Tình hình Đảng bộ tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 28 - 32)

2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng

2.1.2. Tình hình Đảng bộ tỉnh Yên Bái

Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, tháng 12-1975 tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ. Như

vậy, trong 15 năm (1976 - 1991) quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở Yên Bái được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Năm 1976 tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ nhất đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển tồn diện với cơ cấu nơng - lâm nghiệp hợp lý theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân góp phần tích cực cùng tồn Đảng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn chủ trương phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp là mặt trận hàng đầu, sản xuất lương thực - thực phẩm là trọng tâm; chú trọng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; phát huy lợi thế trong ngành công nghiệp, thủ công nghiệp; tiến hành điều tiết phân phối lưu thông thị trường nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất; thực hiện chính sách cơng bằng xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh.

Trong công tác xây dựng Đảng, tại Hội nghị lần thứ 14 (khóa III) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn họp từ ngày 21-4 đến 3-5- 1986 đã nhận xét: khơng ít cán bộ, đảng viên sa sút về tinh thần cách mạng và tính tiên phong gương mẫu; cơng tác quản lý nhà nước cịn nhiều yếu kém, chưa sát với tình hình thực tế; cơng tác lãnh đạo của các cấp ủy chưa năng động, nặng hình thức. Hội nghị kết luận, phải tiến hành củng cố tổ chức đảng để nâng cao chất lượng đảng viên [11, tr. 116].

Tiếp đến, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ IV (10-1986) đã chủ trương xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, chú trọng đổi mới công tác tổ chức về tác phong làm việc, nâng cao phẩm chất cán bộ và tăng cường mở rộng dân chủ trong Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy Đảng [11, tr. 86-87]. Thực hiện chủ trương được đề ra tại Đại hội, Tỉnh ủy tiến hành hai đợt sinh hoạt chính trị với nội dung nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (từ ngày 03-11 đến 30-

12-1986) và nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1-1987), thu hút hơn 90% đảng viên trong tỉnh tham gia.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, ngày 23-7-1990 Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn ra Quyết định 382-QĐ/TU về tiến hành kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng. Kết quả tổng kết công tác kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng trong 2 năm (1990 - 1991) cho thấy, Đảng ủy trực thuộc đã tiến hành kiểm tra 18.358 đảng viên tại 17 huyện, thị với kết quả thu được 80,7% đảng viên chấp hành tốt, 11,5% đảng viên chấp hành khá, 7,8% đảng viên chấp hành không tốt [11, tr. 118].

Tháng 6-1990, Đảng bộ Hoàng Liên Sơn triển khai thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW về cuộc vận động chỉnh đốn Đảng tới 882/917 tổ chức cơ sở đảng, đồng thời tiến hành kiểm tra 24 huyện, thị và cơ sở trực thuộc. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 633 cơ sở đảng như sau: 169 cơ sở vững mạnh (26,7%), 389 cơ sở khá (61,45%), 75 cơ sở yếu kém (11,85%). Kết quả đánh giá chất lượng công tác của 2.103 chi ủy viên cơ sở cho thấy 2.100 chi ủy viên đảm bảo chất lượng cơng tác (đạt 99,86%), trong đó số ủy viên hồn thành tốt nhiệm vụ là 1.339 (63,76%), số hoàn thành khá là 649 (30,91%), số khơng hồn thành nhiệm vụ là 112 (5,33%). Qua phân loại 256 cấp ủy ở huyện, thị cho thấy 143 cấp ủy hoàn thành tốt nhiệm vụ (55,9%), hoàn thành nhiệm vụ là 95 (37,1%), và khơng hồn thành nhiệm vụ là 18 (7,0%). Kết quả đánh giá 23.074 đảng viên cho thấy 20.995 đảng viên xếp loại tốt đạt 90,99%, trong đó đảng viên thật sự tiên phong gương mẫu là 5.018 chiếm 23,9% [11, tr. 118-119].

Trong công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng, năm 1990 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra 50 đơn vị, tiến hành xử lý kỷ luật 417 cán bộ, đảng viên từ khiển trách đến truy cứu trách nhiệm hình sự, thu hồi cho Nhà nước 20 tỷ đồng, chưa kể tài sản vật tư kỹ thuật [11, tr. 120].

Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trong 4 năm (1987 - 1990) Đảng bộ Hoàng Liên sơn đã cử 182 người được về Trung ương học chuyên môn, nghiệp vụ và cao cấp chính trị, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chun mơn, nghiệp vụ và học văn hóa hàng năm tại tỉnh đạt hàng nghìn người. Ngồi ra, trường phổ thông lao động tỉnh và trường phổ thông trung học vùng cao xét tuyển gần 500 học sinh để tạo nguồn cán bộ cho vùng cao, vùng biên giới.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng, quá trình chia tách tỉnh cũng để lại một vài khó khăn trong cơng tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Đội ngũ cán bộ, đảng viên thiếu về số lượng, chất lượng. Đặc biệt là thiếu cán bộ có trình độ chun mơn, có khả năng ứng dụng tốt khoa học cơng nghệ, có năng lực trong quản lý kinh tế và quản lý nhà nước. Cơ cấu và chất lượng đội ngũ đảng viên chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn.

Cơ cấu thành phần đảng viên của tỉnh Yên Bái đến tháng 12-1991 như sau, tồn tỉnh có 21.538 đảng viên trong đó đồn viên thanh niên chiếm 12%, bộ đội xuất ngũ 17%, nữ 18,6%, dân tộc ít người 30,1%, đảng viên là cán bộ nghỉ hưu 28%, đảng viên trong các tôn giáo 2,3%, đảng viên ở nông thơn chiếm 70%. Về trình độ, số đảng viên mù chữ ít, nhưng số đảng viên cấp tiểu học và trung học cơ sở chiếm 67%, cấp trung học phổ thơng chiếm 11%, trình độ trung học, đại học về chuyên môn chỉ có 20,2%, chủ yếu ở khu vực cơ quan nhà nước. Tuổi đời bình quân của đảng viên cao [75, tr. 2].

Về tổ chức cơ sở đảng vẫn theo mơ hình quản lý cũ (hợp tác xã, đội sản xuất, doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu), cách tổ chức hoạt động này đã hạn chế vai trò lãnh đạo của Đảng trong tiến hành theo cơ chế mới nhất là khó khăn trong lãnh đạo ở xí nghiệp và hợp tác xã, nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho Đảng bộ vì tồn tỉnh có tới 13,2% số cơ sở đảng yếu kém, số cán bộ đảng viên mắc khuyết điểm tiêu cực, tham nhũng làm giảm lòng tin của nhân dân còn nhiều [75, tr. 2].

Những khó khăn nêu trên đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Yên Bái phải tập trung giải quyết gốc rễ của nguyên nhân, mà trước hết phải kiện toàn lại hệ thống tổ chức cơ sở đảng trong xây dựng Đảng để ổn định bộ máy chính trị của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 28 - 32)