Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 43 - 48)

2.2. Quá trình củng cố và phát triển Đảng bộ Yên Bái

2.2.2. Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ tư tưởng

Đầu thập niên 90, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng kinh tế, chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa dẫn tới một số Đảng cầm quyền ở các nước Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ, những tổn thất này đã tác động xấu đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Lòng tin của nhân dân bị giảm sút về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trước những biến động to lớn của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, ngày 29-6-1992, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HNTW về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ trong Đảng. Động viên toàn Đảng, toàn dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các kế hoạch kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới.

Quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết số 03-NQ/HNTW về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đem lại một số thành tựu trong công tác tư tưởng. Tuy nhiên, vì tỉnh mới tái lập nên cơng tác tư tưởng còn bộc lộ một số hạn chế, một

bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, nhận thức và thực hiện chủ trương của Đảng của một số đảng viên về phát triển kinh tế còn hạn chế, coi kinh tế đơn thuần là hoạt động sản xuất kinh doanh, không gắn với thực hiện công bằng xã hội. Nhiều tổ chức cơ sở đảng chưa quản lý nghiêm cán bộ đảng viên, chưa thực hiện tốt việc sinh hoạt tự phê bình và phê bình, chưa xử lý nghiêm và kịp thời những cán bộ, đảng viên sai phạm. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số tổ chức đảng chưa tốt.

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết số 09-NQ/TW của Trung ương Đảng về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng và đánh giá đúng thực trạng còn tồn tại trong công tác tư tưởng của Đảng bộ, ngày 14-3-1995, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 03-CT/TU về tăng cường lãnh đạo và quản lý công tác tư tưởng, chỉ thị xác định những nội dung, mục tiêu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

Chỉ thị khẳng định “Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn xã hội. Các cấp uỷ, Ban cán sự, Đảng đoàn, cơ quan Nhà nước và đoàn thể nhân dân cần nắm vững những nội dung cơ bản của Nghị quyết, tăng cường lãnh đạo và quản lý công tác tư tưởng, gắn lý luận với thực tiễn, giải quyết nhanh những vấn đề bức xúc của nhân dân tạo sự ổn định về chính trị và tư tưởng, coi đây là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng vững mạnh” [80, tr. 9].

Những nhiệm vụ được Chỉ thị đưa ra để tiến hành cơng tác tư tưởng là: - Làm cho tồn Đảng bộ và nhân dân nhận thức được giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương của Đảng. Công tác tư tưởng góp phần đưa chính sách pháp luật của Nhà nước tới toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân, kịp thời phê phán những quan điểm sai trái, uốn nắn những nhận thức mơ hồ, lệch lạc trong cán bộ, đảng viên.

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong quá trình tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp và trách nhiệm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

- Giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch.

- Đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng bắt đầu từ đổi mới triển khai nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới cơ sở đảng và các đoàn thể nhân dân. Xây dựng được nội dung, hình thức giáo dục đa dạng phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng dân tộc. Tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên, mở các lớp chuyên đề về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hố, xã hội, cơng tác đoàn thể cho đội ngũ cán bộ tỉnh, huyện. Tăng cường mở các lớp nâng cao trình độ lý luận cho đối tượng là đảng viên mới, đối tượng là quần chúng ưu tú. Phát huy vai trò của chức năng báo chí, hoạt động văn hố văn nghệ phục vụ sự nghiệp đổi mới [80, tr. 9-11].

Chỉ thị 03 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được triển khai sâu rộng trong tồn Đảng bộ, góp phần củng cố tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, các cơ quan nhà nước đối với công tác tư tưởng, gắn lý luận với hoạt động thực tiễn, giải quyết kịp thời và đúng đắn những vấn đề bức xúc của xã hội, tạo nền tảng vững chắc trong Đảng bộ và trong toàn xã hội.

Về tuyên truyền giáo dục chính trị, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành tuyên

truyền các nghị quyết của Đại hội, Hội nghị của Trung ương và của tỉnh trên các phương tiện thông tin, trong các lớp bồi dưỡng, học tập của cán bộ, đảng viên.

Công tác chuẩn bị Đại hội, Đảng bộ tỉnh ra chỉ thị hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện công tác tuyên truyền trước, trong và sau các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV. Nội dung tuyên truyền nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội, khẳng định những thành tựu đã đạt được trong 15 năm đổi mới và đấu tranh chống những quan điểm sai trái chia rẽ đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, đồng thời phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội.

Trong tuyên truyền, bên cạnh nội dung về chủ trương của Đảng, công tác tuyên truyền các cấp thường xuyên cập nhật nội dung về pháp luật và các văn bản pháp quy của Nhà nước, đặc biệt là những văn bản tác động sâu rộng đến toàn xã hội như Hiến Pháp năm 1992, Luật Thuế nông nghiệp, Luật Thuế công - thương nghiệp, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, các nghị định của Chính Phủ, đặc biệt nhấn mạnh vào các văn bản như cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sản xuất và đốt pháo nổ, Nghị định về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh việc bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng, Nghị định về cấm buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ, sử dụng ma túy và chất gây nghiện.

Trong nhiệm kỳ 1996 - 2000, các cấp uỷ đảng đã tiến hành nhiều đợt sinh hoạt chính trị trong Đảng để tuyên truyền học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Tiêu biểu là năm 1996, toàn Đảng bộ đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình theo quy trình ba cấp, tạo chuyển biến tích cực trong cơng tác xây dựng Đảng.

Trước hết, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiến hành sinh hoạt tự phê bình và phê bình với sự tham gia 12/12 đồng chí Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, các đồng chí chỉ ra những ưu điểm, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân cơng.

Tiếp đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo 13/13 Ban Thường vụ huyện, thị, Đảng uỷ trực thưộc, 104/106 uỷ viên thường vụ cấp uỷ, 36/36 Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng tiến hành tự phê bình và phê bình trong đó 11 đơn vị đạt khá tốt.

Sau cùng, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các huyện, thị, đảng uỷ trực thuộc tổ chức sinh hoạt tự phê bình và phê bình ở cấp chi uỷ, đảng uỷ cơ sở. Đến 30-6-2000 có 507/507 đảng bộ, chi bộ cơ sở tiến hành kiểm điểm đối với tập thể và cá nhân. Có 2.839 đồng chí cấp uỷ viên tham gia kiểm điểm đạt 96,5%. Kết quả

đợt sinh hoạt kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cả 3 cấp mặc dù cịn hạn chế nhưng đã tạo ra những chuyển biến bước đầu trên các mặt chính trị, tư tưởng. Sau khi tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở các cấp uỷ đảng, nhiều tập thể, cá nhân đã nhận ra khuyết điểm, thiếu sót từ đó sửa chữa góp phần tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng tạo cơ sở tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Đảng bộ Yên Bái đã chú trọng tới công tác giáo dục lý luận chính trị. Từ cấp tỉnh đến địa phương đều thực hiện nghiêm túc việc học tập, nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc khóa VII, VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII, XIV và các văn bản pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 7 (khố VIII) về cơng tác tổ chức và cán bộ, Tỉnh uỷ đã triển khai nội dung nghị quyết tới 100% tổ chức cơ sở đảng, 95% đảng viên và 80% quần chúng nhân dân đồng thời chỉ đạo các cấp xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Tỉnh uỷ chỉ đạo việc biên soạn tài liệu phù hợp, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, bố trí thời gian học tập Nghị quyết thích hợp, tiến hành kiểm tra, kịp thời rút kinh nghiệm trong tổ chức nghiên cứu học tập Nghị quyết.

Ban Tuyên giáo các cấp trong tỉnh mở nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ. Trong 5 năm 1995 - 2000, toàn tỉnh đã đào tạo được 5.562 cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên (565 người có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị, 4.997 cán bộ có trình độ trung cấp) [11, tr. 206].

Việc nghiên cứu, học tập lý luận được phát động thành phong trào thu hút đông cán bộ, đảng viên tham gia. Qua 4 năm (1992 - 1995) số cán bộ, đảng viên được đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ là 10.019 người, trong đó bồi dưỡng về lý luận chính trị là 3.272 người (cao cấp lý luận là 62 người, cao cấp tại chức 104 người, trung cấp 3.106 người), quản lý nhà nước 3.852 người (trình độ

đại học 15 người, bồi dưỡng nâng cao trình độ 3.668 người, trung cấp 169 người), chuyên môn nghiệp vụ 2.895 người [75, tr. 12].

Công tác tư tưởng được các cấp uỷ và tổ chức đảng nghiêm túc thực hiện góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nêu cao tinh thần cảnh giác chống diễn biến hồ bình của các thế lực thù địch. Thông qua đấu tranh phê phán những tư tưởng cá nhân, lối sống tha hóa, tham nhũng tiêu cực, Đảng bộ đã đạt được sự thống nhất về tư tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong cán bộ đảng viên vào con đường xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác tư tưởng cịn một số mục tiêu chưa thành công ở một số tổ chức cơ sở đảng, trong đó có nội dung triển khai học tập Nghị quyết của Trung ương, tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước. Nguyên nhân những yếu kém đó xuất phát từ cách thức tổ chức, chuyển tải thơng tin cịn giáo điều, nặng về lý luận không phù hợp với thực tiễn nhận thức của cán bộ đảng viên ở cơ sở, nhất là cán bộ vùng sâu, vùng xa. Do vậy, công tác tư tưởng cơ bản chỉ đạt yêu cầu ở cấp ủy và cán bộ chủ chốt cấp xã, cịn đối tượng khác thì hiệu quả thấp, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến một số cán bộ đảng viên bị lệch lạc về nhận thức, cá nhân chủ nghĩa, bảo thủ dẫn đến vi phạm đạo đức lối sống, vi phạm pháp luật về quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 43 - 48)