Các loại hình (doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 38 - 39)

1.3.1 .Thương mại hoá kết quả NC&TK và điều kiện thực hiện

2.1. Tổng quan về thực trạng phát triển doanh nghiệp spin-off trong một

2.1.2. Các loại hình (doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo lĩnh

lĩnh vực hoạt động, theo chức năng, theo chuỗi đổi mới v.v…)

Trong các loại hình doanh nghiệp KH&CN được hình thành từ viện và trường thì loại hình doanh nghiệp được thành lập từ một nhóm các nhà khoa học của viện hay từ một bộ phận của viện và trường là phổ biến so với loại hình doanh nghiệp được hình thành từ nỗ lực của một cá nhân nhà khoa học có tinh thần kinh thương. Sở dĩ như vậy là do các điều kiện cần thiết cho việc hình thành doanh nghiệp dựa trên một bộ phận của viện thuận lợi hơn nhiều so với doanh nghiệp hình thành từ một cá nhân nhà khoa học có tinh thần kinh thương, về cơ sở vật chất ban đầu, nguồn nhân

lực, mối quan hệ công tác, phương thức hợp tác đã được xây dựng khi còn ở trong viện.

Các loại hình doanh nghiệp KH&CN do cá nhân, một nhóm các nhà khoa học và công nghệ có tinh thần kinh thương hoặc một số tổ chức NC&TK khởi xướng và thành lập ở trong Khu công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay mới ở giai đoạn ban đầu.

Qua thực tế khảo sát, các doanh nghiệp KH&CN hình thành ở Việt Nam có hai loại hình chủ yếu: (1) Doanh nghiệp hình thành từ một bộ phận (phòng, ban) hay từ một nhóm cán bộ nghiên cứu của viện hoặc trường. Ví dụ như Công ty Phát triển phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ (APP) được thành lập từ một phòng nghiên cứu về dầu bôi trơn và người sáng lập ra công ty đã từng là viện trưởng Viện Hoá Công nghiệp; Doanh nghiệp KH&CN IMI hình thành từ Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy và Dụng cụ công nghiệp (gọi tắt là Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp); Công ty Netnam được thành lập từ một nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ thông tin theo Quyết định 68; Công ty sản xuất công nghệ phần mềm được thành lập bởi một cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ thông tin. (2) Doanh nghiệp thành lập từ việc chuyển đổi toàn bộ viện NC&TK công nghệ công nghiệp.Ví dụ: Viện thiết kế công nghiệp hóa chất chuyển thành Công ty tư vấn và thiết kế hóa chất (CECO).

Kết quả đạt được lớn nhất của các doanh nghiệp KH&CN là bước đầu đã thể hiện được sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo và sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)