Chủ trương của Trung ương về xây dựng Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 32 - 35)

2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng

2.1.3. Chủ trương của Trung ương về xây dựng Đảng

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần chuyển hướng trong xác định nhiệm vụ chính trị để phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo đà cho cách mạng giành những thắng lợi mới. Việc đổi mới đường lối phát triển kinh tế và củng cố Đảng được đề ra tại Đại hội VI tháng 12-1986 để khắc phục khủng hoảng kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, là một quyết định phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) diễn ra trong bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa đang khủng hoảng và tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi cách chống phá các nước xã hội chủ nghĩa cịn tồn tại, trong đó có Việt Nam. Từ xác định vai trò và phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, Đại hội nhấn mạnh tới yêu cầu Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo. Nghị quyết Đại hội VII đưa ra quy định cụ thể về mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị. Nghị quyết nêu rõ chủ trương chấn chỉnh tổ chức bộ máy của Đảng, phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng, xác định tiêu chuẩn cơ bản cán bộ lãnh đạo, tiêu chuẩn cho từng loại, từng chức danh cán bộ, đổi mới quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ, tăng cường quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp. Tại Đại hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua. Cương lĩnh là bước tiến mới trong nhận thức xây dựng Đảng về chính trị, theo đó “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích

của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”[29, tr. 146-147].

Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 29-6-1992 về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết đưa ra mục tiêu, nguyên tắc và phương châm đổi mới chỉnh đốn Đảng. Trong đó mục tiêu đổi mới chỉnh đốn Đảng là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo phát triển kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh, giữ vững ổn định chính trị. Nghị quyết nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, ngăn chặn và khắc phục tệ vơ tổ chức, vơ kỷ luật, độc đốn chun quyền trong Đảng” [30, tr. 196].

Ngày 18-2-1995, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay. Nghị quyết khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. Chế độ ta là chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã đánh giá những thành tựu đạt được sau 10 năm đổi mới, đồng thời Đại hội tiếp tục bổ sung đường lối đổi mới để hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội tiếp tục khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đại hội đề ra chủ trương biện pháp đổi mới, chỉnh đốn Đảng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiện tồn hệ thống chính trị. Đại hội nhấn mạnh: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” [22, tr. 74].

Ngày 18-6-1997, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HNTW về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đưa ra các quan điểm cơ bản trong công tác cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới và các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác cán bộ. Trong đó Nghị quyết nhấn mạnh, phải triển khai đồng bộ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ.

Để tăng cường hơn nữa sức mạnh lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, từ ngày 25-1 đến ngày 2-2-1999, Hội nghị Trung ương sáu (lần 2) khóa VIII đã họp, ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết đã nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức cán bộ, đồng thời phát động cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, thực hiện phê bình và tự phê bình, học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ trương xây dựng chỉnh đốn Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng từ địa phương đến Trung ương nghiêm túc quán triệt, thực hiện sáng tạo hiệu quả để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Trong đó, một thành tựu tiêu biểu khẳng định năng lực của Đảng chính là khởi xướng đường lối đổi mới đúng đắn mà toàn Đảng, toàn dân đã thực hiện 15 năm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, giữ vững và ổn định chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 32 - 35)