3.1. Thực trạng định hƣớng giá trị nghề cảnh sát của học viên trƣờng trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI
3.1.1. Đánh giá của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI về nghề Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp về nghề Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Để tìm hiểu về định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI trước hết cần tìm hiểu sự đánh giá của các em học viên về nghề mà các em đang theo học. Sự đánh giá về nghề của học viên được biểu hiện trên ba khía cạnh: đánh giá về nghề, mức độ yên tâm đối với nghề của các em học viên.
3.1.1.1. Đánh giá của học viên về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Nghề công an nói chung và nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói riêng luôn được rất nhiều người trong xã hội đánh giá cao và coi trọng. Khác với các ngành nghề khác trong xã hội, sau khi thi đỗ vào các trường Công an nhân dân, được khoác lên mình bộ quân phục màu xanh là các em đã thuộc biên chế của Nhà nước. Vậy các em đánh giá như thế nào về nghề mà mình đang theo học? Để biết rõ học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI có sự nhận thức đúng đắn về nghề hay chưa người nghiên cứu đưa ra 10 ý kiến cả tích cực lẫn tiêu cực để các học viên đánh giá về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp mà các em đang theo học. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá của học viên về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Nhóm ý kiến Stt Các ý kiến đánh giá về nghề cảnh sát THAHS&HTTP Rất đúng và đúng TB Thứ hạng SL % Tích cực
1 nghề được xã hội đánh giá cao 232 77.3% 4.1900 5
2 nghề được Nhà nước quan
tâm nhiều 229 76.4% 4.1833 6
3 nghề đòi hỏi sự nghiêm túc,
tính tổ chức, tính kỷ luật 292 97.3% 4.7633 1
4 nghề có khối lượng thời gian
làm việc nhiều 219 73.0% 4.1933 4
5 nghề thanh cao trong sáng 226 75.3% 4.2067 3
Tiêu cực
6 nghề bạc bẽo 211 70.4% 4.2200 2
7 nghề chưa được Nhà nước
quan tâm nhiều 208 69.4% 4.1233 7
8 nghề đang có xu hướng
thương mại hóa 190 63.3% 3.9000 10
9 nghề bình thường như các
nghề khác 187 62.3% 3.9900 9
10 nghề lao động đơn điệu,
nhàm chán 194 64.6% 4.0600 8
hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp: “nghề đòi hỏi sự nghiêm túc, tính tổ chức, tính kỷ luật”, “nghề thanh cao trong sáng”, “nghề có khối lượng thời gian làm việc nhiều”, “nghề được xã hội đánh giá cao”, “nghề được Nhà nước quan tâm nhiều”, (tất cả các ý kiến này đều được xếp ở thứ hạng cao, điểm TB>4.0). Điều này chứng tỏ các em rất đề cao nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Ý kiến “nghề đòi hỏi sự nghiêm túc, tính tổ chức, tính kỷ luật” được các em đánh giá cao nhất (điểm TB = 4,7633). Quả thật, hoạt động nghề nghiệp của người Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với tính chất phức tạp, đòi hỏi luôn phải tuân thủ những nguyên tắc và pháp luật cũng như những quy định của ngành. Người cảnh sát nhân dân nói chung, người Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói riêng phải chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh nội vụ cảnh sát nhân dân và kỷ luật của ngành, của lực lượng, luôn rèn luyện cho mình một tác phong chính quy, nhanh nhạy có tính quân sự hoá, tư thế , lễ tiết, tác phong phải chững chạc, đàng hoàng, lịch sự. Xứng đáng là người đại diện cho pháp luật của Nhà nước, chuẩn mực của một công chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ hiện nay xu thế quốc tế hoá mọi mặt của đời sống xã hội đang ngày một gia tăng.
Các em học viên cũng đánh giá cao tính chất của nghề khi khẳng định rằng đây là “nghề có khối lượng cũng như thời gian làm việc nhiều”. Thật vậy, do đặc thù nghề nghiệp, môi trường làm việc của Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thường gắn liền với các trại giam, gắn liền với việc dẫn giải phạm nhân, đảm bảo an toàn cho các phiên tòa và thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nhằm thực hiện tốt luật tố tụng hình sự. Các trại giam thường là ở những nơi biệt lập cách xa các khu dân cư, các trại tạm giữ của công an tỉnh thành phố thường nằm ở các vùng ven, ngoại thành, ngoại thị, biệt lập với các khu dân cư. Người cán bộ quản giáo thường xuyên tiếp xúc
với phạm nhân, nắm bắt tâm lý của họ, kịp thời giúp đỡ họ, giúp họ học tập, cải tạo tốt trở thành người có ích cho xã hội. Đây là công việc không phải một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Bên cạnh đó, các em cũng có sự nhìn nhận tích cực và đánh giá cao về nghề khi khẳng định đây là “nghề thanh cao, trong sáng”, “nghề được Nhà nước quan tâm nhiều”. Mặc dù hiện nay chúng ta vẫn đang phải đối mặt với mặt trái của nền kinh tế thị trường, cái xấu đã và đang tác động đến nhận thức, lối sống, làm cho nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội bị đảo lộn, xuống cấp; một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sỹ thiếu tu dưỡng rèn luyện đã sa sút phẩm chất đạo đức, thoái hoá biến chất, vi phạm kỷ luật, tham ô, nhận hối lộ, nhũng nhiễu, cửa quyền hách dịch với dân; tư thế, tác phong thiếu nghiêm túc đã ít nhiều làm xấu hình ảnh người chiến sỹ Công an nhân dân trong mắt quần chúng. Những đánh giá tích cực của các em học viên về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp cho thấy các em vẫn rất trân quý và đánh giá cao tính chất thanh cao, trong sáng của nghề.
Tuy nhiên, bên cạnh các ý kiến tích cực thì cũng có phần đông học viên không mấy lạc quan về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Các em cho rằng đây là “nghề bạc bẽo”, “nghề chưa được Nhà nước quan tâm nhiều” hay “nghề lao động đơn điệu, nhàm chán”. Các em cho rằng: “xã hội không đánh giá cao nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, họ cho rằng coi tù thì có gì hay ho đâu”, hay đây là nghề bạc bẽo vì không có thời gian cho gia đình: “bố em đang công tác tại trại giam X, xa nhà mấy trăm kilomet, một năm về nhà được mấy lần, nhà có việc quan trọng chẳng bao giờ có mặt bố ở nhà cả”, hay đây là nghề lao động đơn điệu, nhàm chán vì: “các trại giam thường ở vùng sâu, vùng xa, giao thông không thuận tiện, ít được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chán lắm”… Điều này cho thấy các em đã
phần nào hiểu được công việc mà các em đang theo đuổi. Tuy nhiên, các em chưa thực sự hiểu hết được tính chất của nghề, đánh giá có phần phiến diện. Vì vậy, nhà trường nên có các biện pháp giáo dục thích hợp để các em hiểu và yêu ngành hơn. Như vậy, các em mới có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp cao đẹp mà mình đang theo đuổi.
So sánh giá trị trung bình giữa 2 nhóm ý kiến tích cực và tiêu cực, so sánh theo giới tính và theo năm học
Bảng 3.2. Kết quả điểm trung bình giữa 2 nhóm ý kiến tích cực và tiêu cực tính trên toàn mẫu
TB (trung bình) SD (độ lệch chuẩn)
đánh giá tích cực 4.48 0.65
đánh giá tiêu cực 4.16 0.77
Dựa trên kết quả điểm TB giữa 2 nhóm ý kiến cho thấy, đa số học viên tán thành với nhóm ý kiến đánh giá tích cực về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Kết quả thu được thể hiện nhận thức đúng đắn, tích cực của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI về vai trò, ý nghĩa cũng như những đóng góp, hy sinh thầm lặng của người Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đối với xã hội. Tuy nhiên nhìn vào kết quả, mặc dù nhóm ý kiến tiêu cực có sự tán đồng thấp hơn nhóm ý kiến tích cực nhưng với điểm TB >4 có nghĩa là không ít trong số các em còn nhìn nhận chưa mấy lạc quan và tin tưởng vào các giá trị mà nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đem đến cho xã hội.
Bảng 3.3. Kết quả điểm trung bình giữa 2 nhóm ý kiến tích cực và tiêu cực theo giới tính Giới tính Nam Nữ P (phương sai) TB SD TB SD Đánh giá tích cực 4.48 0.66 4.59 0.57 0.826 Đánh giá tiêu cực 4.15 0.80 4.31 0.54 0.031
Ở nhóm ý kiến tích cực: với mức ý nghĩa α = 0.05, ứng với giá trị p = 0.826 > α. Điều này cho thấy không có sự khác biệt giữa ý kiến đánh giá của nam và nữ về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Cả nam và nữ đều đồng tình với những nhận xét tích cực mà xã hội đánh giá về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp .
Ở nhóm ý kiến tiêu cực: cũng với mức ý nghĩa α = 0.05, ứng với giá trị p=0.031< α cho thấy có sự khác biệt giữa ý kiến đánh giá của nam và nữ về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp . Ở nữ học viên, điểm TB = 4.31, ở nam giới điểm TB= 4.15. Theo đó, ở nam giới phản đối mạnh hơn so với nữ giới về những đánh giá tiêu cực đối với nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Như vậy, khi đánh giá về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nam giới có xu hướng lạc quan hơn nữ giới.
Bảng 3.4. Kết quả điểm TB giữa 2 nhóm ý kiến tích cực và tiêu cực theo năm học Năm học p Năm 1 Năm 2 TB SD TB SD Đánh giá tích cực 4.57 0.56 4.41 0.72 0.054 Đánh giá tiêu cực 4.29 0.72 4.04 0.82 0.018
Kết quả bảng trên cho thấy, không có sự khác biệt ý nghĩa đối với nhóm ý kiến đánh giá tích cực về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp giữa học viên năm thứ nhất và học viên năm thứ hai của trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI. Cả học viên năm thứ nhất và học viên năm thứ hai đều thừa nhận các ý kiến đánh giá tích cực về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp mà họ đang theo học. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt ý kiến giữa học viên năm thứ nhất và học viên năm thứ hai về các ý kiến đánh giá tiêu cực. ở học viên năm thứ nhất điểm TB = 4.29, ở học viên năm thứ hai điểm TB = 4.04. Theo đó, học viên năm thứ hai có xu hướng phản đối mạnh hơn so với học viên năm thứ nhất đối với các nhóm ý kiến tiêu cực. Như vậy, học viên năm thứ hai lạc quan hơn so với học viên năm thứ nhất khi đánh giá về nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp .
3.1.1.2. Mức độ yên tâm của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI đối với nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Để đánh giá thái độ của học viên cần tìm hiểu thêm mức độ yên tâm của học viên đối với nghề. Mức độ yên tâm của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI đối với nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp được thể hiện cụ thể ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Mức độ yên tâm đối với nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy có 88.7% các em học viên khẳng định vẫn muốn chọn lại nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp mà không chọn nghề khác nếu có điều kiện. Lý do các em đưa ra đa phần là vì yêu mến ngành nghề, vì nghề này phù hợp với sở thích bản thân, vì mong muốn cống hiến và phục vụ hay đây là ước mơ từ nhỏ… Các em luôn thể hiện một thái độ sẵn sàng để dấn thân vào con đường đã chọn. Đây thực sự là một điều đáng quý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục của nhà trường.
Có 6.3% học viên được hỏi tỏ thái độ phân vân và 5% khẳng định nếu được lựa chọn lại một lần nữa các em sẽ chọn lại nghề khác. Điều đặc biệt, khi được hỏi sẽ lựa chọn lại nghề gì đa phần các em học viên này trả lời sẽ chọn vào ngành cảnh sát cơ động. Lý do mà các em đưa ra khi được hỏi tại
6.3% 5% 88.7% Không chọn lại Phân vân Chọn lại nghề khác
sao không chọn ngay từ lúc đầu thì đa phần các em đều trả lời là do chưa hiểu nhiệm vụ đào tạo của các trường trung cấp công an: “em cứ nghĩ đã là trường công an thì trường nào cũng có chuyên ngành cảnh sát cơ động”, “vào học ở đây rồi em mới biết trường đào tạo về lĩnh vực Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ”, “lúc đăng ký xét tuyển nguyện vọng em cứ nghĩ đây là trường mới thành lập, lấy điểm chuẩn thấp hơn các trường trung cấp công an khác nên đăng ký”, … Nhìn chung, lý do mà các em đưa ra không phải do không thích học tập, rèn luyện, công tác trong lực lượng công an nhân dân mà là do không thích chuyên ngành đang được đào tạo. Thực chất là các em vẫn muốn học tập, rèn luyện và công tác trong lực lượng công an nhân dân. Thấy được điều này, nhà trường cần có những biện pháp giáo dục thích hợp, bằng các hoạt động thực tiễn lôi cuốn, ý nghĩa giúp các em hiểu hơn và yêu hơn nghề Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
3.1.2.Thực trạng định hướng giá trị nghề cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI sự và hỗ trợ tư pháp của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI biểu hiện trong mối quan hệ với người vi phạm pháp luật
Bảng 3.5. Sự lựa chọn của học viên về các giá trị nghề cảnh sát biểu hiện trong mối quan hệ với người vi phạm pháp luật
Giá trị nghề biểu hiện trong mối quan hệ với ngƣời vi phạm pháp luật
Rất QT và
QT TB Thứ
hạng
SL %
thông cảm với những người lầm lỗi 269 89.7 4.42 4 luôn luôn tôn trọng nhân quyền, tức là
quyền làm người của mỗi con người, kể cả với người vi phạm pháp luật
264 88.0 4.37 5
trợ tư pháp được rèn luyện tính nhân văn, nhân đạo và tính sư phạm
căm thù những việc làm xấu của những
người phạm tội 142 47.3 3.57 8
xử phạt nghiêm, thích đáng những người
vi phạm pháp luật 253 84.4 4.34 6
đưa những người có hành vi vi phạm pháp
luật vào cơ sở giáo dưỡng, các trại giam 217 72.3 4.06 7 đối với người vi phạm pháp luật, người
cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có lòng khoan dung
285 95.0 4.75 2
chân thành giúp đỡ những người lầm lỗi,
giúp họ hoàn lương 284 94.7 4.72 3
Bảng kết quả 3.5 cho ta thấy tất cả 8 giá trị đều được các em học viên cho là quan trọng (vì điểm TB>3.4). Có 3 giá trị được xếp ở thứ hạng cao là: