Bên cạnh các yếu tố chủ quan thì người học viên còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ chiến sĩ công an, sự tác động của yếu tố gia đình và xã hội.
- Trước hết, mỗi con người sinh ra trong một gia đình nhất định và luôn chịu ảnh hưởng, tiếp thu, kế thừa những giá trị truyền thống của các thế hệ trong gia đình. Bởi lẽ gia đình là một cộng đồng ổn định và xác định. Gia đình thực hiện các chức năng của hoạt động kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức các lĩnh vực khác trong hoạt động sống của con người: giáo dục từ tình cảm, đến kỹ năng, kỹ xảo, từ ứng xử đến đạo đức, từ lối sống, hình thành định hướng giá trị. Giáo dục gia đình có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc định hướng nghề nghiệp. Thông qua yếu tố gia đình, chúng ta có thể giải thích được hiện tượng “thừa kế” tài năng trong một số gia đình, qua nhiều thế hệ cùng theo một ngành nghề nào đó. Và rất nhiều người nhẩm tưởng rằng sự kế thừa đó như là hiện tượng di truyền. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, đây là một hiện tượng xã hội, một quá trình ảnh hưởng giáo dục có chủ định hoặc không chủ định. Trẻ em trong gia đình ngay từ nhỏ, bắt chước người lớn, đầu tiên là bắt chước bố mẹ, ông bà, anh chị lớn một cách tự nhiên về mọi mặt, từ hành vi, cử chỉ, cách nói năng… cho đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tế cho thấy gia đình là môi trường đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
- Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong quá trình định hướng giá trị nhân cách, nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Mọi sự tác động giáo dục từ nhà trường có tác dụng hình thành định hướng nhân cách cho người học. Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay cho thấy do yếu tố hướng nghiệp còn hạn chế nên
phần lớn các em khi thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mình theo học không rõ sẽ thích nghề mình theo học hay không, có dấn thân vì sự nghiệp hay không. Nhưng rồi trong quá trình theo học với nội dung học thiết thực, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học viên phong phú, hấp dẫn … và từ đó có thể các em cảm thấy hứng thú với ngành học.
- Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục học viên. Điều đó có nghĩa giáo viên không chỉ là người truyền đạt thông tin mà còn là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức và quá trình hình thành nhân cách của học viên. Người giáo viên giỏi về chuyên môn, có lòng yêu nghề, hết lòng vì học viên sẽ hình thành ở người học lòng yêu nghề và định hướng giá trị nghề đúng đắn. - Chương trình đào tạo của nhà trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới định hướng giá trị nghề của học viên. Chương trình đào tạo phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, phù hợp với học viên và điều kiện thực tế của công an các đơn vị, địa phương, được thiết kế có hệ thống. Từ đó giúp người học có mục tiêu và hứng thú đối với nghề.
- Nói tóm lại, giáo dục nhà trường phải góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên hiệu quả tiếp thu những giá trị đạo đức chung do nhà trường định hướng còn phụ thuộc vào sự chấp nhận của mỗi cá nhân và tác động của các yếu tố khác như gia đình và xã hội.
- Ngoài gia đình và nhà trường, thì yếu tố xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề định hướng nghề của học viên. Yếu tố môi trường xã hội ở đây ngoài môi trường gia đình và cộng đồng nơi ở của cá nhân, bạn bè, thầy cô… có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng nghề của học viên chúng ta phải kể đến các yếu tố khác như nhu cầu xã hội, thể chế chính trị xã hội,...
Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI. Các yếu tố trên có ảnh hưởng tác động khác nhau đến quá trình định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên. Chúng tạo thành một sự tác động tổng hợp đến mỗi học viên theo các hướng vừa thống nhất vừa trái ngược nhau, vừa tích cực vừa tiêu cực không phải chỉ theo một định hướng nhất định theo hướng giúp học viên vươn tới chuẩn giá trị nghề nghiệp cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp một cách tích cực, chủ động mà theo cả chiều hướng lệch lạc chuẩn giá trị nghề. Việc nghiên cứu phát huy tính tích cực của các nhóm nhân tố và hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình tác động vào nhận thức, định hướng giá trị nghề cho học viên là một việc làm thường xuyên để từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giúp học viên định hướng giá trị nghề nghiệp một cách đúng đắn.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã hệ thống và khái quát toàn bộ các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tài liệu chúng tôi đã đưa ra khái niệm định hướng giá trị nghề cảnh sát làm khái niệm công cụ. Theo đó, khái niệm định hướng giá trị nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp được hiểu là: sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị nghề cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của chủ thể trong quá trình hoạt động. Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới những giá trị nghề đó.
Định hướng giá trị nghề là thái độ lựa chọn của học viên đối với các giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Định hướng giá trị nghề không chỉ diễn ra trong quá trình lựa chọn, xác định nghề phù hợp với
năng lực, trí tuệ và thể lực của học viên, mà còn diễn ra trong quá trình học tập, rèn luyện, giáo dục đào tạo tại trường, để củng cố vững chắc nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã lựa chọn của họ. Định hướng rõ giá trị nghề chính là cơ sở động lực thúc đẩy nâng cao bản lĩnh chính trị vững vững cho họ trực tiếp định hướng, điều chỉnh hành vi, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống của học viên, đồng thời là động lực trực tiếp, thúc đẩy nâng cao trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động thực tiễn của họ.