Các vấn đề nảy sinh giữa tổ chức mẹ và doanh nghiệp spin-off

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 44 - 45)

2.2.1 .Quá trình hình thành

2.2.3. Các vấn đề nảy sinh giữa tổ chức mẹ và doanh nghiệp spin-off

spin-off trong ngành dược

Trong ngành dược, thời gian đầu các doanh nghiệp KH&CN vẫn phải dựa vào tổ chức mẹ về cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc ngay tại khuôn viên của tổ chức mẹ, tận dụng các trang thiết bị máy móc của tổ chức mẹ để tiến hành nghiên cứu). Ví dụ, đối với Công ty VABIOTECH, viện mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất của công ty: 70% tài sản của công ty được chuyển từ viện mẹ dưới dạng tài sản cố định và máy móc, trang thiết bị. Sau khi tách ra hoạt động độc lập, các thiết bị máy móc hoàn toàn thuộc về công ty sở hữu.

Đối với hoạt động NC&TK, có doanh nghiệp đã tự thành lập bộ phận NC&TK riêng và tự tiến hành nghiên cứu ngay ngay khi tách ra hoạt động độc lập như Công ty VABIOTECH. Sau khi tách ra hoạt động độc lập, công ty tự tiến hành nghiên cứu hoặc ký hợp đồng nghiên cứu với viện. Ví dụ, trường hợp của VABIOTECH. Viện được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ thực hiện hàng loạt các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về các loại văcxin mới từ khi NC&TK đến khi sản xuất thử nghiệm. Viện đã giao nhiệm vụ này cho các nhà nghiên cứu (là những người sáng lập ra công ty). Sau đó, các nhà khoa học này dựa trên các kết quả thử nghiệm thành công của dự án sản xuất thử nghiệm đã đề nghị thành lập công ty.

Hoặc có doanh nghiệp chưa có bộ phận NC&TK riêng, vẫn sử dụng các kết quả nghiên cứu từ viện mẹ rồi tiến hành triển khai trên thực tế theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hoặc các hợp đồng NC&TK của doanh

nghiệp chủ yếu vẫn do tổ chức mẹ đặt hàng, cấp kinh phí như Công ty Dược khoa thuộc trường Đại học Dược.

Về nguồn nhân lực, đối với Công ty Dược khoa, các cán bộ nghiên cứu đồng thời là giảng viên trường Đại học Dược làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, vừa tham gia kinh doanh, vừa tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Còn đối với Công ty VABIOTECH, các cán bộ nghiên cứu đồng thời là nhà doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu độc lập, không liên quan với viện mẹ, tự hạch toán và hưởng lương từ công ty.

Về vấn đề sở hữu trí tuệ: việc chia sẻ lợi ích từ các hợp đồng NC&TK giữa doanh nghiệp và viện mẹ chỉ trên cơ sở thoả thuận chứ chưa có qui định rõ ràng. Đối với Công ty VABIOTECH, quyền sở hữu trí tuệ thuộc về các nhóm nghiên cứu của Viện.

Về vấn đề tài chính, phân chia lợi nhuận đều dựa trên sự thoả thuận giữa viện mẹ và công ty. Trường hợp Công ty VABIOTECH, công ty đóng góp 30% lợi nhuận thu được sau thuế cho Viện, tuỳ theo tổng doanh thu hàng năm và đối với Công ty Dược khoa thuộc trường Đại học Dược, phân chia lợi nhuận dựa vào sự thoả thuận giữa trường và công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược) (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)