Tăng cường sự gắn kết giữa tổ chức mẹ và doanh nghiệp spin-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 64 - 89)

2.2.1 .Quá trình hình thành

3.2. Các giải pháp đảm bảo thành lập doanh nghiệp spin-off nhằm thúc

3.2.3. Tăng cường sự gắn kết giữa tổ chức mẹ và doanh nghiệp spin-

spin-off trên cơ sở giải quyết thoả đáng quyền sở hữu trí tuệ và tài sản, cũng như cán bộ KH&CN

Mặc dù các doanh nghiệp KH&CN là các doanh nghiệp hoạt động độc lập về mặt pháp lý nhưng vì được thành lập từ một Viện nghiên cứu hoặc trường đại học (Viện mẹ) nên các doanh nghiệp vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ với Viện mẹ theo cả khía cạnh hành chính và các hoạt động nghiên cứu – kinh doanh. Nhìn chung, chia sẻ lợi ích từ các hợp đồng NC&TK giữa các doanh nghiệp và viện mẹ không thể hiện rõ ràng, phần đóng góp của doanh nghiệp đối với viện mẹ là không đáng kể. Vì vậy, việc xác định mối quan hệ về tài sản và lợi nhuận thu được từ hoạt động thương mại hoá công nghệ giữa doanh nghiệp KH&CN được hình thành từ viện là một nội dung quan trọng của chính sách chuyển đổi. Phải xác định rõ ràng giá trị tài sản của doanh nghiệp được tách ra từ viện, đặc biệt là xác định

giá trị của kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới dạng bí quyết công nghệ. Phải phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi giữa viện và doanh nghiệp trong quá trình chuyển giao tài sản để tránh gây mâu thuẫn.

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp KH&CN cũng đã xuất hiện mâu thuẫn về quyền lợi giữa viện mẹ và doanh nghiệp con, cụ thể là quyền sở hữu trí tuệ đối với bí quyết, công nghệ được tạo ra ở viện mẹ nhưng lại được thương mại hoá trên cơ sở tổ chức sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ đó ở doanh nghiệp con. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách quy định cụ thể về sự hỗ trợ của tổ chức mẹ cho doanh nghiệp cũng như xác định rõ ràng quyền sở hữu và phân chia lợi ích xuất phát từ những sản phẩm khoa học được tài trợ từ ngân sách nhà nước. Khuyến khích sự kết nối giữa khoa học công nghệ và nhà đầu tư;

Một vấn đề khác các viện mẹ đang gặp phải là nguy cơ mất dần năng lực nghiên cứu chính và đội ngũ nghiên cứu chủ chốt của viện sau khi doanh nghiệp KH&CN được hình thành và tách khỏi viện mẹ. Những nhà nghiên cứu khoa học này khó và nhiều khi không thể thay thế được. Vì vậy, Nhà nước cần có những quy định cụ thể khuyến khích các nhà khoa học này sẵn sàng chịu mạo hiểm như cho phép các nhà khoa học thực hiện chế độ kiêm nhiệm hoặc biệt phái trong thời gian 2-3 năm thành lập doanh nghiệp. Trong thời gian đó, mọi chế độ áp dụng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học không thay đổi. Trong trường hợp không thành công trong việc thành lập doanh nghiệp, học có thể quay về làm việc tại viện mẹ mà họ đã từng làm việc trước đây.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Bước vào hội nhập nền kinh tế thế giới, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như có được các cơ hội để phát triển kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, để có thể nhanh chóng bắt kịp các quốc gia đi trước, Việt Nam cần thiết phải thay đổi từ tư duy quản lý KH&CN cũ (nghĩa là nặng về nghiên cứu triển khai mà nhẹ về ứng dụng KH&CN vào sản xuất) sang cách tư duy và cách tiếp cận hệ thống đổi mới KH&CN quốc gia nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc gia thông qua việc tích hợp công nghệ để sử dụng có hiệu quả hơn tri thức và đổi mới nhanh hơn công nghệ để có thể cho ra thị trường những sản phẩm mới, được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy, cần triệt để xóa bỏ cơ chế bao cấp của nhà nước với doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh của sản phẩm trên cơ sở đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Do vậy, sự ra đời của loại hình doanh nghiệp KH&CN (spin- off) đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Doanh nghiệp spin-off là trung tâm của hoạt động đổi mới, là nơi liên kết hoạt động của tất cả các tổ chức KH&CN hiện có thuộc mọi thành phần kinh tế, các các trường đại học, các tổ chức thuộc xã hội và là nơi gắn kết trực tiếp giữa nghiên cứu với sản xuất, cho ra thị trường những sản phẩm mới, điều này có nghĩa doanh nghiệp KH&CN đã góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu loại hình doanh nghiệp này là rất cần thiết.

Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay, loại hình doanh nghiệp này xuất hiện còn chưa nhiều do những yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp này là chuyển giao công nghệ hay dịch vụ KH&CN còn các hoạt động như NC&TK, đổi mới công nghệ là rất ít. Yếu tố chủ quan đó là năng lực và sản phẩm NC&TK và tinh thần kinh thương

ở các viện NC&TK. Hầu hết các sản phẩm của chúng mới chỉ dừng lại ở các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu, rất ít sản phẩm được đưa vào ứng dụng. Mặt khác, kiến thức về kinh doanh của các nhà khoa học còn hạn chế. Các cán bộ khoa học thiếu tinh thần kinh thương, cộng thêm tâm lý ỷ lại, tư duy bao cấp nên nhiều nhà khoa học lẫn các tổ chức KH&CN còn rụt rè, ngại ngần khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp này. Yếu tố khách quan là môi trường hoạt động còn nhiều khiếm khuyết về mặt chính sách nên một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, các văn bản hiện hành đã điều chỉnh một số khía cạnh trong tổng thể các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này như chính sách phát triển khu CNC, công viên khoa học, vườn ươm doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ tài chính đối với hoạt động KH&CN nói chung và NC&TK nói riêng, chính sách phát triển các dịch vụ tư vấn chuyên môn. Các chính sách trên phần nào đã có ảnh hưởng nhất định đối với phát triển KT-XH nói chung, hoạt động KH&CN nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu một số cơ chế chính sách hỗ trợ như chính sách huy động vốn, chính sách tạo lập mạng lưới liên kết, thể hiện dưới chính sách phát triển mạng lưới và chùm chính sách khuyến khích những cá nhân có tinh thần kinh thương. Đối với vấn đề quyền tác giả của kết quả nghiên cứu, trong thực tế hiện nay đã không thực hiện như quy định của các văn bản pháp luật. Các doanh nghiệp KH&CN cũng như các tổ chức mẹ không thực thi những quy định. Ngoài ra, cần nghiên cứu sâu hơn về chính sách tín dụng, thuế đối với doanh nghiệp KH&CN được thực thi trong thực tế như thế nào để có biện pháp thực thi hiệu quả hơn là ban hành thêm các ưu đãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau.

Tóm lại, chúng ta không thể phủ nhận thực tế hoạt động đang diễn ra của các doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam là khá tốt và đang trong quá trình phát triển, tăng trưởng – xét dưới khía cạnh việc làm và đóng góp đối với kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong một môi trường hoạt động có nhiều khiếm khuyết về mặt chính sách nên một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, nhà nước

cần có các chính sách riêng biệt, cụ thể nhằm hỗ trợ cho quá trình thành lập và phát triển loại hình doanh nghiệp này.

Khuyến nghị

Từ một số kết luận trên, tác giả có đề xuất một số khuyến nghị sau:

Khuyến nghị 1 - Đối với các doanh nghiệp KH&CN hình thành từ các tổ chức mẹ (tổ chức nghiên cứu, trường đại học) thì nhà nước cần có chính sách quy định cụ thể về sự hỗ trợ của tổ chức mẹ cho doanh nghiệp cũng như xác định rõ ràng quyền sở hữu và phân chia lợi ích xuất phát từ những sản phẩm khoa học được tài trợ từ ngân sách nhà nước.

Khuyến nghị 2 - Nhà nước nên nghiên cứu về chính sách khuyến khích tinh thần kinh thương của các nhà khoa học, kỹ sư, nghiên cứu sinh, sinh viên để họ thành lập doanh nghiệp KH&CN, xây dựng và cung cấp các khoá đào tạo về thành lập doanh nghiệp KH&CN

Nhà nước cần có những qui định cụ thể khuyến khích các nhà khoa học này sẵn sàng chịu mạo hiểm như cho phép các nhà khoa học thực hiện chế độ kiêm nhiệm hoặc biệt phái trong thời gian 2-3 năm thành lập doanh nghiệp. Trong thời gian đó mọi chế độ áp dụng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học không thay đổi. Trong trường hợp không thành công trong việc thành lập doanh nghiệp, họ có thể quay về làm việc tại tổ chức NC&TK mà họ đã từng làm việc trước đây.

Đối với các nhà sáng lập ra các doanh nghiệp KH&CN, để có thể thành lập và duy trì doanh nghiệp KH&CN thành công, có tinh thần kinh thương và dám mạo hiểm trong hoạt động thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa đủ. Họ cần được cung cấp những kiến thức liên quan đến thương mại hóa và kinh thương công nghệ. Hiện nay ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực như Singapore đã hình thành những khoá đào tạo về kinh thương công nghệ được giảng dạy ngay từ những năm đầu ở trường đại học. Việt Nam cũng sớm hình thành những khoá học tương tự nhất là đối với các trường đại học kỹ thuật.

Khuyến nghị 3 - Ban hành những quy định về thành lập các khu công nghệ cao, công viên khoa học trong đó có các tổ chức vườn ươm công nghệ giúp cho các tổ chức, nhóm và cá nhân các nhà khoa học có tinh thần kinh thương thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc ban hành quy định và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghệ cao, công viên khoa học gần các trường đại học và viện nghiên cứu, để cá nhân, nhóm các nhà khoa học có tinh thần kinh thương hoặc viện nghiên cứu có thể đăng ký vào hoạt động trong khu công nghệ cao này. Khu công nghệ cao sẽ đóng vai trò như các lò ươm, lò ủ công nghệ để các doanh nghiệp KH&CN có được các điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở hạ tầng và mối quan hệ với các nhà khoa học, công nghệ cũng như các nhà doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần sớm có chiến lược và chính sách cụ thể về hình thành các khu công nghệ cao ở Việt Nam.

Khuyến nghị 4 – Ban hành khung các biện pháp chính sách khuyến khích các tổ chức NC&TK hình thành doanh nghiệp KH&CN

Nhà nước cần sớm đưa ra một khung các biện pháp chính sách khuyến khích các tổ chức NC&TK hình thành doanh nghiệp KH&CN như miễn hoặc ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp spin-off đang trong thời gian hình thành ở trong trung tâm/vườn ươm tạo (lò ấp), hướng dẫn định giá các bí quyết, giải pháp công nghệ và thương hiệu mà viện mẹ có thể đóng góp cho các doanh nghiệp KH&CN dưới dạng cổ phần. Việc sớm hình thành thị trường công nghệ sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ giữa tổ chức NC&TK mẹ với doanh nghiệp KH&CN.

Khuyến nghị 5 - Nhà nước nên hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp KH&CN thông qua các Quỹ đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ phát triển cho từng lĩnh vực nhất định, đặc biệt là thông qua các chương trình. Qua đó, các doanh nghiệp KH&CN có thể sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau cho hoạt động. Đặc biệt, là quỹ đầu tư mạo hiểm. Đối với quỹ đầu tư mạo hiểm, có thể phân chia trách nhiệm như sau: Viện NC&TK mẹ chủ yếu cung cấp các vốn mạo hiểm cho việc hình thành ban đầu doanh nghiệp KH&CN (hỗ trợ hoạt động liên quan đến đăng ký bảo hộ bản quyền).

Ngân hàng cung cấp vốn để các doanh nghiệp KH&CN tiếp tục mở rộng hoạt động của mình sau khi đã vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu.

Khuyến nghị 6 - Do những nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp KH&CN đó là tính phức tạp của công nghệ, tính vô hình của tài sản và tính không thể đoán trước của chu kỳ vốn cho nên các ngân hàng vẫn còn rụt rè khi cấp vốn vay cho các doanh nghiệp KH&CN. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thể để ngân hàng có thể cung cấp vốn cho doanh nghiệp KH&CN, đặc biệt ở giai đoạn mở rộng và các giai đoạn sau của vòng đời doanh nghiệp khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp gia tăng;

Khuyến nghị 7 - Nghiên cứu những quy định pháp lý bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp KH&CN bởi vì vốn mạo hiểm được xác định như hình thức đầu tư cổ phần rủi ro cao sẽ không thể tồn tại nếu không có các quy định pháp lý về bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp. Đối với các quy định về quyền tác giả kết quả nghiên cứu, nên quy định “mềm” cho các tổ chức mẹ và các doanh nghiệp KH&CN tự thoả thuận với nhau về quyền sở hữu và chia sẻ lợi ích. Bởi vì, các quy định “cứng” về quyền sở hữu đối với các kết quả nghiên cứu trong Nghị định 81/2002/NĐ-CP cũng như trong Nghị định 119/1999/NĐ-CP không có tính khả thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Tân Sinh và cộng sự: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp

(Đề tài cấp Bộ), 2005

2. Cao Minh Quang : Cơ hội và thách thức của ngành Dược phẩm Việt Nam khi tham gia WTO

3. Chính phủ nước CHXHCNVN: Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 09 năm 2005 Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

4. Chính phủ nước CHXHCNVN: Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ

5. Chính phủ nước CHXHCNVN: Nghị định số 35-HĐBT NGÀY 28-1- 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác quản lý KH&CN

6. Chính phủ nước CHXHCNVN: Quyết định 171/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ

7. Chính phủ nước CHXHCNVN: Quyết định 68/1998-TTg Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu

8. Chính phủ nước CHXHCNVN: Quyết định số 782/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24 tháng 10 năm 1996 về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ

9. Công văn số 1596/QLD-GT triển khai công tác quản lý nhà nước về giá thuốc năm 2007

10.Đặng Duy Thịnh và cộng sự: Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc thương mại hóa hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 2000

11.Đỗ Huy Định: APP - Đi lên từ KH&CN, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 8/2006.

12.Hoàng Văn Tuyên: Nghiên cứu các hình thức đầu tư tài chính cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Đề tài cấp cơ sở, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 2005

13.Hoàng Văn Tuyên: Chính sách đổi mới - một số vấn đề cơ bản. Tạp chí hoạt động khoa học, số 10, 2007

14.Hoàng Xuân Long: Vai trò của doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, Tạp chí hoạt động khoa học, số 06/2002

15.Hoàng Xuân Long: Vấn đề gắn kết nghiên cứu với sản xuất ở nước ta, Tạp chí hoạt động khoa học, số 08/2004

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 64 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)