Căn cứ vào đặc điểm tổ chức đảng để xây dựng nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 125)

Chƣơng 4 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

4.2.2. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức đảng để xây dựng nội dung thực hiện

công tác tư tưởng đạt hiệu quả

Xây dựng Đảng về tư tưởng đã tăng cường sự đồng nhất tư tưởng trong toàn Đảng, thống nhất về tinh thần trong nhân dân, động lực để đoàn kết toàn Đảng toàn dân chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của tỉnh. Bên cạnh đó, xây dựng Đảng về tư tưởng cịn góp phần quan trọng xác định chủ trương của Đảng bộ có phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh không.

Với những đặc điểm của một tỉnh miền núi, nhiều tộc người sinh sống, Đảng bộ Yên Bái đã triển khai các biện pháp sáng tạo để thực hiện xây dựng Đảng về tư tưởng, tạo nên sự chuyển biến về nhận thức, thông suốt về suy nghĩ trong cán bộ, đảng viên và trong đại bộ phận các dân tộc. Từ thực tiễn quá trình triển khai xây dựng Đảng về tư tưởng của Đảng bộ Yên Bái có thể rút ra một số kinh nghiệm khơng chỉ có giá trị đối với n Bái mà cịn đối với một số tỉnh khu vực Tây bắc.

Thứ nhất, Đảng bộ đã xác định được trọng tâm trong xây dựng Đảng về

Trên cơ sở quán triệt chủ trương của Trung ương, Đảng bộ đã xây dựng kế hoạch, biện pháp tiến hành, đảm bảo cho nhiệm vụ đạt hiệu quả. Việc xây dựng chi tiết kế hoạch, các biện pháp thực hiện và dự kiến về mức độ hoàn thành đã làm cơ sở để Đảng bộ sử dụng các kênh tuyên truyền, phổ biến nội dung nhiệm vụ công tác tư tưởng tới cán bộ, đảng viên. Cán bộ làm công tác tư tưởng tại cơ sở đã sử dụng được ngôn ngữ địa phương để chủ động hơn trong việc nắm bắt, giải quyết những vấn đề nảy sinh gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên.

Để tạo ra hiệu quả cao trong thực hiện yêu cầu nâng cao nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên, Đảng bộ Yên Bái đã xác định trọng tâm công tác tư tưởng trong từng thời kỳ, từ đó xây dựng và triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Đảng bộ đã xác định nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện phù hợp, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, kịp thời sửa sai.

Đảng bộ Yên Bái trong khi thực hiện xây dựng Đảng về tư tưởng luôn đặc biệt chú trọng gắn thêm nội dung tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của địa phương, hỗ trợ giáo dục, tuyên truyền xóa bỏ những yếu kém cịn tồn tại trong phát triển văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, Đảng bộ đã chú trọng khắc phục một số sai lầm, yếu kém về nhận thức của tổ chức đảng và chính quyền cơ sở trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế. Việc thực hiện tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của Đảng bộ đến với nhân dân góp phần nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng, của chính quyền cơ sở, giúp Đảng gần dân và tư tưởng của nhân dân về Đảng không ngừng được củng cố.

Thứ hai, không ngừng đổi mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức, thực

hiện công tác tư tưởng.

Đối tượng thực hiện công tác tư tưởng ở Yên Bái rất phong phú, đó là những đảng viên hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và phân bố trên nhiều địa bàn dân cư khác nhau. Việc cư trú ở những khu vực khác nhau, với điều kiện kinh tế khác nhau, họ mang trong mình những đặc trưng văn hóa tộc người

và văn hóa vùng. Vì vậy, Đảng bộ đã xác định đặc điểm để thực hiện công tác tư tưởng là phải đa dạng hóa cách thức, đặt ra nhiều tiêu chí đánh giá để tiến hành thực hiện, tổng kết, như vậy xây dựng Đảng mới được chính xác và hiệu quả.

Đảng bộ Yên Bái nên kết hợp thực hiện công tác tư tưởng với các hoạt động kinh tế, văn hóa để cơng tác tư tưởng ln diễn ra tự nhiên, sinh động hòa cùng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc kết hợp công tác tư tưởng với các hoạt động kinh tế, văn hóa sẽ tạo ra hiệu qua lớn, khi những bước phát triển về kinh tế, bước tiến về văn hóa sẽ ln ẩn chứa những giá trị tư tưởng thiết thực, thấm tự nhiên vào cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trong công tác tư tưởng, Đảng bộ Yên Bái cần lựa chọn những cách đạt hiệu quả cao nhưng tránh được khn mẫu, giáo điều đó là tổ chức những đồn thăm quan thực tế để giao lưu với những đảng viên điển hình tiên tiến trong sản xuất; kết hợp cơng tác tư tưởng với sinh hoạt Đảng, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, các hoạt động tổ chức nghề nghiệp; kết hợp công tác tư tưởng thông qua các các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức thành công những ngày lễ của đất nước.

Đảng bộ tỉnh Yên Bái cần nâng cao chất lượng những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng như đầu tư đổi mới cơng cụ, phương tiện sử dụng trong hoạt động tun truyền văn hóa. Thơng tin tun truyền về cơng tác tư tưởng phải đảm bảo tính thống nhất ở các kênh thơng tin, các phương tiện tuyên truyền làm cho q trình tiếp thu thơng tin của cán bộ, đảng viên được đa dạng. Các đơn vị hoạt động văn hóa cần chủ động phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội để nắm được nhiệm vụ, chủ đề đảm bảo thực hiện công tác tư tưởng được liên tục, thông suốt.

Thứ ba, Đảng bộ cần tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách

về công tác tư tưởng.

Cán bộ làm công tác tư tưởng là những người đưa chủ trương, chính sách của Đảng vào trong đời sống, là người định hướng dư luận và góp

phần hình thành tư tưởng xã hội. Vì vậy, Đảng bộ cần nhận thức được vai trị, vị trí của người làm cơng tác tư tưởng để có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Đảng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá để bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên làm công tác tư tưởng, để họ có đạo đức tốt, chun mơn giỏi.

Đảng bộ cần xây dựng những tiêu chí cần và có đối với cán bộ làm cơng tác tư tưởng, từ đó xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo những cán bộ này. Mục tiêu, cán bộ làm công tác tư tưởng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, chun môn giỏi, đạo đức tốt, sống gương mẫu. Bên cạnh đó, phải chú ý phân bổ hài hịa giữa nam, nữ, tộc người, ngành nghề sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, phải có nguồn dự bị, kế cận.

4.2.3. Xây dựng cán bộ có đủ đức, tài là khâu quyết định thành công trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng

Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là nội dung trọng yếu trong hoạt động của Đảng bộ và là nhân tố quyết định sự thành cơng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 1991 - 2011, có thể khẳng định Đảng bộ đã để lại nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện chiến lược xây dựng cán bộ, thực hiện quy hoạch cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Những kinh nghiệm này đang tiếp tục được tổng kết và sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái.

Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng và cơ cấu hợp lý để thực hiện được nhiệm vụ chính trị đề ra trong cơng cuộc đổi mới phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đến các Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng đều khẳng định vị trí, vai trị của cán bộ và công tác cán bộ trong xây dựng Đảng là vô cùng quan trọng. Từ đó nhiều kinh nghiệm được rút ra nhằm tổng kết sự phong phú, đa dạng trong q trình thực hiện cơng tác cán bộ, như cách thức tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ. Đến nay, hệ thống lý luận và kinh nghiệm của Đảng trong công tác cán bộ khá phong phú, nhưng khi được vận dụng vào thực tiễn trong cả nước nói chung và n Bái nói riêng, việc thực hiện cơng tác cán bộ gặp phải rất nhiều rào cản, làm cho nhiệm vụ này đôi lúc không diễn ra theo đúng kế hoạch, theo quy hoạch đã xây dựng.

Đối với một tỉnh miền núi Yên Bái, để thực hiện thành công công tác cán bộ, trước hết Đảng bộ Yên Bái đã xác định nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng. Từ đó, Đảng bộ chủ động quy hoạch cán bộ từ tỉnh đến các địa phương, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, cơ cấu nam, nữ, độ tuổi, thành phần tộc người. Đảng bộ đã công khai, minh bạch trong tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ cho từng cấp, từng ngành. Đối với đội ngũ cán bộ đương chức, Đảng bộ tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, khoa học, kỹ thuật và quản lý. Đào tạo, sắp xếp, quy hoạch cán bộ đảm bảo những tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức như đã xây dựng, đồng thời phù hợp với từng ngành, từng cấp, từng địa phương.

Thứ hai, Đảng bộ đẩy mạnh đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức và lề lối làm việc để xây dựng tổ chức đảng ngày càng vững mạnh.

Giữa công tác cán bộ và xây dựng tổ chức có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, Đảng bộ đã chú trọng tới nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, đây là nhân tố trực tiếp tác động tới sự thành công của công tác cán bộ. Từ quan điểm đánh giá, cách nhìn nhận cán bộ đến phương pháp tiến hành, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ đều phụ thuộc vào

vai trị của cấp ủy. Ở đâu cấp ủy có quan điểm vững vàng, làm việc dân chủ, khách quan thì ở đó việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ sẽ được tốt. Ngược lại, ở nơi nào cấp ủy thiếu dân chủ, thiếu khách quan thì nơi đó sẽ yếu kém trong thực hiện cơng tác cán bộ. Tại một số cấp ủy, do nhiều nguyên nhân đã không trực tiếp thực hiện công tác cán bộ, công tác đảng, họ giao nhiệm vụ này cho các tổ chức, cơ quan tham mưu, hậu quả là bố trí và sử dụng cán bộ khơng đúng người, không đúng việc.

Thứ ba, thông qua nhu cầu thực tiễn trong xây dựng, phát triển kinh tế,

văn hóa để Đảng bộ giáo dục, rèn luyện và tuyển chọn cán bộ.

Đào tạo và sử dụng cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết Đảng bộ phải thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, đồng thời có kế hoạch xây dựng lớp cán bộ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập được chính quy, căn bản, đạo đức tốt, chun mơn giỏi, có bản lĩnh chính chính trị vững vàng, dám nghĩ dám làm.

Yên Bái là tỉnh miền núi, phần lớn là đồng bào các tộc người thiểu số, vì vậy Đảng bộ có chính sách tuyển chọn cán bộ là tộc người thiểu số trong bộ máy quản lý của Đảng và Nhà nước. Đảng bộ luôn chú trọng công tác tạo nguồn là cán bộ tộc người thiểu số trong xây dựng kế hoạch phát triển của tỉnh. Kinh nghiệm cho thấy, việc đào tạo và sử dụng cán bộ tại chỗ luôn phát huy cao năng lực công tác của cán bộ. Cán bộ là người địa phương có ưu điểm là am hiểu phong tục, tập quán cơ sở, luôn ổn định về thời gian và không gian công tác.

Thông qua hoạt động thực tiễn để giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ đương chức và tuyển lựa cán bộ mới là một kinh nghiệm hay, Đảng bộ Yên Bái nên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, đảm bảo để những cán bộ được tuyển chọn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh nghiệm phong phú, chuyên mơn phù hợp với địi hỏi của thực tiễn.

4.2.4. Nâng cao năng lực Ủy ban Kiểm tra để góp sức cùng Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng

Đảng bộ tỉnh Yên Bái muốn nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của Đảng, trước hết cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn Đảng và toàn dân về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra để tạo ra sự kết hợp giữa Đảng với nhân dân, giữa đảng viên với tổ chức đảng. Đảng bộ chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát thấm nhuần lý tưởng Đảng, có phẩm chất đạo đức và có chun mơn giỏi.

Sự phối hợp trong hành động giữa cơ quan kiểm tra Đảng với các cấp ủy Đảng sẽ giúp họ kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng.

Thứ nhất, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chủ trương xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh.

Quá trình vận dụng chủ trương của Đảng để xác định nhiệm vụ chính trị trong cơng tác xây dựng Đảng sẽ gặp khó khăn nếu như Đảng bộ coi nhẹ công tác kiểm tra, giám sát. Cơng tác kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng cùng Đảng bộ đưa những chủ trương về xây dựng Đảng của Trung ương được thực hiện đúng và sáng tạo trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái.

Để Ủy ban Kiểm tra hoạt động hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng thực hành của những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời Đảng bộ tỉnh ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan kiểm tra các cấp theo hướng hiện đại, khoa học.

Ủy ban Kiểm tra đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên (theo tháng, theo năm, theo chuyên đề) các tổ chức Đảng trong việc thực hiện công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảm bảo cho q trình thực hiện cơng tác xây dựng Đảng của Đảng bộ kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai lệch.

Thứ hai, Ủy ban Kiểm tra các cấp đẩy mạnh kiểm tra các tổ chức đảng trong việc thực hiện điều lệ Đảng và các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Căn cứ vào kết quả báo cáo thống kê về chất lượng công tác kiểm tra, giám sát theo năm, theo nhiệm kỳ có thể thấy hoạt động của Ủy ban Kiểm tra, giám sát các cấp diễn ra theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, chất lượng các đợt kiểm tra chưa cao, như quá trình kiểm tra một số tổ chức đảng hoạt động yếu kém nhưng lại khơng phát hiện, hoặc có phát hiện sai phạm thì chỉ là lỗi nhỏ. Bên cạnh đó, q trình xử lý kỷ luật những sai phạm diễn ra chậm. Trong khi, nhiều vụ việc vi phạm bị phát hiện là do cơ quan truyền thông báo, đài hoặc do cá nhân tố cáo bằng đơn thư, chứ không phải do công tác kiểm tra, giám sát phát hiện. Do do, Đảng bộ Yên Bái cần tiếp tục nâng cao năng lực Ủy ban Kiểm tra, để đơn vị này ngày càng phát huy có hiệu quả vai trị, chức năng to lớn của mình vào cơng tác xây dựng Đảng.

Công tác kiểm tra theo chuyên đề của Ủy ban Kiểm tra diễn ra thường xuyên đối với các tổ chức Đảng. Những nội dung kiểm tra, giám

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)