2.2.1 .Quá trình hình thành
3.1. Lựa chọn ưu tiê n các lĩnh vực khuyến khích thành lập
Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp KH&CN phụ thuộc chủ yếu vào việc áp dụng kỹ năng hoặc tri thức KH&CN, áp dụng đó là một áp dụng mới đầu tiên của công nghệ tiên tiến hoặc sử dụng công nghệ không phải là tiên tiến nhưng theo cách đổi mới để đưa ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ hoàn toàn mới. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá tri thức và công nghệ nhằm đưa ra hệ thống khuyến khích thích hợp cho cả khoa học và công nghiệp để thúc đẩy việc thực hiện đổi mới, cần phát triển sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mới từ kết quả đề tài nghiên cứu đã thành công nhưng chưa có điều kiện triển khai, hoặc đang nghiên cứu mang tính khả thi cao mà doanh nghiệp bên ngoài không có được. Nhà nước tập trung xác định, xây dựng và đặt hàng triển khai thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia thông qua Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển công nghệ cao quốc gia; xây dựng cơ chế thúc đẩy hình thành tổ chức khoa học và công nghệ theo nhiệm vụ trên cơ sở liên kết các tổ chức khoa học và công nghệ để tập hợp một cách linh hoạt những cán bộ giỏi về nghiên cứu, triển khai và quản lý nhằm tập trung lực lượng để giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho việc hình thành các sản phẩm trọng điểm quốc gia trong giai đoạn tới. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp và tự chủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế tài chính của hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng thay cơ chế tài chính hành chính hiện nay bằng cơ chế tài chính sự nghiệp để tạo động lực cho các tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tăng cường
chức năng nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học. Nghiên cứu thành lập hệ thống đổi mới khoa học và công nghệ quốc gia để tạo sự gắn kết và liên thông giữa nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và kinh doanh, giữa hoạt động khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhằm tăng cường đầu tư, tập trung quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong đầu tư phát triển các ngành khoa học, các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có tính liên vùng, liên lĩnh vực, có ảnh hưởng đột phá đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cụ thể là, Nhà nước lựa chọn một số tổ chức NC&TK thuộc các hướng ưu tiên, đầu tư tới ngưỡng để thực hiện các hướng ưu tiên đó, làm cơ sở cho hoạch định đúng nhiệm vụ KH&CN. Một khi đúng việc, đúng người thực hiện, đúng chất lượng sẽ tạo đà cho cơ chế thương mại hoá kết quả KH&CN. Các lĩnh vực ưu tiên gồm: Sản phẩm CNC/mới; sản phẩm mới được sản xuất trên cơ sở những thành tựu của các chương trình KH&CN cấp nhà nước, bộ/tỉnh; sản phẩm mới với quyền sở hữu trí tuệ của chính nó; sản phẩm mới hướng vào xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử và viễn thông; tự động hoá, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ laze là những môi trường hoạt động là rất tốt cho việc trao đổi tri thức.
Riêng với ngành dược, do đặc thù của hệ thống ngành dược Việt Nam rất khác với đặc điểm đặc trưng của các ngành dược ở các quốc gia phát triển với nền tảng tri thức phong phú, kết hợp giữa tri thức công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn với các tri thức kinh nghiệm truyền thống và khá đơn giản về dược học dân tộc. Vì vậy, ngoài chiến lược sản xuất các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có kỹ thuật công nghệ cao, các công nghệ bào chế thuốc tiên tiến thì phải chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển để sản xuất thuốc cổ truyền từ cây thuốc giống để tận dụng được ưu thế về y học cổ truyền từ lâu đời. Mặt khác, để tránh lệ thuộc thuốc nước ngoài thì một trong những biện pháp quan trọng là phát huy thế mạnh của nền y học cổ truyền Việt Nam, kết hợp với tri thức công nghệ mới để có
thể tạo ra được một công nghệ sản xuất thuốc trị bệnh có nguồn gốc thảo dược. Riêng tri thức công nghệ về văcxin của Việt Nam được đánh giá vào loại tốt trong khu vực, ngoài việc văcxin của ta được WTO công nhận về chất lượng và chủng loại, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu và phát triển tiếp tục các loại văcxin mới để có thể hạn chế nhập khẩu và có thể xuất khẩu.