CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI. Tiến trình nghiên cứu thực tiễn được thực hiện cụ thể như sau:
a, Bước 1: Thiết kế công cụ điều tra
- Mục đích: hình thành sơ bộ các nội dung của phiếu hỏi.
- Phương pháp: lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn.
- Cách thức tiến hành:
Đọc và tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa trên cơ sở lý luận về giá trị, định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xác định hệ thống các giá trị cốt lõi của nghề.
Tiến hành trò chuyện, phỏng vấn, lấy ý kiến các thầy cô giáo, các học viên đang theo học tại trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI về các vấn đề có liên quan đến nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (bản phụ lục 02 trang 104, phụ lục 03 trang 106).
Xin ý kiến trực tiếp các chuyên gia tâm lý về vấn đề định hướng giá trị nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Nội dung sơ bộ của phiếu hỏi được cấu trúc thành 4 phần:
Đánh giá chung của học viên về nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Biểu hiện định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI trong quan hệ với người vi phạm pháp luật.
Biểu hiện định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI trong quan hệ với đồng nghiệp.
Biểu hiện định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI trong quan hệ với bản thân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
b, Bước 2: Điều tra thử
- Mục đích: Đánh giá độ tin cậy của phiếu hỏi và hoàn thiện phiếu hỏi để điều tra chính thức.
- Phương pháp: phương pháp điều tra, phương pháp thống kê toán học. - Cách thức tiến hành: tiến hành điều tra thử 50 học viên đang theo học tại trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 13.0. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Alpha của Cronbach. Độ tin cậy của từng nội dung được coi là thấp nếu hệ số < 0,4. Độ tin cậy của cả phiếu hỏi được coi là thấp nếu hệ số < 0,6.
c, Bước 3: Điều tra chính thức
- Mục đích: tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI.
- Phương pháp: sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin cả về mặt định lượng và định tính đối với vấn đề nghiên cứu.
+ Đánh giá của học viên về giá trị nghề cảnh sát: câu 1
Câu 1: ý kiến đánh giá của học viên về nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Gồm 10 ý kiến cả tích cực lẫn tiêu cực, người được hỏi sẽ chọn 1 trong 5 mức độ để trả lời: Rất đúng (5 điểm), đúng (4 điểm), bình thường (3 điểm), chưa đúng (2 điểm), không đúng (1 điểm). Đối với các lựa chọn các ý kiến tiêu cực các điểm số được quy đổi ngược lại. Nhóm ý kiến tích cực gồm: 1,2,3,4,5; nhóm ý kiến tiêu cực gồm: 6,7,8,9,10.
Câu 5: Mức độ yên tâm đối với nghề.
+ Câu 2: đánh giá thực trạng định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI biểu hiện trong mối quan hệ với người vi phạm pháp luật với 5 mức: Rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (4 điểm), bình thường (3 điểm), ít quan trọng (2 điểm), không quan trọng (1 điểm).
+ Câu 3: đánh giá thực trạng định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI biểu hiện trong mối quan hệ với đồng nghiệp: Rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (4 điểm), bình thường (3 điểm), ít quan trọng (2 điểm), không quan trọng (1 điểm).
+ Câu 4+ câu 6: đánh giá thực trạng định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI biểu hiện trong mối quan hệ với bản thân: Rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (4 điểm), bình thường (3 điểm), ít quan trọng (2 điểm), không quan trọng (1 điểm).
+ Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI: câu 7.
+ Câu 8: là câu hỏi mở dùng để thu thập các giải pháp giáo dục định hướng giá trị nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số thông tin của khách thể có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: giới tính, năm học,…
d, Bước 4: phân tích, xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn. (xem bản câu hỏi điều tra, phụ lục 04 trang 108)
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp quan sát
- Mục đích quan sát: Quan sát có ghi chép lại định hướng giá trị nghề cảnh sát biểu hiện trong học tập, trong hoạt động nghiệp vụ, trong quan hệ với đồng nghiệp của hai lớp học bất kỳ.
- Nội dung quan sát: quan sát trực tiếp những biểu hiện về hành vi, ngôn ngữ, kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp, kỹ năng học tập. Quan sát bằng các giác quan, các phương tiện ghi âm, chụp ảnh.
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích điều tra bằng bảng hỏi: thu thập thông tin mang tính định lượng nhằm tìm hiểu về định hướng giá trị nghề cảnh sát của cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI.
- Cách thức tiến hành: dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nghiên cứu 300 học viên và hướng dẫn họ cụ thể khi trả lời phiếu.
Phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi và phần thông tin cá nhân. Các khách thể tham gia điều tra đều được trả lời độc lập, theo nhận định của cá nhân.
Bảng hỏi được thiết kế trên cơ sở câu hỏi đóng xen lẫn các câu hỏi mở nhằm mục đích kiểm tra và bổ sung lẫn nhau.
Quá trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện qua hai giai đoạn: thiết kế bảng hỏi, điều tra.
- Nội dung phiếu điều tra:
+ Khảo sát định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI thể hiện trong quan hệ với người vi phạm pháp luật, trong quan hệ với đồng nghiệp và trong quan hệ với bản thân.
+ Khảo sát các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI.
Dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nghiên cứu 350 học viên và xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS.
Các khách thể tham gia điều tra đều được trả lời độc lập, theo nhận định của cá nhân.
Thang đánh giá:
- Đối với các câu hỏi cho điểm (Câu1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 6, câu 7,) được quy ra điểm trung bình (ĐTB) và các điểm trung bình được đánh giá theo các mức sau:
ĐTB từ trên 4.5 đến 5: Mức độ rất cao
ĐTB từ trên 3.5 đến 4.5: Mức độ cao và khá cao ĐTB từ trên 2.5 đến 3.5: Mức độ trung bình ĐTB trong khoảng từ 1.5 – 2.5 : Mức độ thấp ĐTB dưới 1.5 : Mức độ rất thấp
- Đối với các câu 8 là câu hỏi mở dùng để thu thập thông tin về các biện pháp giáo dục định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích nghiên cứu: Dùng tham khảo, thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài.
Nội dung nghiên cứu: Những tài liệu mà tôi nghiên cứu có nội dung tập trung vào vấn đề đặc điểm định hướng giá trị nghề của học viên trường trung cấp cảnh sát nhân dân VI.
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề định hướng giá trị nghề cảnh sát, nghiên cứu những chuyên đề, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước, một số công trình đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, mạng internet,... Bên cạnh đó chúng tôi cũng nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành tập trung vào một số khái niệm tâm lý như giá trị, định hướng giá trị nghề để qua đó phân tích và làm rõ đặc điểm định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp cảnh sát nhân dân VI.
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Thu thập thông tin mang tính định tính nhằm làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu định lượng thu được qua điều tra thực tiễn. Bên cạnh đó, có thể khai thác sâu hơn một số vấn đề và khẳng định lại các kết quả thu được từ các phương pháp khác.
Cách thức tiến hành:
- Tạo không khí thân mật, thoải mái và cởi mở giữa nhà nghiên cứu với người được phỏng vấn.
- Khéo léo nêu ra các nội dung cần được phỏng vấn, đồng thời đặt ra các câu hỏi bám sát những vấn đề, nội dung cần tìm hiểu. Các câu hỏi luôn linh hoạt và phát triển theo diễn biến của cuộc trao đổi với khách thể.
- Ghi lại chi tiết các thông tin cần thiết trong quá trình phỏng vấn. (xem bản Phiếu phỏng vấn, phụ lục 01 trang 103 )
2.3.5. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học (SPSS) học (SPSS)
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích các kết quả khảo sát thực tiễn. Các số liệu sau khi điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 13.0 để phân tích, đánh giá về định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã khái quát toàn bộ tiến trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học bằng phần mềm SPSS 13.0. Việc kết hợp nhiều phương pháp nhằm đánh giá đúng thực trạng định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp cảnh sát Nhân dân VI biểu hiện trong mối quan hệ với người vi phạm pháp luật, trong mối quan hệ với đồng nghiệp và trong mối quan hệ với bản thân.
Các kết quả thu được có độ tin cậy và giá trị về mặt khoa học. Kết quả định lượng được khắc họa rõ hơn qua một số trường hợp phỏng vấn sâu. Điều này là cơ sở để tiến hành nghiên cứu một cách khách quan và đảm bảo tính khoa học của luận văn.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng định hƣớng giá trị nghề cảnh sát của học viên trƣờng trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI
3.1.1. Đánh giá của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI về nghề Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp về nghề Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Để tìm hiểu về định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI trước hết cần tìm hiểu sự đánh giá của các em học viên về nghề mà các em đang theo học. Sự đánh giá về nghề của học viên được biểu hiện trên ba khía cạnh: đánh giá về nghề, mức độ yên tâm đối với nghề của các em học viên.
3.1.1.1. Đánh giá của học viên về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Nghề công an nói chung và nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói riêng luôn được rất nhiều người trong xã hội đánh giá cao và coi trọng. Khác với các ngành nghề khác trong xã hội, sau khi thi đỗ vào các trường Công an nhân dân, được khoác lên mình bộ quân phục màu xanh là các em đã thuộc biên chế của Nhà nước. Vậy các em đánh giá như thế nào về nghề mà mình đang theo học? Để biết rõ học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI có sự nhận thức đúng đắn về nghề hay chưa người nghiên cứu đưa ra 10 ý kiến cả tích cực lẫn tiêu cực để các học viên đánh giá về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp mà các em đang theo học. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá của học viên về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Nhóm ý kiến Stt Các ý kiến đánh giá về nghề cảnh sát THAHS&HTTP Rất đúng và đúng TB Thứ hạng SL % Tích cực
1 nghề được xã hội đánh giá cao 232 77.3% 4.1900 5
2 nghề được Nhà nước quan
tâm nhiều 229 76.4% 4.1833 6
3 nghề đòi hỏi sự nghiêm túc,
tính tổ chức, tính kỷ luật 292 97.3% 4.7633 1
4 nghề có khối lượng thời gian
làm việc nhiều 219 73.0% 4.1933 4
5 nghề thanh cao trong sáng 226 75.3% 4.2067 3
Tiêu cực
6 nghề bạc bẽo 211 70.4% 4.2200 2
7 nghề chưa được Nhà nước
quan tâm nhiều 208 69.4% 4.1233 7
8 nghề đang có xu hướng
thương mại hóa 190 63.3% 3.9000 10
9 nghề bình thường như các
nghề khác 187 62.3% 3.9900 9
10 nghề lao động đơn điệu,
nhàm chán 194 64.6% 4.0600 8
hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp: “nghề đòi hỏi sự nghiêm túc, tính tổ chức, tính kỷ luật”, “nghề thanh cao trong sáng”, “nghề có khối lượng thời gian làm việc nhiều”, “nghề được xã hội đánh giá cao”, “nghề được Nhà nước quan tâm nhiều”, (tất cả các ý kiến này đều được xếp ở thứ hạng cao, điểm TB>4.0). Điều này chứng tỏ các em rất đề cao nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Ý kiến “nghề đòi hỏi sự nghiêm túc, tính tổ chức, tính kỷ luật” được các em đánh giá cao nhất (điểm TB = 4,7633). Quả thật, hoạt động nghề nghiệp của người Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với tính chất phức tạp, đòi hỏi luôn phải tuân thủ những nguyên tắc và pháp luật cũng như những quy định của ngành. Người cảnh sát nhân dân nói chung, người Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói riêng phải chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh nội vụ cảnh sát nhân dân và kỷ luật của ngành, của lực lượng, luôn rèn luyện cho mình một tác phong chính quy, nhanh nhạy có tính quân sự hoá, tư thế , lễ tiết, tác phong phải chững chạc, đàng hoàng, lịch sự. Xứng đáng là người đại diện cho pháp luật của Nhà nước, chuẩn mực của một công chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ hiện nay xu thế quốc tế hoá mọi mặt của đời sống xã hội đang ngày một gia tăng.
Các em học viên cũng đánh giá cao tính chất của nghề khi khẳng định rằng đây là “nghề có khối lượng cũng như thời gian làm việc nhiều”. Thật vậy, do đặc thù nghề nghiệp, môi trường làm việc của Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thường gắn liền với các trại giam, gắn liền với việc dẫn giải phạm nhân, đảm bảo an toàn cho các phiên tòa và thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nhằm thực hiện tốt luật tố tụng hình sự. Các trại giam thường là ở những nơi biệt lập cách xa các khu dân cư, các trại tạm giữ của