VI biểu hiện trong mối quan hệ với đồng nghiệp
3.1.5. So sánh sự lựa chọn về mức độ quan trọng các giá trị nghề
theo giới tính, theo năm học
Khi xem xét tương quan giữa các giá trị về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp và giới tính thì chúng tôi thấy được kết quả như sau:
Bảng 3.9. So sánh sự lựa chọn về mức độ quan trọng các giá trị nghề theo giới tính Giới tính Nam Nữ TB SD TB SD
Giá trị đối với người vi
phạm pháp luật 4.72 0.52 4.72 0.45
Giá trị nghề biểu hiện trong quan hệ với đồng nghiệp
4.48 0.68 4.52 0.63
Giá trị nghề biểu hiện
trong quan hệ với bản thân 4.49 0.66 4.62 0.56 Kết quả trên cho thấy không có sự khác biệt trong việc lựa chọn và đánh giá về giá trị nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trên cả 3 phương diện: giá trị đối với người vi phạm pháp luật, giá trị trong quan hệ đối với đồng nghiệp và giá trị đối với bản thân giữa học viên nam và học viên nữ. Các giá trị nghề nghiệp trong quan hệ với người vi phạm pháp luật, trong quan hệ với đồng nghiệp và trong quan hệ với bản thân đều được các em đánh giá ở mức rất quan trọng (điểm TB>4.2).
Bảng 3.10. So sánh sự lựa chọn về mức độ quan trọng các giá trị nghề theo năm học
Năm học
Năm 1 Năm 2
TB SD TB SD
Giá trị nghề biểu hiện trong quan hệ đối với người vi phạm pháp luật
4.73 0.46 4.71 0.56
Giá trị nghề biểu hiện trong
quan hệ với đồng nghiệp 4.49 0.69 4.48 0.66 Giá trị nghề biểu hiện trong
quan hệ với bản thân 4.50 0.63 4.50 0.67
Kết quả trên cho thấy không có sự khác biệt trong lựa chọn và đánh giá về giá trị nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trên 2 phương diện: giá trị trong quan hệ đối với đồng nghiệp và giá trị đối với bản thân giữa học viên năm 1 và học viên năm 2. Ở nhóm giá trị biểu hiện trong quan hệ với người vi phạm pháp luật với p= 0.021 < α=0.05 cho thấy có sự khác biệt nhận thức về các giá trị nghề nghiệp trong quan hệ với người vi phạm pháp luật ở các em học viên năm 1 và năm 2 của trường. So với các em học viên năm 2 thì các em học viên năm 1 đánh giá cao hơn nhóm giá trị đối với người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức về các giá trị nghề nghiệp trong quan hệ với người vi phạm pháp luật, trong quan hệ với đồng nghiệp và trong quan hệ với bản thân đều được các em đánh giá cao, ở mức rất quan trọng (điểm TB>4.2). Điều này cho thấy các em học viên của cả hai khóa đều có sự đánh giá rất cao các giá trị nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp mà các em đang theo học.
3.2. Yếu tố tác động đến định hƣớng giá trị nghề cảnh sát của học viên trƣờng trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI
3.2.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI
Định hướng giá trị nghề của cá nhân bị chi phối bởi các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Ở các em học viên cũng vậy, cũng chịu sự ảnh hưởng bởi 2 yếu tố này. Tuy nhiên, yếu tố nào chi phối nhiều hơn đến sự lựa chọn các giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI. Tìm hiểu điều này, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.11. Yếu tố tác động đến định hướng giá trị nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI
Nhóm Yếu tố ảnh hưởng TB SD Thứ
hạng
Yếu tố bên ngoài
Những lời dạy bảo nhắc nhở từ
gia đình 4.45 0.72 1
Chương trình đào tạo phù hợp 2.99 0.98 8 Tấm gương nhiệt tình, tận tụy,
hết lòng với học sinh của thầy cô 3.12 1.18 7
Nhà trường có nhiều hoạt động
Có chế độ đãi ngộ đặc biệt 2.82 0.89 10
Yếu tố bên trong
Nghề phù hợp với trình độ, kinh
nghiệm của bản thân 4.33 0.88 2
Nghề phù hợp với hứng thú, sở
thích cá nhân 3.76 0.96 3
Nghề phù hợp với lập trường tư
tưởng của bản thân 3.69 1.26 4
Vì yêu thích nghề cảnh sát thi
hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp 3.68 0.92 5 Để mọi người thừa nhận, tôn
trọng 3.56 0.90 6
Kết quả bảng 3.11 cho thấy tất cả các yếu tố được nêu ra đều có ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI. Nhưng mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là không như nhau. Đứng đầu yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đó là: “Những lời dạy bảo nhắc nhở từ gia đình”. Qua đây cho thấy, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục các giá trị đạo đức nhân cách của mỗi cá nhân. Học viên cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp yêu thích nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, đánh giá cao các giá trị của nghề đều có nguyên nhân từ sự dạy bảo của gia đình. Đúng như người ta đã nói gia đình là trường học đầu đời và cha mẹ là những người thầy đầu tiên của mỗi cá nhân.
Các yếu tố bên trong vẫn là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp bao gồm: “Nghề phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của bản thân”, “nghề phù hợp với hứng
thú sở thích của bản thân”, “nghề phù hợp với lập trường tư tưởng của bản thân”, “vì yêu thích nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp” và “để mọi người thừa nhận, tôn trọng”. Các yếu tố này được xếp ở vị trí cao (từ 2 đến 6). Đây là các yếu tố bên trong, yếu tố đặc trưng cơ bản tạo nên các giá trị của nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Những yếu tố này ngày càng trở nên có ý nghĩa trong tình hình xã hội hiện nay, nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp còn nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Như vậy, ở đây chính đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, sở thích, nguyện vọng… của cá nhân học viên quyết định đến sự lựa chọn các giá trị của nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp và theo đuổi nghề.
Một yếu tố khác có ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp: “tấm gương nhiệt tình, tận tụy, hết lòng với học sinh của các thầy cô”. Qua đây cũng khẳng định muốn giáo dục thế hệ trẻ trở thành người công dân chân chính trong tương lai trước hết thầy cô giáo phải là những tấm gương tốt. Sự gương mẫu của quý thầy cô là tăng thêm lòng kính trọng, tin cậy, tự giác ở người học và có tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm, niềm tin ở mỗi cá nhân. Còn lại là các yếu tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI. Nhưng các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng thấp hơn các yếu tố bên trong. Các yếu tố bên ngoài này gồm: “chương trình đào tạo phù hợp”, “Nhà trường có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, hấp dẫn” và “có chế độ đãi ngộ đặc biệt”. Như vậy ngoài các yếu tố bên trong có ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn các giá trị nghề thì yếu tố bên ngoài cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến điều này. Mặc dù vậy các yếu tố bên ngoài đóng vai trò thứ yếu. Có lẽ do học viên đã có sự nhận thức đúng đắn cũng như sự hiểu biết sâu
sắc, lập trường rõ ràng cộng với tình cảm thái độ niềm tin dành cho nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp mà họ đã lựa chọn.
Tóm lại, sự định hướng giá trị nói chung, định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI nói riêng có nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Qua 10 yếu tố được đưa ra ở trên chúng ta thấy đa số các yếu tố bên trong có ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng nhiều như thế nào chúng tôi dựa vào kết quả điểm trung bình của từng nhóm yếu tố được thể hiện sau đây:
Bảng 3.12. Kết quả điểm TB của 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Nhóm yếu tố TB SD
Yếu tố bên trong 4.54 0.66
Yếu tố bên ngoài 4.20 0.74
Với kết quả này chúng ta thấy cả 2 nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài đều có ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên. Nhóm yếu tố bên ngoài không có ảnh hưởng nhiều đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (điểm TB=4.20) so với các yếu tố bên trong. Nhóm yếu tố bên trong ảnh hưởng khá nhiều đến định hướng giá trị nghề cảu học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI (điểm TB=4.54). Chứng tỏ sự định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên yếu tố bên trong ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố bên ngoài. Qua đây cho thấy sự lựa chọn các giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI do chính bản thân học viên ý thức được sở thích, khả năng của chính bản thân và các giá trị của nghề mang lại. Yếu tố
bên ngoài có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng không nhiều đến việc định hướng giá trị nghề của học viên. Yếu tố quyết định vẫn là bản thân học viên.
3.2.2. So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp theo giới tính, theo trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp theo giới tính, theo năm học
Bảng 3.13. Kết quả so sánh mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư phápgiữa nam và nữ
Giới tính
Nam Nữ
TB SD TB SD
Yếu tố bên trong 3.70 1.02 3.79 1.05
Yếu tố bên ngoài 3.76 .79 4.07 .84
Kết quả bảng trên cho thấy cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đều không có sự khác biệt ý nghĩa mức độ ảnh hưởng giữa nam và nữ. Điều này có nghĩa là sự định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI có bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động ( bên trong cũng như bên ngoài). Nhưng mức độ tác động này theo như kết quả kiểm nghiệm thì tất cả các yếu tố này tác động đến nam học viên và nữ học viên là như nhau. Các yếu tố ảnh hưởng này không bị chi phối bởi giới tính. Cho dù đặc điểm tâm sinh lí, điều kiện, sự nhận thức, lối tư duy của nam khác nữ thì các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động lên họ có thể làm thay đổi định hướng giá trị, nhưng điều này không xảy ra đối với học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI.
Bảng 3.14. Kết quả so sánh mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố đến định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp theo năm học
Năm học
Năm 1 Năm 2
TB SD TB SD
Yếu tố bên trong 3.68 0.90 3.73 0.98
Yếu tố bên ngoài 3.79 0.80 3.79 0.81
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giữa học viên năm 1 với học viên năm 2 ở cả 2 nhóm yếu tố - bên trong và bên ngoài. Lẽ ra với trình độ khác nhau thì các yếu tố tác động đến định hướng giá trị nghề của học viên là không như nhau. Bởi học viên năm 2 có thời gian học tập tích lũy kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức “chín mùi” hơn thì lẽ ra phải nhận thức rõ hơn các yếu tố có ảnh hưởng hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến uy tín danh dự nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Từ đó, tỏ thái độ rõ ràng hoặc phê phán lên án hay ủng hộ với các vấn đề xã hội đang quan tâm. Qua vấn đề này chúng ta có thể rút ra một bài học: Giáo dục chưa thật sự thành công bởi đâu đó thế hệ trẻ từ học sinh phổ thông cho đến học viên trung cấp, đại học vẫn còn thái độ vô cảm đối với những điều không hay đang xảy ra trong xã hội. Mà thái độ vô cảm là kết quả không mong muốn của quá trình giáo dục. Như vậy với thực trạng này trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI cần có biện pháp giáo dục định hướng để học viên từ nhận thức đúng các giá trị nghề tỏ thái độ rõ ràng phù hợp với tình cảm yêu thích dành cho nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp mà mình đang theo học.
3.3. Một số biện pháp tâm lý - giáo dục định hƣớng giá trị nghề cảnh sát của học viên trƣờng trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI
3.3.1. Tăng cường và đổi mới việc giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Để nâng cao hiệu quả giáo dục định hướng giá trị nghề cảnh sát cho học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI phải tích cực đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục mà trước hết là phải phát huy được vai trò, tính tích cực độc lập, sáng tạo của các lực lượng tham gia quá trình giáo dục và đối tượng giáo dục. Phải đa dạng hoá các hình thức giáo dục, định hướng giá trị nghề cho học viên như lên lớp lý thuyết; tham quan bảo tàng; tham quan di tích lịch sử; tham quan công nghệ, kỹ thuật mới; tổ chức giao lưu, nói chuyện truyền thống ngành cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; tổ chức câu lạc bộ học tập theo chuyên ngành đào tạo; tổ chức diễn đàn thanh niên với nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp … Bên cạnh đó, việc giáo dục định hướng giá trị nghề cảnh sát cho học viên cũng cần thiết phải bằng nhiều cách thức biện pháp phối hợp cùng với gia đình, địa phương và địa bàn nơi đóng quân tạo sự liên thông, đồng thuận về mục tiêu, nội dung và phương pháp tác động.
3.3.2 . Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong quá trình giáo dục định hướng giá trị nghề cảnh sát cho học viên
Việc giáo dục định hướng giá trị nghề cảnh sát cho học viên không phải là việc làm của một cá nhân hay một tổ chức nào, mà nó là kết quả tổng hợp của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng. Việc giáo dục, định hướng giá trị nghề