2.2.1 .Quá trình hình thành
3.2. Các giải pháp đảm bảo thành lập doanh nghiệp spin-off nhằm thúc
3.2.1. Nâng cao năng lực NC&TK và chất lượng sản phẩm NC&TK
NC&TK của các tổ chức NC&TK theo hướng đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động đáp ứng mục tiêu của chính sách đổi mới
Như ta đã biết, doanh nghiệp spin-off là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở áp dụng/khai thác kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức nghiên cứu tư nhân hoặc bởi một cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học, công nghệ, sáng chế. Vì vậy, doanh nghiệp spin-off chỉ có thể hình thành, tồn tại và phát triển được khi các sản phẩm NC&TK có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Để các sản phẩm NC&TK có thể đi vào cuộc sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thì cần phải nâng cao năng lực tổ chức và quản lý hoạt động NC&TK của các tổ chức NC&TK theo hướng đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động đáp ứng mục tiêu của chính sách đổi mới. Hoạt động NC&TK được chia thành các giai đoạn: xác định nhiệm vụ KH&CN và tuyển chọn người thực hiện; đánh giá nghiệm thu kết quả; công bố và ứng dụng kết quả. Việc xác định nhiệm vụ NC&TK cho trúng với nhu cầu của đối tác xã hội góp phần đưa kết quả NC&TK được thực hiện tốt hơn, gần với nhu cầu thực tiễn. Có thể nói rằng việc ban hành các quy định pháp lý về việc xác định nhiệm vụ NC&TK đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc lựa chọn được các nhà khoa học đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Chính việc quy định đánh giá tuyển chọn này đã tập hợp được một lực lượng rất đông đội ngũ chuyên gia là các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp có trình độ và uy tín tham gia đánh giá xác định nhiệm vụ cũng như đánh giá để tuyển chọn tổ chức, cá nhân có đủ
năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Vì thế có rất nhiều nhiệm vụ đề xuất chưa thật sự cấp bách, hoặc tính khả thi chưa cao không đưa vào công bố tuyển chọn để thực hiện. Đây là một trong những biện pháp nhằm giảm đáng kể lượng đề tài nghiên cứu không gắn với nhu cầu sản xuất ở thời điểm xác định nhiệm vụ. Chính vì vậy, các nhiệm vụ NC&TK được lựa chọn đã gắn kết tốt hơn với sản xuất và đời sống, đưa ra được các sản phẩm cụ thể và dự kiến địa chỉ áp dụng. Một số sản phẩm đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác, qua các kỳ tuyển chọn, chất lượng các bản thuyết minh đề tài, dự án tham gia tuyển chọn đã làm tốt hơn rất nhiều so với trước đây, là một trong những điều kiện ban đầu có thể thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra. Đối với việc đánh giá kết quả NC&TK sau khi đã được nghiệm thu bao hàm nhiều hoạt động thực tiễn, nhằm nhìn nhận hiệu quả có thể mang lại các kết quả đó. Việc đánh giá nên chú trọng vào tính khả thi trong ứng dụng hơn là khía cạnh học thuật. Đánh giá tính khả thi ứng dụng bao gồm khả thi về mặt kinh tế - xã hội và khả thi về mặt tài chính. Vì vậy, đánh giá kết quả NC&TK sau nghiệm thu trước khi đưa vào ứng dụng cũng là cách thức để loại bỏ các kết quả nghiên cứu “rởm” nhưng vẫn được nghiệm thu. Để có thể công bố và ứng dụng kết quả NC&TK vào sản xuất và đời sống, cần phải có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý kết quả NC&TK và tác giả kết quả NC&TK trong việc đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng sau khi kết quả đó đã được nghiệm thu để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Trên thực tế, hầu hết các kết quả NC&TK sau khi được nghiệm thu thì vai trò của tác giả và cơ quan quản lý còn rất mờ nhạt trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và coi như là xong nhiệm vụ. Ngay trong hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý và chủ nghiệm đề tài, dự án đã không có những giao kết về việc có kế hoạch nào, biện pháp gì để đưa kết quả đó vào ứng dụng ngay sau khi kết quả được nghiệm thu. Chỉ một số ít những kết quả này được đưa vào ứng dụng ngay trong trường hợp có nhu cầu trước mắt, hoặc được thực hiện theo đơn đặt hàng từ phía người sử dụng. Mặt khác, về phía các quy định của pháp luật, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vai trò, trách nhiệm của những người thực hiện và cơ quan quản lý, mà mới chỉ dừng lại ở một quy định rất chung chung – có trách nhiệm – nên đối
tượng áp dụng không biết cách để thực hiện. Ngoài ra, có một số chính sách về phân chia lợi nhuận cho tác giả khi kết quả đó được ứng dụng, chính sách khen thưởng… nhưng trên thực tế đã không khuyến khích được, nên không mang lại hiệu quả cao.