đảng bộ sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN

1. Tỉnh Yên Bái được tái lập năm 1991, vào thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước đổi mới được 5 năm và bước đầu đã đạt những thành tựu căn bản. Phân tích tình hình phát triển đất nước, Đảng bộ tỉnh Yên Bái ngay sau khi tái lập đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, học tập để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đồng thời, nghiêm túc phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Nắm vững chủ trương của Trung ương và đánh giá đúng tình hình thực tiễn của tỉnh, Đảng bộ Yên Bái đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch và các chương trình hành động để triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng một cách chi tiết và cụ thể đến từng nội dung, nêu rõ những khó khăn, thuận lợi và đề ra mục tiêu hoàn thành cho những chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.

Quá trình xây dựng Đảng của tỉnh Yên Bái qua 4 nhiệm kỳ Đại hội luôn được Đảng bộ tỉnh xác định là nhiệm vụ then chốt, dù vậy so với các tỉnh khác, đặc biệt một số tỉnh đồng bằng thì những thành cơng của tỉnh n Bái cịn khiêm tốn. Tuy nhiên, những thành cơng đạt được của tỉnh Yên Bái trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng với điều kiện khó khăn là rất đáng khích lệ, bởi vì nó đã góp phần quan trọng để Yên Bái vươn lên thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, ổn định chính trị, thực hiện thành cơng nhiều chính sách an sinh xã hội.

2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ Yên Bái đạt được kết quả quan trọng trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Trong 20 năm tiến hành thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, với vị trí, vai trị của mình Đảng bộ n Bái đã xác định đúng nhiệm vụ chính trị cho từng giai đoạn. Trước hết, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Yên Bái lần thứ XIII (1992), là Đại hội đầu tiên của Đảng bộ sau khi tái lập tỉnh, Đại hội xác định được nhiệm trước mắt là phải ổn định chính trị, xây dựng được nền tảng kinh tế phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Đảng bộ chủ trương, phải tập

trung khai thác thế mạnh phát triển nông - lâm nghiệp và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là nền tảng quan trọng để các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (1996 - 2000), XV (2001 - 2005), XVI (2006 - 2010) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những chủ trương phát triển của tỉnh. Trong 20 năm (1991 - 2011), Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ban hành khoảng nhiều văn bản (chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động) trong đó xác định rõ mục tiêu, phương hướng, biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả, đồng thời Đảng bộ tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá khách quan các kết quả đạt được, những yếu kém cịn tồn tại, từ đó Đảng bộ đưa ra những giải pháp khắc phục. Đây là kinh nghiệm góp phần cho cơng tác xây dựng Đảng được thành công hơn trong những nhiệm kỳ sau.

Trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đẩy mạnh giáo dục chính trị, tuyên truyền để khẳng định và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cơng tác tư tưởng góp phần thống nhất trong tồn Đảng, tồn dân chung một mục tiêu là đưa Yên Bái trở thành một tỉnh phát triển toàn diện.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về tổ chức, Đảng bộ Yên Bái đã xây dựng hệ thống tổ chức đảng cơ bản hoàn thiện từ tỉnh đến địa phương, đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng nâng cao về chất lượng và tăng lên về số lượng. Đảng bộ luôn chú trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên. Đảng bộ phân công nhiệm vụ, địa điểm, đơn vị cơng tác dựa trên địi hỏi từ công việc và năng lực chuyên môn của cán bộ. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Đảng bộ đã nghiên cứu và bổ sung những nội dung mới về giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho từng đối tượng cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên phát huy hết năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành theo kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng của tổ chức đảng và năng lực cán bộ, đảng viên.

3. Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2011 còn một số hạn chế. Tại một số thời điểm, Đảng bộ chưa xác định chính xác nhiệm vụ chính trị nên khi đưa vào thực hiện không mang lại hiệu quả như mục tiêu đề ra. Công tác phát triển đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở vùng cao, vùng đồng bào theo đạo tại một số địa phương chưa đạt hiệu quả. Chiến lược phát triển cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, chính sách khuyến học để nâng cao trình độ và chính sách thu hút nhân tài của tỉnh hiệu quả đạt chưa cao. Những hạn chế tồn tại trong công tác xây dựng Đảng đang là nguyên nhân gây suy giảm niềm tin của một số cán bộ, đảng viên và đặc biệt của nhân dân đối với sự lãnh đạo Đảng bộ.

4. Sức mạnh của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng bộ Yên Bái là nhân tố quyết định mức tăng trưởng kinh tế, chất lượng y tế, giáo dục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tỉnh. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, với những thời cơ xen lẫn thách thức, Đảng bộ Yên Bái phải luôn nắm vững những nguồn lực, nghiên cứu kỹ những kinh nghiệm được tổng kết từ trong tỉnh và các tỉnh bạn, để xác định đúng nhiệm vụ chính trị, xây dựng nền tảng tư tưởng vững chắc trong nhân dân, cải cách, sửa đổi đồng bộ hệ thống tổ chức cơ sở đảng trong toàn tỉnh. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng qua bốn nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ Yên Bái để lại nhiều kinh nghiệm trong cơng tác xây dựng Đảng về chính trị, trong xác định trọng tâm công tác tư tưởng, trong xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Với tư liệu phong phú, hệ thống sự kiện đa dạng của lịch sử Đảng bộ đã mang đến thuận lợi căn bản cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài. Kết quả quá trình nghiên cứu đã phục dựng một cách hệ thống lịch sử xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong 20 năm, từ đó rút ra một số kinh nghiệm làm tư liệu cho công tác nghiên cứu cũng như thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ Yên Bái nói riêng và Đảng bộ địa phương nói chung.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Quách Thị Thương (2011), “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp (2001 - 2010)”, Tạp chí Giáo dục lý luận (8), tr. 85-87.

2. Quách Thị Thương (2014), “Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ “xây dựng Đảng là then chốt” từ năm 2001 - 2005”, Tạp chí Giáo dục

lý luận (217), tr. 83-84, 88.

3. Quách Thị Thương (2015), “Đảng bộ Yên Bái thực hiện nhiệm vụ giám sát trong công tác xây dựng Đảng giai đoạn 2005 - 2010”, Tạp chí Giáo

dục lý luận (227), tr. 144-146.

4. Quách Thị Thương (2015), “Vài nét về công tác tôn giáo ở tỉnh Yên Bái (2001 - 2005) kết quả và một số kinh nghiệm”, Tạp chí Lịch sử Đảng (294), tr. 101-103.

5. Quách Thị Thương (2016), “Đảng bộ tỉnh Yên Bái với công tác xây dựng đội ngũ đảng viên (2005 - 2011)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (304), tr. 82-84.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Ái (2001), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở nơng thơn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, Học

viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Bình (1992), Lịch sử Đảng bộ huyện

Yên Bình, Yên Bái.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mù Cang Chải (2007), Lịch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải (1957 - 2007), Yên Bái.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn (2007), Lịch sử Đảng bộ huyện

Văn Chấn (1954 - 2007), Yên Bái.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trạm Tấu (1994), Lịch sử Đảng bộ huyện

Trạm Tấu, Yên Bái.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lục Yên (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên, Yên Bái.

7. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trấn Yên (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Trấn Yên (1930 - 2004), Yên Bái.

8. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên (2008), Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Yên (1965 - 2005), Yên Bái.

9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2005), Đảng bộ tỉnh Yên Bái 60 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần in Bộ công nghiệp, Hà

Nội.

10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái, T.1 (1930 - 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái, T.2 (1975 - 2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Lê Đức Bình (2002), Mấy vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Lê Đức Bình (2005), “Đảng cầm quyền và vấn đề xây dựng Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng (4), tr. 35-38.

14. Vũ Tiến Chiến (1999), “Kết quả bước đầu và những giải pháp cần tiếp tục tập trung chỉ đạo nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, Tạp chí Thơng tin nội bộ

- Ban tuyên giáo tỉnh ủy Yên Bái (7), tr. 1-4.

15. Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XIII, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái.

16. Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XIV, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái.

17. Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XV, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái.

18. Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 14 kiểm điểm hai

năm rưỡi thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái.

19. Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XVI, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái.

20. Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XVII, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn mới, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 133 - 165)