Định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp cảnh sát nhân dân VI (Trang 44 - 47)

1.4. Biểu hiện định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường

1.4.2. Định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp

Cảnh sát Nhân dân VI được biểu hiện qua quan hệ với đồng nghiệp

Đó là sự phản ánh chủ quan, có lựa chọn các giá trị nghề cảnh sát trong quan hệ với đồng chí, đồng đội.

Đồng nghiệp là đồng chí, là đồng đội, là người cùng chung lý tưởng, cùng sống, cùng học tập công tác, cùng đấu tranh chống tội phạm. Trong quan hệ với đồng nghiệp, người cảnh sát phải luôn thân ái, giúp đỡ. Thân ái giúp đỡ đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực làm tốt trách nhiệm của mình, đồng thời biết chia sẻ gánh vác khó khăn với đồng chí, đồng đội.

Giúp đỡ phải trên tình thân ái, động cơ phải vô tư trong sáng không vụ lợi, không vì những lợi ích nhỏ nhen của cá nhân mà làm tổn hại đến phẩm chất của đồng đội.

Thân ái giúp đỡ phải thể hiện trên mọi phương diện: trong học tập, rèn luyện, trong công tác, trong chiến đấu...

Trong quan hệ với đồng nghiệp cần chống các biểu hiện: bàng quang vô trách nhiệm, cục bộ địa phương, né tránh đùn đẩy trách nhiệm, ích kỷ, thành kiến,... với đồng chí đồng đội khi có sai lầm khuyết điểm. Đồng thời không bao che khuyết điểm cho đồng chí, đồng đội. Bên cạnh đó trong quan hệ với đồng nghiệp cần chống lợi dụng các phương tiện thủ đoạn nghiệp vụ để chia bè, kéo cánh.

Đối với học viên đang học tập rèn luyện tại trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI, định hướng giá trị trong quan hệ với đồng nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống.

- Có tinh thần đoàn kết tập thể, không lợi dụng các phương tiện thủ đoạn nghiệp vụ để chia rẽ đoàn kết trong tập thể.

- Tôn trọng đồng chí, đồng đội.

- Thương yêu đồng chí, đồng đội, không nói xấu làm tổn hại đến phẩm chất của đồng chí, đồng đội.

- Cùng nhau hợp tác để tạo ra môi trường học tập, rèn luyện tốt.

- Cùng nhau chia sẻ các khó khăn trong học tập, trong công tác và trong cuộc sống.

- Ngay thẳng trong quan hệ với đồng chí, đồng đội, biết bảo vệ sự thật, thật thà trong mọi lời nói,việc làm.

- Luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới. Đối với đồng chí, đồng đội luôn sẵn sàng cởi mở, sẵn sàng thay đổi, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp nếu thấy hợp lý.

- Tin tưởng vào đồng nghiệp của mình.

1.4.3. Định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI được biểu hiện trong quan hệ với bản thân

Đối với bản thân việc định hướng giá trị nghề được thể hiện qua các nội dung sau:

- Trước hết, người cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp được rèn luyện phẩm chất tôn trọng bản thân, biết giữ gìn nhân phẩm trong mọi điều kiện.

- Người cán bộ cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp được rèn luyện phẩm chất nghiêm khắc với bản thân, không dễ dãi với bản thân, không để bị mua chuộc.

- Đối với bản thân việc định hướng giá trị nghề còn được thể hiện qua việc tự giác rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của bản thân: phẩm chất đạo đức, phẩm chất kỷ luật, phẩm chất chuyên môn.

- Việc định hướng giá trị nghề đối với bản thân còn thể hiện ở chỗ học viên tích cực học tập, tu dưỡng để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, có phương pháp học tập khoa học để chiếm lĩnh những giá trị của nghề. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động trên lớp của học viên, bao gồm cả hoạt động bắt buộc và tự giác.

Các hành động bắt buộc gồm: Đọc trước bài, làm bài tập về nhà đầy đủ, chuẩn bị trước các đồ dùng, dụng cụ học tập; tập trung nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ; chăm chỉ luyện tập các động tác thực hành; tranh luận, nêu thắc mắc tham gia xây dựng bài.

Các hành động tự giác gồm: trao đổi với giáo viên, bạn bè, người thân những khó khăn trong học tập và cuộc sống; đọc thêm tài liệu, sách báo, internet... phục vụ học tập; tự nỗ lực tìm phương pháp học tập phù hợp; ngoài bạn bè, tự học hỏi thêm ở các thầy cô; trau dồi các phẩm chất đạo đức, lễ tiết, tác phong của người cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.

- Hoạt động công tác của người cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp rèn luyện cho họ có tính kiên trì, nhẫn nại và đảm bảo an toàn bí mật.

- Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề.

- Người cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp nào cũng được rèn luyện phẩm chất đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân.

- Bên cạnh đó, người cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp được rèn luyện phẩm chất luôn lạc quan trong công việc, học tập và trong cuộc sống, tin tưởng công việc mình đang làm và tin vào chính bản thân mình.

1.5. Các yếu tố tác động đến định hƣớng giá trị nghề cảnh sát của học viên trƣờng Trung cấp Cảnh Sát Nhân Dân VI

Đó là sự tìm kiếm, khẳng định giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai. Đó là những vấn đề như uy tín nghề nghiệp, vị trí của ngành nghề đó trong xã hội và lợi ích vật chất xã hội và tinh thần mà họ có được khi hành nghề, sở thích và năng lực cá nhân, nhu cầu của xã hội về ngành nghề đó trong cả hiện thực lẫn tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp cảnh sát nhân dân VI (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)