Kết quả NC&TK và vấn đề sở hữu điều kiện quan trọng để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 27 - 29)

10. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái niệm doanh nghiệp spin-off

1.2.2. Kết quả NC&TK và vấn đề sở hữu điều kiện quan trọng để

để thành lập và hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp spin-off

1.2.2.1. Kết quả NC&TK

Kết quả NC&TK là thành quả do hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nói rộng hơn đó là sản phẩm của hoạt động đổi mới. Đây là những kết quả NC&TK được thực hiện bằng ngân sách nhà nước.

Kết quả NC&TK sau nghiệm thu là kết quả NC&TK đã được Hội đồng khoa học tiến hành đánh giá và kết luận nghiệm thu.

1.2.2.2. Sở hữu trí tuệ kết quả NC&TK

Trong nền kinh tế định hướng đổi mới, việc đổi mới công nghệ để cạnh tranh và tăng lợi nhuận ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi một hệ thống bảo hộ SHTT hữu hiệu và chặt chẽ để ngăn chặn sự cạnh tranh hỗn loạn, không trung thực, đồng thời kích thích năng lực công nghệ nội sinh.

“Sở hữu trí tuệ” nhắm đến việc xác lập quyền sở hữu đối với các kết quả mới của hoạt động trí tuệ, có thể gọi chung là các “ý tưởng mới”, tuy có tính vô hình, nhưng lại có khả năng tạo ra giá trị gia tăng (value added) khi được lồng vào trong một sản phẩm hữu hình, hoặc thể hiện ra trong một tác phẩm (Viết, đồ họa, âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh …) khả cảm, hoặc bộc lộ ra trong một tương tác vật lý (như một thao tác công nghiệp hay một quy trình dịch vụ). Về mặt pháp lý, tuỳ thuộc chủ sở hữu kinh phí thực hiện các kết quả đó mà tập thể, cá nhân sáng tạo ra kết quả đó hoặc vừa là chủ sở hữu kết quả hoặc chỉ được xem là chủ bản quyền tác giả. Để có thể xác định được nội dung hoặc phạm vi sở hữu của loại tài sản này, các ý tưởng mới đó cần mô tả được ra hoặc thể hiện được ra bằng các thông tin cụ thể phù hợp với các hình thức luật định.

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản“. “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản” “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao

quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”. Đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được xác lập quyền tài sản dưới dạng các đối tượng sở hữu trí tuệ, do bản chất có tính thông tin, khái niệm “quyền chiếm hữu” dường như mất đi ý nghĩa truyền thống của nó. Không giống như các tài sản hữu hình, chủ sở hữu không thể thực sự ngăn cấm người khác nắm giữ các thông tin thuộc quyền sở hữu của mình. Bù lại, ở khía cạnh “quyền sử dụng”, pháp luật sở hữu trí tuệ đã phát triển chi tiết quyền ngăn cấm người khác trong việc sử dụng các thông tin đó, cụ thể như: cho phép hoặc không cho phép việc công bố, sao chép, phổ biến các tác phẩm; cho phép hoặc không cho phép việc áp dụng, kinh doanh, nhập khẩu … các sản phẩm được bảo hộ theo sáng chế; cho phép hoặc không cho phép việc tiết lộ, sử dụng các bí mật kinh doanh; cho phép hoặc không cho phép việc sản xuất, chế biến, nhân giống, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng được bảo hộ … Tùy đặc điểm của từng đối tượng sở hữu trí tuệ, theo nguyên tắc cân bằng giữa một bên là lợi ích của chủ sở hữu kết quả sáng tạo và một bên là lợi ích chung của xã hội, phạm vi ngăn cấm có thể được mở rộng hoặc thu hẹp và theo đó, quyền sử dụng của chủ sở hữu có thể mang tính độc quyền tuyệt đối (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…), độc quyền tương đối (quyền tác giả đối với tác phẩm, bí mật kinh doanh …) hoặc đôi khi không mang tính độc quyền (chỉ dẫn địa lý). Việc chủ sở hữu một đối tượng sở hữu trí tuệ cho phép một người khác được quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ của mình được gọi là hoạt động cấp ”li- xăng”.

Sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề nhạy cảm trong quá trình nghiên cứu nhằm thúc đẩy liên kết khoa học - sản xuất. Một trong những hạn chế không kém phần quan trọng làm mất đi động lực ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất là do lợi ích chung chưa chuyển hoá thành lợi ích riêng, cụ thể, trực tiếp. Vì vậy, nhà khoa học không có động lực mạnh mẽ để xã hội hoá công trình và tri thức khoa học của mình. Điển hình như các phản ứng xoay quanh vấn đề bản quyền của nhà khoa học. Vì bản quyền của nhà khoa học không được tôn trọng và bảo vệ nên một số nhà khoa học, sau khi nghiên cứu ra các công nghệ mới, đã không vội công bố rộng rãi mà

giữ lại để trực tiếp tự mình mang rao bán. Đương nhiên, nếu công trình được công bố thì phạm vi ứng dụng vào sản xuất sẽ lớn gấp rất nhiều lần so với việc một vài nhà khoa học vừa muốn ứng dụng sản phẩm nghiên cứu của mình vào thực tế, vừa lo giữ “bí quyết gia truyền”. Do vậy, việc áp dụng kết quả nghiên cứu thành công vào sản xuất kinh doanh ngay bên trong viện NC&TK được coi là một biện pháp khả dĩ, khắc phục các hạn chế gặp phải khi chuyển giao kết quả nghiên cứu ra ngoài.

1.3. Thương mại hoá kết quả NC&TK

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)