Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 48 - 65)

2.2. Quá trình củng cố và phát triển Đảng bộ Yên Bái

2.2.3. Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ tổ chức

Ngay từ khi tái lập tỉnh (1991) đến năm 2000, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chỉ thị tập trung vào xây dựng Đảng về tổ chức, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình chính trị của tỉnh. Cụ thể, ngày 20- 01-1992 Đảng bộ tỉnh ra Chỉ thị số 01-CT/TU về tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIII; ngày 24-9-1993 Đảng bộ tỉnh ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về việc thực hiện nhiệm vụ công tác cán bộ; ngày 2-3-1995 Đảng bộ tỉnh ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU về tổng kết cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng; ngày 17-7-

1996 Đảng bộ tỉnh ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15-5-1996 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và của Đảng bộ tỉnh, trong 5 năm (1991 - 1995), Đảng bộ Yên Bái đã tiến hành các biện pháp ổn định tổ chức:

Thứ nhất, hướng đổi mới của Đảng bộ tập trung vào nâng cao năng lực và

bản lĩnh chính trị trong Đảng với bốn nội dung: Phát huy sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; cán bộ đảng viên nói và làm theo nghị quyết; tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân thông qua đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ các cấp.

Thứ hai, chỉnh đốn các tổ chức cơ sở đảng yếu kém do những biểu hiện

mất đoàn kết trong nội bộ, cán bộ đảng viên có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng làm giảm lòng tin đối với nhân dân.

Để tạo đột phá trong thực hiện ổn định tổ chức, Đảng bộ đã tiến hành nâng cao chất lượng đảng viên, kiện toàn cấp uỷ và đổi mới một bước về công tác cán bộ. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Đảng bộ, phù hợp với cơ chế mới nhằm phát huy được vai trò Đảng lãnh đạo trong hệ thống chính trị, kiên quyết khắc phục tính bao biện làm thay hoặc bng lỏng lãnh đạo.

Về tổ chức cơ sở đảng, Tỉnh ủy đã chọn 6 cơ sở để thí điểm tiến hành

khảo sát và củng cố lại tổ chức đảng, đó là xã Báo đáp (huyện Trấn Yên), xã Bản Mù (xã vùng cao huyện Trạm Tấu), Đảng bộ Tồ án tỉnh, Cơng ty Chế biến lâm sản xuất khẩu, Công ty Mây tre đan xuất khẩu, Đảng bộ phường Đồng tâm (thị xã Yên Bái). Đối với các huyện thị và đảng uỷ trực thuộc cơng tác thí điểm củng cố tổ chức đảng được tiến hành ở 20 đảng bộ. Như vậy có tổng số 26 điểm được tiến hành thí điểm trong đó 14 đảng bộ ở cấp xã, 4 đảng bộ trong doanh nghiệp

nhà nước, 3 đảng bộ ở cơ quan hành chính sự nghiệp, 3 đảng bộ ở ngành công an, 1 đảng bộ ở phường và 1 đảng bộ ở cơ quan quân sự [73, tr. 3].

Quá trình thực hiện nâng cao chất lượng về mặt tổ chức ở các cơ sở đảng được thí điểm đã bước đầu mang lại những kết quả tích cực như năng lực người đứng đầu và chất lượng đảng viên được nâng lên đã cải thiện rõ rệt chất lượng và hiệu quả của các tổ chức đảng. Dưới đây là một số đơn vị tiêu biểu trong quá trình củng cố tổ chức đảng nằm trong 26 đảng bộ được thí điểm:

Đảng bộ xã Báo Đáp (huyện Trấn Yên), sau khi Tỉnh ủy phân loại được đánh giá là tổ chức đảng yếu kém. Quá trình củng cố, sắp xếp về tổ chức của Đảng bộ xã Báo Đáp được tiến hành ở tất cả 15 chi bộ như thay mới 10 Bí thư và 1 phó Bí thư. Cơng tác đánh giá chất lượng được tiến hành ở toàn bộ 149 đảng viên, kết quả có 48 đảng viên đạt tiên phong gương mẫu (chiếm 32%), số đảng viên có phẩm chất tốt nhưng năng lực hạn chế là 66 người, số đảng viên vi phạm kỷ luật là 35 người. Đảng bộ xã đã thi hành kỷ luật bằng hình thức xố tên 13 người, khai trừ 1 đảng viên, cách chức 1 đảng viên, cảnh cáo 7 đảng viên, khiển trách 13 đảng viên. Quá trình tiến hành sắp xếp về tổ chức và thi hành kỷ luật đối với đảng viên của Đảng bộ xã Báo Đáp được thực hiện nghiêm túc, công khai và đã giúp cho Đảng bộ xã được củng cố về tổ chức, chất lượng cán bộ đảng viên được nâng lên. Từ một tổ chức đảng yếu kém Đảng bộ xã Báo Đáp đã lấy lại được vai trị lãnh đạo của mình trong phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở [73, tr. 4].

Đảng bộ xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu), là xã vùng cao chỉ có 11 đảng viên trong đó 4 đảng viên không biết chữ, 4 đảng viên nghiện thuốc phiện, 40% dân số trong xã theo đạo thiên chúa, số dân khơng biết chữ chiếm 96%. Trước thực tế đó Tỉnh ủy đã chỉ đạo Đảng bộ huyện Trạm Tấu tiến hành đồng thời 3 giải pháp đó là đẩy mạnh phát triển đảng viên mới, nâng cao trình độ đảng viên và trình độ dân trí, có các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong công tác kết nạp đảng, Đảng bộ huyện đã lựa chọn và mở lớp đối tượng

đảng cho 11 người, kết nạp được 6 đảng viên mới. Đảng bộ huyện tiến hành mở lớp bồi dưỡng cán bộ, xóa mù chữ cho đảng viên và người dân. Trong phát triển kinh tế Đảng bộ đã huy động 44 vạn công lao động làm 5 km đường, 4,5 km mương thuỷ lợi, trồng 4.000 cây mận Tam hoa. Như vậy, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở Bản Mù được tiến hành bằng nhiều biện pháp với mục tiêu là xây dựng được tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, đội ngũ đảng viên có năng lực để làm tấm gương sáng cho đồng bào Mông ở bản noi theo [73, tr. 4].

Đảng bộ phường Đồng tâm (thành phố Yên Bái), là đơn vị có 396 đảng viên trong đó 92% là cán bộ về hưu. Nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ phường là sắp xếp, củng cố lại hệ thống Đảng bộ, chi bộ trực thuộc và cán bộ lãnh đạo trong các tổ chức đảng, mục tiêu là tăng cường sức chiến đấu, vai trò của một tổ chức đảng nằm ở trung tâm của thành phố. Trên tinh thần đó, Thị ủy và Ủy ban nhân dân đã tiến hành củng cố cán bộ chủ chốt bằng cách thay mới chủ tịch, 1 phó chủ tịch, trưởng Ban thư ký và 5 người làm việc trong các bộ phận khác. Về tổ chức đảng, thành lập 9 đảng bộ bộ phận và 6 chi bộ trực thuộc, lập Ban cán sự Đảng làm ban liên lạc. Sau khi được củng cố về tổ chức và các chức danh, Đảng bộ phường Đồng tâm đã nâng cao hiệu quả công tác qua các hoạt động của mình, liên tục nhiều năm là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh xứng đáng là tổ chức đảng đặt ở vị trí trung tâm của thị xã [73, tr. 4].

Từ kết quả thí điểm, Đảng bộ Yên Bái phân thành từng loại, rồi tiến hành sắp xếp, củng cố và hoàn thiện tổ chức đảng ở cấp cơ sở. Đối với tổ chức đảng cấp xã thì thành lập các chi bộ thơn, bản, cịn tổ chức đảng ở phường và thị trấn được lập theo tổ dân phố. Đến 1995, tồn tỉnh có 454 đảng bộ, chi bộ cơ sở với 23.744 đảng viên trong đó có 179 xã phường, thị trấn, có 1.543 chi bộ thôn, bản, tổ dân phố và đơn vị cơng tác [75, tr. 7].

Q trình sắp xếp lại tổ chức cơ sở đảng trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1995 của Đảng bộ Yên Bái đúng với chủ trương đổi mới của Trung ương Đảng và phù hợp điều kiện cụ thể của tỉnh. Việc bố trí tổ chức đảng

theo địa bàn thơn bản và bí thư chi bộ kiêm trưởng thơn là thích nghi, phù hợp với phong tục địa phương, Nghị quyết của Đảng và Đảng bộ được tuyên truyền hiệu quả trong cán bộ, đảng viên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng cơ sở.

Trong những năm 1996 - 2000, Đảng bộ tiếp tục thực hiện việc chỉnh đốn và củng cố các tổ chức cơ sở đảng, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, trong các doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tăng cường công tác quản lý điều hành của chính quyền và hoạt động của các đồn thể chính trị, tổ chức xã hội ở cơ sở. Đảng bộ đã tiến hành đánh giá tình hình cơ sở đảng, đưa ra giải pháp để tiến hành điều chỉnh đối với tổ chức đảng yếu kém, giải quyết những vấn đề nổi cộm như tiêu cực, tham nhũng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nội bộ mất đoàn kết. Những biện pháp đã được nghiêm túc thực hiện góp phần nâng cao chất lượng và gia tăng số lượng tổ chức cơ sở đảng.

Bảng 2.1. Kết quả đánh giá chất lƣợng tổ chức cơ sở đảng (1992 - 2000)

Năm

Tổng số cơ

sở đảng

Kết quả phân loại Đạt trong sạch vững mạnh Hoàn thành nhiệm vụ Yếu kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1992 367 165 44,96 153 41,69 49 13,35 1995 454 267 58,81 161 35,46 26 5,73 2000 514 396 77,04 112 21,79 6 1,17 (Nguồn: Văn phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Báo cáo công tác Đảng từ năm

1992 đến năm 2011)

Bảng số liệu kết quả chất lượng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1992 đến năm 2000 cho thấy, sự gia tăng về số lượng và chuyển biến chất lượng của tổ chức cơ sở đảng năm 2000 so với 1992. Năm 2000, số lượng tổ chức cơ sở đảng là 514

tăng 1,4 lần. Số lượng tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh là 396 (tăng 32,08%). Số lượng tổ chức cơ sở đảng ở mức hoàn thành nhiệm vụ là 112 (giảm 19,9%). Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng yếu kém giảm 12,18%.

Về đội ngũ đảng viên, để tạo sự chuyển biến về chất lượng của tổ chức

đảng, Đảng bộ Yên Bái thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên bằng những biện pháp: 1- Tiến hành công tác “sàng lọc” đảng viên, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thối hóa, biến chất; 2- Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới ở những địa phương có ít hoặc chưa có đảng viên; 3- Phân cơng nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng cá nhân tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Công tác phát triển đảng được thực hiện thông qua việc mở các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ đảng viên trong việc nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đối với vùng cao, do trình độ dân trí thấp nên việc phát triển đảng phải đồng thời nâng cao trình độ văn hóa, biện pháp này đã góp phần thiết thực giải quyết xố thơn bản khơng có đảng viên. Kết quả, công tác đảng viên từ năm 1992 đến năm 2000 cho thấy chủ trương của Đảng bộ tỉnh là phù hợp với thực tiễn các địa phương trong tỉnh.

Biểu đồ 2.1. Công tác phát triển đảng viên (1992 - 2000)

Đơn vị: người 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1992 1995 2000 Số lượng đảng viên Số đảng viên kết nạp mới

(Nguồn: Văn phịng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Báo cáo cơng tác Đảng từ năm

Trong 9 năm (1992 - 2000), toàn tỉnh đã kết nạp được 6.276 đảng viên. Kết quả so sánh đảng viên năm 2000 so với năm 1992 cho thấy trình độ các mặt của đảng viên không ngừng được tăng lên, số đảng viên tốt nghiệp trung học phổ thông tăng 1,28%; tốt nghiệp trung học cơ sở giảm 2,92%; tốt nghiệp tiểu học tăng 3,97%; đảng viên chưa biết chữ chiếm 0,04% giảm 2,33% so với năm 1992; số đảng viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên tăng 18,01%; số đảng viên có trình độ lý luận chính trị sơ cấp tăng 29,11%; trung cấp tăng 11,03%; cao cấp và cử nhân tăng 1,44%; còn lại 43,69% chưa được đào tạo (xem Phụ lục 6).

Chất lượng đảng viên của tỉnh năm 2000 so với năm 1992 như sau: Đảng viên đủ tư cách phát huy tốt năng lực tăng 19,8%; đảng viên đủ tư cách nhưng còn hạn chế một số mặt giảm 18,6%; đảng viên có vi phạm giảm 1,5%, trong đó đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng là 0,9% giảm 1,2% so với năm 1992 (xem Phụ lục 7).

Cơ cấu và chất lượng đội ngũ đảng viên trong tỉnh từng bước chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ lệ đảng viên có độ tuổi dưới 30 tăng, đảng viên là nữ và đảng viên là người dân tộc thiểu số đều tăng qua các năm. Cơ cấu đội ngũ đảng viên năm 2000 so với năm 1992 như sau đảng viên là nữ chiếm 21,9% tăng 9,13%, đảng viên là dân tộc thiểu số chiếm 35,4% tăng 2,98%, đảng viên trong các tôn giáo chiếm 2,6%, tăng 0,24% (xem Phụ lục 6).

Về đội ngũ cán bộ, cơng tác cán bộ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu

trong xây dựng Đảng. Việc đánh giá, lựa chọn, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ cán bộ sau khi tái lập tỉnh đã được Đảng bộ Yên Bái tiến hành nhanh chóng. Ngày 24-9-1993 Ban Chấp hành Đảng bộ Yên Bái ra Chỉ thị số 09-CT/TU thực hiện nhiệm vụ công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết 03-NQ/HNTW về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1991). Chỉ thị là bước chuyển biến quan trọng về nhận thức trong công tác xây dựng và quy hoạch cán

bộ. Chỉ thị nêu ra 5 nhiệm vụ kiện toàn cán bộ lãnh đạo và quản lý của các ban, ngành, các doanh nghiệp nhà nước:

Thứ nhất, tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ về phẩm chất đạo đức,

năng lực chuyên môn, năng lực quản lý.

Thứ hai, căn cứ vào kết quả phân loại, thực tiễn cơng việc địi hỏi để

lựa chọn cán bộ.

Thứ ba, đổi mới nội dung và phương thức quy hoạch cán bộ để phát

hiện, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo có đức có tài, đồng thời phải đảm bảo tính kế thừa. Chú trọng quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ.

Thứ tư, đa dạng hóa cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đương

chức và đội ngũ cán bộ dự bị. Thực hiện quy hoạch cán bộ theo yêu cầu từng ngành, từng địa phương.

Thứ năm, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý cán bộ

đồng thời nêu cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị [68, tr. 2-3]. Bên cạnh đó, Chỉ thị cịn nhấn mạnh đẩy mạnh khảo sát công tác xây dựng tổ chức đảng là việc quan trọng, phải thực hiện thường xuyên để đánh giá thực trạng các chi bộ nhằm kịp thời củng cố tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Riêng năm 1995 có 147 bí thư chi đảng bộ xã, có 163 chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường được bồi dưỡng công tác Đảng, lề lối làm việc và mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền [75, tr. 12].

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 26-10-1996 Tỉnh ủy Yên Bái ra Chỉ thị số 04-CT/TU về việc triển khai công tác cán bộ chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược cán bộ đến năm 2020. Chỉ thị đã xác định 6 nhiệm vụ mà công tác cán bộ phải thực hiện:

Một là, điều tra thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ kế cận về số lượng, cơ cấu, chất lượng, tình hình sử dụng phân cơng cơng tác cán bộ.

Hai là, từ kết quả điều tra tiến hành phân loại cán bộ về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác. Xác định rõ cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt thường xuyên hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ có phẩm chất tốt nhưng năng lực hạn chế, cán bộ năng lực và phẩm chất yếu, xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1991 - 2011) (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)